Lính Mỹ dùng thuốc hóa “siêu nhân” trong chiến tranh VN
Cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam cũng là lần đầu tiên những loại thuốc khiến binh lính Mỹ “ cảm giác như một siêu nhân bất khả chiến bại” được đưa vào sử dụng.
Mỹ đã nhận được bài học thích đáng trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Lukasz Kamienski, tác giả bài báo đáng chú ý trên tờ Atlantic cho biết chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kì lạ nhất giữa 2 bên không cân xứng về thực lực nhưng Việt Nam đã dạy cho Mỹ một bài học bằng việc khai thác yếu điểm của quân đội Mỹ. Những chiến lược, chiến thuật của tác chiến truyền thống mà quân đội Mỹ áp dụng đã không có hiệu quả ở Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam được nhiều sử gia gọi bằng tên “chiến tranh dược lý” vì rất nhiều chất kích thích và an thần được quân lính Mỹ sử dụng với khối lượng nhiều chưa từng có trong lịch sử. Triết gia người Anh Nick Land gọi chiến tranh Việt Nam là “điểm giao tranh bạo lực giữa dược lý và công nghệ”.
Thế chiến II đã chứng kiến amphetamine được sử dụng nhưng các công trình nghiên cứu về tác dụng của loại biệt dược này lên lính Mỹ chưa được làm rõ. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, amphetamine được cấp rất nhiều cho binh lính sử dụng. Trong các chiến dịch du kích hoặc hoạt động dài ngày, lính Mỹ sẽ được cấp phát thuốc bên cạnh nhu yếu phẩm. Lính Mỹ cũng không quan tâm liều lượng mà chỉ uống nó “như ăn kẹo”. Năm 1971, báo cáo của Ủy ban Thượng viện cho thấy từ năm 1966 đến 1969, quân đội Mỹ tiêu thụ hơn 225 triệu viên thuốc kích thích, chủ yếu là Dexedrine, một biến thể của amphetamine độc lực mạnh gấp 2 lần benzedrine trong Thế chiến II. Hải quân Mỹ sử dụng nhiều nhất loại thuốc này.
Trên mũ người lính này ghi dòng chữ “Chiến tranh là địa ngục”.
“Chúng tôi có sẵn amphetamine và được chính phủ Mỹ cung cấp”, Elton Manzione, thành viên trung đội tình báo chia sẻ. Elton được một người lính hải quân cho biết dùng amphetamine sẽ giúp “can đảm và tỉnh như sáo. Mọi giác quan được đẩy lên cực độ. Cảm giác như một siêu nhân bất khả chiến bại”. Những binh lính từng tham chiến ở Lào trong 4 ngày được cấp một túi thuốc trong đó có 12 viên thuốc giảm đau Darvon, 24 viên giảm đau codeine và 6 viên “thuốc siêu nhân” Dexedrine. Nhiều người khẳng định trước mỗi chiến dịch quan trọng, họ được tiêm steroid trực tiếp vào người.
Video đang HOT
Các nghiên cứu sau này cho thấy 3,2% lính Mỹ nghiện nặng amphetamine và chỉ sau 1 năm triển khai quân tới chiến trường Việt Nam, con số này tăng lên 5,2%. Nhiều cựu binh khẳng định amphetamine khiến họ tỉnh táo nhưng đồng thời mức độ quá khích cũng tăng lên. Họ nói rằng cảm giác về tốc độ không còn và việc bắn giết trẻ em ngoài đường phố là điều bình thường.
Thuốc an thần không chỉ thúc đẩy ý chí chiến đấu mà còn giảm đau đớn. Nhằm giúp binh sĩ không suy sụp tinh thần khi tham chiến, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định sử dụng thuốc an thần và cấp liên tục cho binh lính. Tác giả David Gross man trong cuốn sách “On Killing, Vietnam” (tạm dịch: Tàn sát, Việt Nam) viết “đây là cuộc chiến đầu tiên thuốc an thần được sử dụng để thúc đẩy tinh thần binh lính”. Những loại thuốc đáng lý để điều trị bệnh trầm cảm, lo âu lần đầu tiên được kê đơn ở chiến tranh Việt Nam. Chính điều này khiến tỉ lệ binh sĩ chán nản là rất thấp: Trong thế chiến II tỉ lệ là 10%, chiến tranh Triều Tiên là 4% và ở Việt Nam chỉ là 1%.
Chỉ 1% binh lính Mỹ bị trầm cảm do sử dụng amphetamine thường xuyên.
Tuy nhiên, hậu quả đánh đổi là không nhỏ vì tác dụng an thần chỉ là tạm thời. Sau một thời gian dài tích tụ, nếu “quả bom nổ chậm” này phát nổ thì tác động về mặt tâm lý còn khủng khiếp hơn rất nhiều lần. Gross ví thuốc an thần như insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường: chỉ giải quyết được triệu chứng chứ không dứt điểm căn nguyên bệnh. Số liệu thống kê ước tính có khoảng 400.000 đến 1,5 triệu lính Mỹ mắc hội chứng Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) sau khi về nước.
Theo_Dân việt
Góc ảnh hiếm về chiến tranh VN của Charlie Haughey (2)
Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughey đã giúp thế giới hiểu rõ hơn về tình hình chiến sự khốc liệt tại Việt Nam.
Tác giả gần 2.000 bức ảnh hiếm về Chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughey đã được chụp từ tháng 3/1968 - 5/1969. Thông qua hàng ngàn bức ảnh này, thế giới thấy được phần nào cuộc chiến tranh cam go, ác liệt mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam gây ra hậu quả khủng khiếp. Trong ảnh là một nhóm lính Mỹ đi tuần với sự hỗ trợ của máy bay tại chiến trường Việt Nam.
Những hố bom B-52 nhìn từ trên không. Đây là hậu quả của những cuộc không kích của Quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Bên trái ảnh là chân dung một lính Mỹ làm nhiệm vụ khi tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Bên phải ảnh là trực thăng Chinook tiếp tế nước uống cho binh sĩ Mỹ.
Lính quân y Mỹ băng bó vết thương cho một binh sĩ.
Chân dung lính Mỹ trầm tư khi tác chiến tại Việt Nam cũng thường xuyên xuất hiện trong các bức ảnh của Charlie Haughey.
Một con khỉ bị xích cùng đi "chinh chiến" với lính Mỹ.
Nhiếp ảnh gia Charlie Haughey tự chụp ảnh cho mình.
Một buổi đi tuần tra của lính Mỹ.
Một lính Mỹ ngồi bệt xuống đất đọc thư gửi từ quê nhà.
Charlie Haughey (bên trái ảnh) đã công bố loạt ảnh gần 2.000 bức chụp tại chiến trường Việt Nam giai đoạn máu lửa 1968 - 1969 sau hơn 40 năm cất giữ, không công bố. Triển lãm ảnh về chiến sự tại Việt Nam của ông đã được tổ chức tại ADX, thành phố Porland, bang Oregon, Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Mỹ tính thay thế lính gìn giữ hòa bình tại Sinai bằng UAV hiện đại Quan ngai trươc nhưng môi đe doa do lưc lương khung bô IS ơ Trung Đông gây nên, quân đôi My đang cân nhăc kha năng thay thê môt phân binh linh cua minh trên ban đao Sinai cua Ai Câp băng cac may bay không ngươi lai (UAV) công nghê cao. Theo tiêt lô hôm 12-4 cua môt quan chưc Lâu Năm...