Lính Mỹ chỉ điểm cho phiến quân tấn công đơn vị
Một lính Mỹ tiết lộ thông tin về đơn vị để nhóm Hồi giáo cực đoan lên kế hoạch tấn công tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm châm ngòi chiến tranh.
Ethan Phelan Melzer, 22 tuổi, binh sĩ lục quân Mỹ đang đồn trú tại Vincenza, Italy, tham gia phòng chat trực tuyến của nhóm tân phát xít Hội 9 Thiên thần (O9A) trước khi được triển khai tới Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trong cáo trạng công bố ngày 22/6.
Trong phòng chat này, Melzer liên lạc với một “người trung gian” mà anh ta cho là có quan hệ với các nhóm Hồi giáo cực đoan để cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị. Melzer hy vọng phiến quân Hồi giáo cực đoan sẽ tấn công đơn vị của mình khi tới Thổ Nhĩ Kỳ, với mục đích châm ngòi cho một cuộc chiến mới ở Trung Đông.
Melzer đã cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động của đơn vị trong tháng 5, thông tin vị trí và vũ khí tại Thổ Nhĩ Kỳ để những kẻ tấn công có thể dễ dàng áp đảo lực lượng Mỹ.
Lính dù lục quân Mỹ tập tác chiến đô thị tại thao trường Caserma Ederle, Vicenza, Italy, ngày 16/6. Ảnh: US Army.
Lính Mỹ này khẳng định sẵn sàng hỗ trợ một cuộc tấn công liều chết nhằm vào đơn vị và thừa nhận bản thân có thể mất mạng. “Tôi sẽ chết một cách thành công. Một cuộc chiến 10 năm khác ở Trung Đông chắc chắn sẽ để lại dấu ấn cho tôi”, Melzer tuyên bố. Anh ta không biết được rằng “người trung gian” mà anh ta liên hệ lại là một chỉ điểm viên của FBI.
Các điều tra viên cho biết Melzer dùng ứng dụng mã hóa để gửi thông tin cho thành viên và cộng sự của O9A, cùng một nhóm liên quan có tên “Sư đoàn RapeWaffen”
Sau khi bị bắt, Melzer bị truy tố 6 tội danh, trong đó có âm mưu giết hại đồng đội và hỗ trợ vật chất cho các nhóm khủng bố. Anh ta cũng thừa nhận mình là “kẻ phản bội nước Mỹ” và “mô tả hành vi của mình tương đương tội phản quốc”. Theo luật Mỹ, người bị kết tội phản quốc có thể bị tử hình hoặc bị giam ít nhất 5 năm, đồng thời không được phép làm việc trong chính quyền sau khi hết hạn tù.
Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Melzer, sống tại Louisville, Kentucky, gia nhập lục quân Mỹ năm 2018 và tham gia nhóm O9A ít nhất từ đầu năm 2019.
Trực thăng Mỹ dọa người biểu tình do 'nhầm lẫn'
Vệ binh Quốc gia Mỹ nói những mệnh lệnh thiếu rõ ràng đã khiến trực thăng UH-72 Lakota treo trên đầu người biểu tình ở thủ đô Washington đêm 1/6.
Vệ binh Quốc gia Mỹ vừa hoàn tất cuộc điều tra về vụ trực thăng quân sự Urocopter UH-72 Lakota bay tầm thấp đe dọa người biểu tình hồi đầu tháng. Báo cáo sơ bộ của cuộc điều tra đã được gửi tới thiếu tướng William J. Walker, tư lệnh Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington, hai quan chức quốc phòng cho biết hôm 17/6.
Báo cáo điều tra cho thấy đã có sự nhầm lẫn và thiếu rõ ràng trong cách truyền đạt mệnh lệnh từ các chỉ huy vệ binh đến phi công trực thăng dẫn đến sự cố đêm 1/6, các quan chức cho biết.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới nhầm lẫn là quyết định để cả Vệ binh Quốc gia và lực lượng hành pháp dân sự, trong đó có các sĩ quan từ nhiều cơ quan an ninh khác nhau và cảnh sát thủ đô Washington, đều sẽ tham gia nỗ lực kiểm soát các cuộc biểu tình.
Trực thăng quân sự Mỹ lơ lửng trên đám đông biểu tình ở thủ đô Washington, hôm 1/6. Video: Twitter/NYTimes.
Vấn đề chủ chốt được đề cập trong báo cáo điều tra là ai đã phê chuẩn việc sử dụng trực thăng và liệu người đó có biết rằng phải cần một số thủ tục đặc biệt để có thể dùng trực thăng quân sự trấn áp vụ hỗn loạn dân sự theo cách đó hay không.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy là người đã cho phép sử dụng "các khí tài trên không" để cung cấp cái nhìn toàn cảnh về các cuộc biểu tình. Một quan chức quốc phòng cho biết vào đêm 1/6, trực thăng UH-72 Lakota này được giao "nhiệm vụ rõ ràng", trong đó có việc tham gia "răn đe" hoạt động tội phạm như nổi loạn, cướp phá bằng cách duy trì sự hiện diện trên đầu người biểu tình.
Tướng Walker có thể chấp nhận hoặc từ chối bất cứ khuyến nghị nào trong báo cáo điều tra, hoặc có thêm hành động như ra quyết định kỷ luật người vi phạm.
Kết quả cuộc điều tra có thể được công bố vào cuối tuần này. Tuy nhiên, nếu tướng Walker quyết định xử lý kỷ luật, những người liên quan sẽ có 10 ngày để phản hồi và điều này sẽ khiến kết quả cuộc điều tra bị lùi thời gian công bố sang tuần tới.
Chiếc trực thăng xuất hiện trong biểu tình là Urocopter UH-72 Lakota, phiên bản quân sự hóa của mẫu Eurocopter EC145, chuyên dùng trong công tác đảm bảo an ninh nội địa, ứng phó thảm họa và cứu hộ cứu nạn.
Trực thăng xuất hiện vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ triển khai quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ. Lực lượng an ninh Mỹ trước đó phải dùng đạn hơi cay để giải tán đám đông đụng độ với cảnh sát gần Nhà Trắng trong lúc Trump họp báo.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd đã lan ra khắp 50 bang của Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Hàng chục nghìn vệ binh quốc gia đã được triển khai để hỗ trợ đảm bảo an ninh ở thủ đô Washington và các bang khác.
Tấn công đẫm máu ở bang Borno (Nigeria), ít nhất 60 người chết Các vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau vụ đột kích nhằm vào một ngôi làng ở Gubio, cũng thuộc bang Borno làm ít nhất 69 người thiệt mạng. Các tay súng Hồi giáo cực đoan hôm qua đã tấn công nhằm vào 2 khu vực ở bang Borno, Đông Bắc Nigeria, trong đó có thủ phủ Monguno làm ít nhất...