Linh kiện ngoại có thể trở thành tử huyệt của Trung Quốc
Việc tên lửa Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc sử dụng bộ chuyển mạch do Nhật Bản sản xuất, tàu ngầm Trung Quốc cũng sử dụng một loại radar dẫn đường khác của Nhật Bản đã làm dấy lên lo ngại những thiết bị này sẽ trở thành tử huyệt của Trung Quốc khi nước này và Nhật Bản nổ ra chiến tranh.
Bộ chuyển mạch AZ8112 của Nhật Bản được sử dụng cho tên lửa Trung Quốc. Ảnh: Internet
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua tên lửa phòng không Hồng Kỳ-9 của Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh cho thấy Hồng Kỳ-9 sử dụng bộ chuyển mạch AZ8112 do hãng Panasonic của Nhật Bản sản xuất. Hình ảnh khác hiểu thị một chiếc tàu ngầm của Trung Quốc đã sử dụng radar dẫn đường của hãng Furuno, Nhật Bản.
Bình luận viên khách mời đặc biệt Lôi Trạch của trang tin Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho biết các linh kiện điện tử mà Trung Quốc nhập khẩu hiện nay lớn nhất là từ Nhật Bản. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản phẩm điện dung (capacitance), điện trở (resistance) và điện cảm (inductance), tỉ trọng hàng Nhật rất cao, năm 2010 lần lượt chiếm 35%, 28,1% và 18,6% thị phần nhập khẩu liên quan của Trung Quốc.
Một khi bị cấm vận, thị trường sản phẩm điện dung và điện trở của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tương đối lớn. Hơn nữa, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao, cho nên, hàng nội của Trung Quốc hiện nay khó có thể thay thế được.
Do vậy, theo Lôi Trạch, vấn đề này không những cần phải được nhìn nhận ở góc độ ngành nghề và phát triển kinh tế, mà trên hết phải giải quyết từ khía cạnh an ninh quốc phòng và chiến lược quốc gia. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào sản phẩm của Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành chuyện cấp bách Trung Quốc cần giải quyết.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu với tờ “Minh báo” của Hong Kong, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế Macao Antony Wong Dong cho rằng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, việc nội địa hóa vũ khí hoàn toàn dường như là điều không thể, tên lửa Patriot của Mỹ cũng phải sử dụng linh kiện của Nhật Bản.
Theo ông Antony Wong Dong, mới đây, quân đội Mỹ cũng phát hiện một vụ mua sắm không đúng quy định khiến hàng loạt vũ khí Mỹ phải sử dụng máy tính do Trung Quốc sản xuất. Sự kiện này đã gây ra sóng gió lớn ở Mỹ, so với việc vũ khí Trung Quốc sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản, vấn đề của quân đội Mỹ lớn hơn nhiều.
Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, (việc sử dụng) linh kiện điện tử (của Nhật Bản) kỳ thực sẽ trở thành vấn đề, nhưng phía Trung Quốc cũng có thể bắt đầu tiến hành cấm vận đất hiếm sử dụng sản xuất linh kiện điện tử đối với Nhật Bản.
Video đang HOT
Đồng thời, dù nằm lòng tác dụng của linh kiện điện tử do mình sản xuất, nhưng Nhật Bản không thể biết được tính năng của loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất, sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản, cho nên, không tồn tại rủi ro lộ mật từ việc sử dụng linh kiện điện tử của Nhật Bản.
Theo Thành Nam
Trung Quốc nghĩ gì về tiềm lực quân sự Nhật Bản?
Lo ngại sức mạnh quân sự của Nhật Bản, Trung Quốc đã nhanh chóng đưa vào hoạt động lực lượng tuần duyên mới hùng hậu gồm 11 đội tàu và trên 1.600 quân. Vậy Tokyo mạnh đến cỡ nào trong con mắt của Bắc Kinh?
Đẩy mạnh xây dựng các hạm đội hải quân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản hiện nay.
Tờ Đại công báo của Hồng Kông cho biết mới đây một cơ quan nghiên cứu Trung Quốc đã công bố "Báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự năm 2012 của Mỹ, Nhật Bản".
Theo đó, báo cáo nhận định mục đích chủ yếu của Nhật Bản khi đẩy mạnh xây dựng Lực lượng Phòng vệ mới là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên đảo Tây Nam (Ryukyu Arc) vốn còn tương đối mỏng, yếu và ở xa lãnh thổ; chuẩn bị sẵn sàng cho "ba nước cờ" chiếm đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) và đảm bảo quân đội Mỹ có thể cấp tốc tham gia và chi viện trong trường hợp xảy ra xung đột.
Xây dựng hải quân và không quân mạnh
Báo cáo cho rằng từ nay tới trước năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ có những điều chỉnh căn bản như: tăng số đội tàu ngầm từ 4 lên thành 6 đội, tăng số lượng tàu ngầm từ 6 lên 22 chiếc, phát triển các thế hệ tàu khu trục và tàu ngầm nhằm tăng cường khả năng phát hiện xung đột, cũng như tác chiến khi xảy ra xung đột.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản sẽ được điều chỉnh theo hướng hình thành 4 hạm đội và 24 đội phòng vệ; lập 2 đội bay, xây dựng 1 hệ thống chống tên lửa đạn đạo Patriot-3 và bố trí 6 hệ thống chống tên lửa đạn đạo trên khắp cả nước.
Trước đó, trong năm 2012, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã mua 1 hệ thống tên lửa dẫn đường tầm ngắn, 2 hệ thống tên lửa đạn đạo mặt đất và trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung cho một trung đội.
"Những động thái trên chủ ý nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng bố trí phòng ngự ở phía Tây Nam nước này", báo cáo của Trung Quốc đánh giá.
Mạng People.com cũng cho rằng động thái tăng sắm binh bị và tái bố trí quân sự của Nhật Bản nhằm 3 mục đích: thứ nhất là tăng cường thu thập tin tức tình báo và khả năng tuần tra, giám sát; thứ hai là tăng cường khả năng tác chiến; và thứ ba là tăng cường khả năng cơ động, linh hoạt.
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách quốc phòng tổng thể và củng cố thực lực quân sự, báo cáo của Trung Quốc cũng cho biết Nhật Bản đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Ngân sách xây dựng đội tàu tăng 130%
Theo báo cáo của Trung Quốc - có dẫn nguồn đăng trên Thời báo Hoàn cầu, ngân sách mua sắm trang thiết bị vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong năm 2012 là 756,5 tỷ yên, chiếm 16% ngân sách quốc phòng. Trong đó ngân sách xây dựng đội tàu là 172,8 tỷ yên, tăng 130% so với năm trước.
Sở dĩ có việc tăng mạnh ngân sách cho hoạt động xây dựng các đội tàu là vì Nhật Bản vừa muốn nâng cao năng lực phòng ngự và phản ứng nhanh ở phía Tây Nam, vừa muốn đẩy mạnh thực hiện "chiến lược 3 giai đoạn trên đảo Điếu Ngư'.
Theo đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư/ Senkaku được phân thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sử dụng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đánh trận mở màn và chiếm giữ thế trận;
- Giai đoạn 2: Điều động Lực lượng Phòng vệ ứng phó với các xung đột vũ trang cường độ thấp và vừa;
- Giai đoạn 3: Đảm bảo quân đội Mỹ có thể tham gia và chi viện trong trường hợp xung đột gia tăng.
Để thực hiện giai đoạn 3, Nhật Bản sẽ lấy liên minh quân sự Nhật - Mỹ làm cơ sở và coi đây là "hắc tinh" để răn đe, uy hiếp Trung Quốc.
Về vấn đề này, mạng People.com cho rằng các động thái quân sự của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư nếu xét theo chiều dọc là kết quả của chính sách "phòng vệ Tây Nam", còn xét theo chiều ngang thì có liên quan đến "hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ", đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang xuay trục trở lại châu Á-Thái Bình Dương.
Cũng theo mạng People.com và báo cáo của Trung Quốc, những động thái quân sự mới của Nhật Bản rõ ràng xuất phát từ việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là đối thủ quân sự.
Đối thủ quân sự của Mỹ-Nhật Bản
Báo cáo đề cập việc Mỹ và Nhật Bản coi Trung Quốc là mối "uy hiếp" chủ yếu.
Trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu, ông La Viện - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - cho rằng báo cáo đã chỉ rõ xu hướng tăng số lần diễn tập quân sự, danh sách các nước tham gia, loại vũ khí được sử dụng cũng như mức độ tham gia của phía Mỹ.
Theo ông La Viện, việc tăng tần suất, quy mô và cường độ của các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Nhật trong bối cảnh cục diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện rất căng thẳng chỉ càng làm tình hình khu vực thêm sôi sục và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
"Mỹ và Nhật Bản cần duy trì vị trí lãnh đạo thế giới. Việc lo ngại Trung Quốc sẽ chỉ thách thức vị trí này của Mỹ và Nhật Bản", Tướng La Viện nói thêm.
Từ góc độ muốn làm giảm vai trò và sức mạnh của Nhật Bản, ông La Viện cho rằng Mỹ nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, thay vì tìm cách củng cố liên minh quân sự với Nhật Bản và các đồng minh khác trong khu vực để đối phó với việc Trung Quôc tăng cường sức mạnh quân sự.
Ngược lại, Trung Quốc cũng cầu bày tỏ tin tưởng Mỹ trên nhiều phương diện và cùng nhau tìm kiếm lợi ích chung trong hợp tác để tìm được "ước số chung lớn nhất".
Theo Dantri
Tình hình Biển Đông: Uốn lưỡi bò trên đất Mỹ Khi Mỹ và Nhật Bản đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với ASEAN thì Trung Quốc cũng có chuyến thăm tới Mỹ với nhiều mục đích. Ngoại trưởng Trung Quốc quảng cáo đường lưỡi bò Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa có chuyến công du 2 ngày tới Mỹ nhân chuyến đi dự phiên họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc....