Lính IS mắc bệnh lạ “ăn thịt người” không kiểm soát
Hệ thống Y tế ở Syria đã bị IS phá hủy từng ghi nhận 2.500 ca mắc bệnh viêm da ăn thịt người này ở Đông Bắc Raqqa.
Trang nhật báo Express của Anh đưa tin, một số binh lính của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã dính vào căn bệnh viêm da do virus Leishmania gây nên, làm lở loét rỉ máu khắp người, sốt cao, giảm đột ngột lượng hồng cầu và nội tạng bị trương phình.
Virus này được truyền sang người bệnh qua muỗi cát. Sau khi bị loài muỗi này đốt, các vết cắn sẽ nhanh chóng lan thành những vết lở loét lớn, rỉ mủ và máu, sau đó sẽ ăn vào thịt, xương gây hoại tử.
Với tình trạng sơ sài của các trung tâm y tế nơi phiến quân này đóng quân, bệnh dịch được dự đoán sẽ còn bùng phát một cách khủng khiếp. Hơn nữa, các chiến binh cực đoan này còn một mực từ chối dùng thuốc điều trị do lần đầu mắc căn bệnh hiếm này.
Người dân Syria và lính IS đang hứng chịu căn bệnh chết người từ virus Leishmania. Ảnh: Mirror.
Trong khi các trung tâm y tế khác từ trung tâm Medecins Sans Frontieres đã đóng cửa sau khi nhân viên hỗ trợ y tế bỏ trốn khỏi nơi có diễn biến bạo lực với lực lượng IS ở Syria, Mirror cho biết.
Tiến sĩ Peter Hotez, một chuyên gia y tế hàng đầu thế giới cho hay về khả năng một đợt bùng phát leishmaniasis trong một khu vực mà nhiều bệnh viện đã đóng cửa và biện pháp kiểm soát giám sát dịch bệnh đang bị cản trở bởi cuộc chiến chống lực lượng Hồi giáo IS.
Ruồi cát là tác nhân truyền bệnh và vết thương nó mang lại.
Video đang HOT
Hiện, tổ chức y tế thế giới đang rất lo ngại về việc những dân thường sống xung quanh các căn cứ của IS cũng có nguy cơ rất cao mắc virus Leishmania, thêm đó, các bác sỹ địa phương hầu như không có kinh nghiệm để đối phó với loại virus này khiến Leishmania có khả năng trở thành đại dịch.
Trường hợp đầu tiên của căn bệnh “ăn thịt người” được phát hiện do ký sinh trùng đơn bào gây ra, vào tháng 9 năm 2013. Đến năm 2014, đã có 500 người bị ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Một bác sỹ cho tờ Express biết, đã có hơn 2.500 trường hợp đã được ghi nhận trong vùng đông bắc của Raqqa. Trong khi con số này được Mirro dẫn lời Tiến sỹ Peter Hotez, Chủ tịch của Viện Vaccine Sabine của Mỹ ở Syria đưa ra là 100.000 người đã mắc phải.
Mô hình gây căn bệnh hoại tử da người từ ruồi cát sang người.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đang nhìn thấy hơn 100.000 trường hợp của mẫu da của leishmaniasis, được biết tại địa phương như Aleppo Evil. Điều đó đang xảy ra bởi vì ruồi cát rất phổ biến. Đất nước này đã luôn luôn phải vật lộn với căn bệnh này, và bây giờ nó ra khỏi tầm kiểm soát.
Chúng tôi thậm chí không biết mức độ chính xác trong khu vực vì các Tổ chức Y tế Thế giới không thể có được vào khu vực đó một cách an toàn”.
Theo Kim Chi(Theo Mirror, Express.co.uk)
Mắc bệnh bại liệt, bé trai 4 tuổi tử vong tại Lào
Cục Y tế Dự phòng cho biết, trong khoảng đầu tháng 11, tại Lào đã phát hiện hai trường hợp mắc bệnh bại liệt, trong đó có 1 trường hợp 4 tuổi đã tử vong.
Mắc bệnh và tử vong nhanh chóng
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mới đây tại Lào lại xuất hiện thêm 2 trường hợp nhiễm virus bại liệt 1 do vắc xin (bại liệt). Theo đó, Trường hợp thứ nhất là một trẻ trai 15 tuổi, sinh sống tại làng Phameung, quận Bolikhan, tỉnh Bolikhamxay. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt và liệt vào ngày 7/10/2015, nhập viện ngày 9/10 2015.
Ngay sau đó bệnh nhân được lấy mẫu và gửi sang Nhật Bản để xét nghiệm, đến ngày 26/10/2015, kết quả cho thấy các mẫu phân của các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân này cũng đã được thu thập và xét nghiệm, kết quả đã phân lập được vi rút bại liệt từ mẫu phân của 3 người nhà tiếp xúc với bệnh nhân.
Trường hợp thứ hai là bé trai 4 tuổi, khởi phát bệnh với triệu chứng sốt ngày 28/9/2015, liệt chi dưới ngày 29/9/ 2015. Ngày 30/9/2015, bệnh nhân được đưa tới khám tại Trạm Y tế xã, sau đó ngày 1/10/2015, được chuyển Khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bolikhamxay và tử vong một ngày sau đó.
Được biết, huyện Bolikhan (địa phương phát hiện ra bệnh nhân mắc bại liệt) thường xuyên có tỷ lệ tiêm chủng thấp, theo đó tỷ lệ bao phủ trẻ được uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt là 40% năm 2009 và 66% vào năm 2014.
Ngay khi phát hiện ca bệnh bại liệt đầu tiên, Bộ Y tế Lào đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động ứng phó dịch bệnh. Theo đó, Bộ Y tế Lào đã lập kế hoạch tổ chức 06 đợt uống vắc xin OPV từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 (4 đợt cấp tỉnh và 02 đợt cấp quốc gia) cho trẻ em dưới 15 tuổi với khoảng 8.6 triệu liều vắc xin.
Các hoạt động truyền thông nguy cơ và huy động xã hội cũng được thực hiện, trong đó tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các nhà vận động xã hội, tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi thông tin nhằm tạo dựng niềm tin của người dân đối với lợi ích của tiêm chủng; xây dựng các thông điệp truyền thông phát trên đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
Để phòng bệnh bại liệt hãy cho trẻ đi uống vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm do vi rút bại liệt (Polio) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa do nhiễm vi rút bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang vi rút bại liệt.
Bệnh thường được phát hiện qua hội chứng liệt mềm cấp; bệnh có thể tiến triển nặng xuất hiện đau cơ dữ dội, cổ cứng, cứng lưng, liệt mềm có thể xảy ra và có thể dẫn tới tử vong; di chứng liệt thường không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên có người đi du lịch tới các khu vực có dịch và bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần tăng cường giám sát đối với các ca liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các chủng vi rút mới xâm nhập.
Tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần được tiêm chủng đầy đủ, cụ thể khách du lịch đến từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên uống một liều bổ sung OPV hoặc vắc xin bại liệt tiêm (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng trước khi đi du lịch.
Được biết, bệnh bại liệt là bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và Việt Nam đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay không phát hiện trường hợp bại liệt hoang dại nào; đây là thành tựu rất lớn của cả nước cũng như của ngành y tế dự phòng Việt Nam.
Trước tình hình nhiều nước khác vẫn còn vi rút bại liệt hoang dại lưu hành, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực triển khai việc uống vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi; từ năm 2014 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các tỉnh có nguy cơ cao để đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin bại liệt trên 95%.
Trước tình hình bệnh bại liệt diễn biến phức tạp tại Lào, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân đưa trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đến các cơ sở y tế để uống vắc xin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng.
Tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắc xin bại liệt, các gia đình đưa trẻ dưới 5 tuổi tới các cơ sở y tế để được uống vắc xin phòng bệnh bại liệt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trên phạm vi toàn quốc, lịch uống vắc xin phòng bệnh bại liệt (OVP) thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi cụ thể như sau:
- Liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi
- Liều thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi
- Liều thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi
Theo_Eva
Dễ mắc bệnh vì làm hương Hương (nhang) là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, được thắp với các mục đích tốt đẹp... Tuy nhiên, với người làm hương, đó là nghề dễ đưa lại cho họ những nguy cơ về bệnh tật, tai nạn. Thấy bệnh không sợ Bất chấp chiếc máy chẻ nan tre quay những guồng gấp gáp, bà Trần Thị Oanh (60...