Linh hoạt phương án, nâng cao hiệu quả liên quân 141
Đây là ý kiến chỉ đạo của Đại tá Đào Thanh Hải Phó Giám đốc CATP Hà Nội, tại buổi sơ kết 6 tháng kết quả thực hiện kế hoạch 141 và triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm của CATP Hà Nội, tổ chức hôm qua 29-7.
Dự hội nghị có đại diện chỉ huy công an các phòng nghiệp vụ, quận, huyện và thị xã cùng chỉ huy, CBCS trong 15 tổ công tác liên quân 141.
Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm 2015, đại diện Ban chỉ đạo kế hoạch 141 của CATP Hà Nội nêu rõ: Lực lượng 141 tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo trật tự ATXH, góp phần vào thành tích chung của CATP.
Việc triển khai, bố trí lực lượng 141 tại các địa bàn công cộng đã phát hiện, bắt giữ nhanh các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; góp phần làm giảm phạm pháp hình sự, ổn định tình hình ANTT trên địa bàn. Trật tự ATGT được đảm bảo, TNGT giảm.
Các tổ công tác liên quân 141 đã góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn Thủ đô
Qua kiểm tra, lực lượng 141 đã phát hiện, xử lý 19.650 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; phát hiện, bắt giữ 550 vụ với 888 đối tượng có dấu hiệu tội phạm, bàn giao đến các phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện và thị xã tiếp tục xử lý. Tang vật thu giữ gồm súng đạn, gần 4,5kg ma túy các loại, cùng dao, kiếm, hàng trăm xe mô tô vi phạm…
Bên cạnh kết quả đạt được, hội nghị cũng dành nhiều thời gian để đánh giá, chỉ ra những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố tuy đã được kiềm chế song còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Nhiều đối tượng vi phạm khi thấy 141 đã quay đầu xe bỏ chạy, gây nguy cơ xảy ra TNGT cho người tham gia giao thông, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, bắt giữ.
Video đang HOT
Công tác phối hợp giữa các tổ công tác và công an một số quận, huyện chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả…
Phát biểu chỉ đạo, Đại tá Đào Thanh Hải – Phó Giám đốc CATP Hà Nội nhấn mạnh 10 yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm mà liên quân 141 phải thực hiện hiệu quả từ nay đến cuối năm 2015.
Cụ thể, tiếp tục tăng cường bố trí lực lượng phối hợp cùng với các đơn vị khác đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, đối ngoại, hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội diễn ra trên địa bàn thành phố; tăng cường bố trí lực lượng phòng chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; cùng với 15 tổ công tác liên quân 141, công an các quận, huyện và thị xã cần tiếp tục nghiên cứu, nắm tình hình về phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động của các loại tội phạm, từ đó đề xuất BCĐ 141 bố trí lực lượng, kiểm tra, xử lý hiệu quả…
“Các tổ công tác cần linh hoạt hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian, địa điểm, phương án cắm chốt, địa bàn hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác. Chỉ huy các tổ công tác phải thể hiện được tầm bao quát, chỉ đạo, xử lý công việc cũng như thực hiện nghiêm điều lệnh, lễ tiết, tác phong đối với tất cả CBCS khi làm nhiệm vụ, không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ…” – Đại tá Đào Thanh Hải nhấn mạnh.
Theo_An ninh thủ đô
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng chủ động phát biểu, thông tin trước Quốc hội
Ngày 27/5/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2015. Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng tích cực tham gia các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chủ động phát biểu, cung cấp thông tin trung thực, chính xác tại diễn đàn Quốc hội.
Gỡ khó cho nông sản ế thừa
Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và một số báo cáo quan trọng khác.
Các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực. Lạm phát (CPI) tháng 5 tăng 0,16%, 5 tháng tăng 0,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, 5 tháng tăng 9,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tiếp tục tăng cao và đạt 9,05%. Tín dụng đối với nền kinh tế đến 20/5 tăng 4,26%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 4,95 tỷ USD, tăng 7,6%; vốn ODA giải ngân đạt 749 triệu USD, tăng 11,8%.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các hạn chế, khó khăn nổi lên thời gian qua như sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ; hạn hán diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, nhất là Nam Trung bộ và Tây Nguyên; tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khó khăn, nhất là gạo, cao su, trái cây, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Xuất khẩu của khu vực trong nước giảm 2,7%; khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2014...
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, tình hình kinh tế -xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 tiếp tục đạt kết quả tích cực trên hầu hết lĩnh vực. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được khi tình hình thế giới còn khó khăn, diễn biến khó lường mà cần tiếp tục phấn đấu để đạt các chỉ tiêu năm 2015 đã trình Trung ương, Quốc hội.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô. Theo dõi sát diễn biến lạm phát, giá dầu và biến động kinh tế thế giới để có điều chỉnh chính sách phù hợp, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý trong năm theo chỉ tiêu cả năm đã đề ra; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; bảo đảm điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định và theo tín hiệu thị trường.
Các bộ ngành, địa phương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, giải ngân các dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách; phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Tăng cường huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, khuyến khích đầu tư xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, trong đó, triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm sự phục hồi vững chắc của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực đẩy mạnh phát triển du lịch - một ngành mũi nhọn của nền kinh tế
Các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên, triển khai kịp thời các phương án bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nông dân, nhất là về tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; Bộ Công Thương nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu suy giảm của khu vực kinh tế trong nước để kịp thời có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực đẩy mạnh phát triển du lịch - một ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận, nhất trí với các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và phát triển ngành du lịch Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình như tạo thuận lợi trong cấp thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam; thành lập Quỹ phát triển du lịch.
Cổ phần hoá không cốt lấy tiền về cho nhà nước
Về tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng lưu ý tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, trong đó đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo kế hoạch, phương án đã được duyệt của từng Bộ, ngành, địa phương. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm thực hiện theo đúng lộ trình. Đồng thời tiếp tục xử lý các khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
"Cổ phần hóa không phải là lấy tiền về cho ngân sách Nhà nước mà quan trọng là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về văn hóa, xã hội, Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, triển khai có hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ hộ cận nghèo, xây dựng nông thôn mới. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách người có công, các đối tượng chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi chung tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015.
Thủ tướng nêu rõ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, chủ động tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác. Chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác hiệu quả các cơ hội, thuận lợi và khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức của hội nhập nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu.
Về công tác thông tin, truyền thông, các Bộ, ngành phải chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo đồng thuận xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Thủ tướng cũng lưu ý, Bộ Chính trị đã thông qua Đề án quy hoạch báo chí, các Bộ, ngành cần chủ động thực hiện, căn cứ vào Đề án, đề xuất việc sắp xếp lại các cơ quan báo chí.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chuẩn bị tốt báo cáo, tài liệu phục vụ báo cáo giải trình và trả lời chất vấn Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIII; các Bộ trưởng tích cực tham gia các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chủ động phát biểu, cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho các đại biểu Quốc hội cũng như cử tri đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình.
Cũng tại phiên họp, sau khi nghe các Bộ chức năng trình và các ý kiến góp ý, Chính phủ đã nhất trí đối với một số vấn đề như vấn đề tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay của chủ đầu tư đối với dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan theo hình thức hợp đồng BT; thực hiện thí điểm bình ổn giá dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số phát triển thủy sản; báo cáo về một số khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
P.Thảo
4.700 tỷ đồng làm đường cầu Nhật Tân - Thanh Niên Tuyến đường nối dự kiến dài hơn 5,5km, rộng 60m, với tổng mức đầu tư 4.700 tỷ đồng, đi ngoài đê sông Hồng và nút giao An Dương. Dự kiến đường nối từ cầu Nhật Tân đến đường Thanh Niên có tổng mức đầu tư 4.700 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa...