Linh kiện Nhật hiện diện trong tên lửa Trung Quốc
Hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 mà Trung Quốc vừa bán cho Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng bộ ngắt mạch AZ8112 do Nhật Bản chế tạo, theo Hoàn Cầu thời báo ngày 29.9.
Bộ ngắt mạch AZ8112 – Ảnh: Want China Times
FD-2000 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa đất đối không tầm trung HQ-9 của Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC). Mỹ đã nhanh chóng bày tỏ quan ngại với quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, CPMIEC đang nằm trong danh sách trừng phạt của Washington vì Mỹ cáo buộc tập đoàn này vi phạm Thỏa thuận về không phổ biến vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông,Hoàn Cầu thời báo nói rằng việc sử dụng bộ ngắt mạch AZ8112 là mối đe dọa tiềm tàng, và rằng linh kiện điện tử Nhật có thể không còn được sử dụng trên các hệ thống vũ khí Trung Quốc.
Bên cạnh tên lửa HQ-9, hệ thống radar tàu ngầm của lực lượng Hải quân Trung Quốc cũng do Nhật sản xuất.
Do thiếu kinh nghiệm để tự mình sản xuất một số thiết bị điện tử, Trung Quốc đã phải nhập khẩu một số linh kiện điện từ Nhật và Hàn Quốc.
Trùng Quang
Theo TNO
Tên lửa Trung Quốc "luồn sâu" vào NATO
NATO vừa bị "dội một gáo nước lạnh" khi thành viên Thổ Nhĩ Kỳ quyết định ký hợp đồng trang bị tên lửa trị giá 4 tỉ USD với một công ty Trung Quốc.
Ngày 27/9, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO đã loại bỏ các đối tác đến từ Nga, Mỹ và châu Âu để ký thỏa thuận hợp tác sản xuất tên lửa tầm xa và hệ thống phòng không trị giá 4 tỉ USD với một công ty Trung Quốc.
Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn hệ thống tên lửa FD-2000 của công ty Xuất nhập khẩu Cơ khí chính xác Trung Quốc đã khiến các đồng minh phương Tây rất bất ngờ. Trước đây các chuyên gia quân sự luôn dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lựa chọn tên lửa Patriot của công ty sản xuất vũ khí Raytheon Mỹ hoặc tên lửa Eurosam SAMP/T của Pháp và Ý.
Tên lửa FD-2000 của Trung Quốc sẽ được trang bị cho Thổ Nhĩ Kỳ
Hồi đầu năm, Mỹ, Đức và Hà Lan đều đã đưa các khẩu đội tên lửa Patriot và khoảng 400 lính tới miền nam Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này đề nghị NATO giúp đỡ xây dựng hệ thống phòng không chống lại nguy cơ bị tấn công tên lửa từ phía Syria.
Một nhà ngoại giao NATO ở Brusels nói: "Việc trang bị các hệ thống phòng không này đòi hỏi bạn phải kết nối những tên lửa đó với hệ thống chỉ huy và kiểm soát C2 của NATO. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn nhất định."
Bà Christina Lin, một chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Cấp cao Quốc tế tại Washington D.C. cho rằng quyết định mới công bố này của Thổ Nhĩ Kỳ là một "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với các đồng minh phương Tây.
Bà này cho biết: "Trung Quốc đang tìm cách can dự sâu hơn vào Trung Đông và họ đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng thất vọng với EU và thể hiện rõ ràng rằng họ đang nghiêng dần về phía đông."
Về phần mình, các chuyên gia quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Ankara lựa chọn tên lửa của Trung Quốc vì lý do công nghệ cộng với giá thành thấp.
Ông Atilla Sandikli, một cựu sĩ quan cấp cao trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiêm chủ tịch tổ chức tư vấn Bilgesam chho biết: "Các đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ quá xa vời với ý tưởng cùng hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ. Trong khi công ty Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại. Tôi cho rằng sự lựa chọn của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát đi một thông điệp cho các đồng minh NATO này."
Theo Sina
Sợ bị dội tên lửa, Israel triển khai hệ thống Vòm sắt gần Jerusalem Ngày 8-9, Bộ Quốc phòng Israel đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt gần Jerusalem, giữa lúc Mỹ đang chuẩn bị phát động cuộc tấn công quân sự vào Syria. Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt tại thành phố Haifa, Israel Đây là lần đầu tiên hệ thống, từng đánh chặn hàng nghìn quả rocket tại khu...