Linh hoạt điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định thị trường

Theo dõi VGT trên

Trước bối cảnh, giá cả thị trường trong nước leo thang mỗi ngày. Cùng với đó, yếu tố giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng mạnh và đứng ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch và bất ổn địa chính trị cũng đẩy giá leo thang, làm chậm thời gian giao và nhận hàng cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát rất mạnh trong giai đoạn này.

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát, theo TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống, chúng ta cần đa dạng hoá nguồn cung nhằm đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng…

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát trong năm 2022, phóng viên TTXVN đã cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.

Linh hoạt điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định thị trường - Hình 1
Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Với tình hình giá cả trong nước và quốc tế hiện nay, ông đánh giá thế nào về các biện pháp điều hành giá của Chính phủ?

Chính phủ đã chủ động, khẩn trương nắm bắt diễn biến tình hình giá hàng hoá, đặc biệt là giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào trên thị trường thế giới và trong nước để chỉ đạo và điều tiết kịp thời phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo điều hành giá và các cơ quan chức năng liên quan đã theo dõi sát tình hình, đưa ra những chỉ đạo kịp thời, trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp điều hành hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội đã phê duyệt.

Chẳng hạn, biến động giá xăng dầu đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, ngày 22/2/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Công điện nêu rõ: “Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật”.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động, quyết liệt trong điều hành cân đối cung, cầu thị trường xăng dầu theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương khẩn trương triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COIVD-19 và căng thẳng Nga-Ukraine. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo sửa đổi các nghị định liên quan đến kinh doanh xăng dầu để nâng cao hiệu quả quản lý, giải quyết một số bất cập xảy ra thời gian vừa qua.

Cùng với đó, Bộ Tài chính khẩn trương soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mức thuế môi trường đối với xăng dầu.

Ngày 14/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với bộ, ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu. Thực tế cho thấy các biện pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn kịp thời, bám sát diễn biến thị trường để bình ổn giá hàng hoá và dịch vụ, giữ ổn định vĩ mô.

Thưa ông, ông vừa đề cập tới chỉ đạo của Chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, ông có thể nêu rõ các giải pháp điều hành một số mặt hàng này trong thời gian vừa qua như thế nào?

Các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu, sắt thép, phân bón, nông sản, dịch vụ vật tư y tế… có vai trò quan trọng trong ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung, kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường.

Chẳng hạn đối với mặt hàng xăng dầu hiện đang chịu áp lực rất lớn về biến động tăng, giảm bất thường của giá dầu thế giới và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã điều hành nhằm ổn định nguồn cung, tổ chức nắm bắt thông tin về dự báo giá xăng dầu thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp.

Cùng với đó, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý nhằm hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong các kỳ có biến động lớn. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Video đang HOT

Các ngành chức năng cũng đã phối hợp với địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; tăng cường chống buôn lậu xăng dầu.

Bên cạnh năng lượng, giá các mặt hàng nguyên liệu, đặc biệt giá kim loại công nghiệp thế giới tăng cao trong thời gian qua. Giá thép xây dựng trong nước đã tăng và có thể tiếp tục tăng khi các công trình trọng điểm được đẩy nhanh triển khai. Từ đầu năm đến nay, giá thép cây đã tăng 6 lần, đắt hơn 2 triệu đồng/tấn; thép cuộn đã tăng 7 lần, đắt hơn 2,45 triệu đồng/tấn so với thời điểm cuối năm 2021.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương có giải pháp thúc đẩy tăng năng lực sản xuất; đồng thời, ưu tiên cung ứng cho thị trường trong nước; Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành tăng cường theo dõi, cập nhật biến động giá vật liệu xây dựng, kịp thời đề xuất biện pháp bình ổn thị trường.

Phóng viên: Thưa ông, hiện nay những yếu tố bất lợi nào có thể gia tăng lạm phát cho nền kinh tế và giải pháp ứng phó như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Kinh tế nước ta có độ mở lớn, 37% nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập từ bên ngoài trong bối cảnh giá nguyên, nhiên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hoá quốc tế. Bên cạnh xăng dầu, giá các loại kim loại công nghiệp tăng cao, lập kỷ lục mới như: giá nikel tăng gấp đôi, đạt mức 33.820 USD/tấn; chỉ số giá lương thực của FAO đạt mức 140,7 điểm, cao nhất trong 6 thập kỷ qua, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh yếu tố giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng mạnh và đứng ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch và bất ổn địa chính trị cũng đẩy giá leo thang, làm chậm thời gian giao và nhận hàng cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát rất mạnh trong giai đoạn này.

Để xử lý các yếu tố bất lợi làm gia tăng lạm phát, chúng ta cần đa dạng hoá nguồn cung nhằm đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng. Ngành ngân hàng cung cấp đủ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó, cần điều tiết thuế, phí và các chính sách khác có liên quan để giảm tốc độ tăng giá; đồng thời cộng đồng doanh nghiệp sắp xếp, tiết giảm các chi phí liên quan tới sản xuất, lưu thông sản phẩm để cắt giảm chi phí sản xuất.

Phóng viên: Chính phủ đang khẩn trương chỉ đạo thực hiện gói hỗ trợ kinh tế trị giá 350 nghìn tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, khi đó lượng tiền đưa vào lưu thông rất lớn, gây lạm phát, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Jean Bodin, nhà kinh tế học, cha đẻ lý thuyết định lượng tiền tệ đưa ra luận điểm: lạm phát trong mọi lúc, mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất.

Điều này đã được kiểm chứng với kinh tế Mỹ, đặc biệt trong năm 2021 và hai tháng gần đây khi lạm phát tháng 2 năm 2022 của Mỹ tăng 7,9%, mức cao nhất trong 40 năm qua. Nguyên nhân lạm phát tại Mỹ tăng cao là do Cục dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, giữ lãi suất cơ bản gần bằng không, Fed bơm 120 tỷ USD/tháng vào nền kinh tế qua việc mua trái phiếu.

Hiện nay, có nhiều ý kiến lo ngại việc Chính phủ triển khai thực hiện gói hỗ trợ kinh tế với quy mô 350 nghìn tỷ sẽ tạo ra cung tiền rất lớn trên thị trường, gây lạm phát cao cho nền kinh tế. Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huân, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh kiến nghị trong ngắn hạn, Chính phủ có thể hạn chế cung tiền cũng như giảm quy mô các gói kích cầu hiện tại để hạn chế phần nào lạm phát trong giai đoạn này.

Theo tôi, xét về cung tiền thì sức ép từ gói hỗ trợ này không lớn. Cụ thể, gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng thực hiện trong 2 năm với cơ cấu: chính sách tài khoá chiếm 83%, tương đương với 291 nghìn tỷ; chính sách tiền tệ chiếm 14%, tương đương với 52,5 nghìn tỷ, trong số 52,5 nghìn tỷ có gói cấp bù lãi suất 40 nghìn tỷ đồng thực chất không trực tiếp chuyển tiền cho doanh nghiệp để đưa vào lưu thông và hỗ trợ khác chiếm 3%.

Nguyên nhân gây lên lạm phát năm nay do thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao của nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu đáp ứng cho tổng cầu tăng đột biến do đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh. Bên cạnh đó, thực hiện gói 350 nghìn tỷ tác động đến lạm phát còn do đứt gẫy chuỗi cung ứng thế giới và trong nước khiến cho giá nguyên, nhiên vật liệu tăng và đứng ở mức cao nhất là giá xăng dầu, chất đốt, thép xây dựng, lương thực, thức ăn chăn nuôi, phân bón…. Thêm nữa thiếu hụt lao động cũng là yếu tố gây lạm phát. Cơ cấu gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ được “thiết kế tinh tế”, phản ánh năng lực xây dựng chính sách tốt của một số bộ, ngành, có nhiều gói không gây nên lạm phát do cung tiền.

Thêm nữa Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp và kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả nên nhiều năm qua, lạm phát của Việt Nam không do yếu tố tiền tệ. Nhìn vào cơ cấu gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ cho thấy Chính phủ đã nghiên cứu kỹ, đưa ra các giải pháp kịp thời, phù hợp với bối cảnh và tình hình kinh tế của đất nước nhằm giữ ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu CPI tăng khoảng 4%. Đây là quyết tâm cao của Chính phủ, theo ông cần có những giải pháp gì để đạt mục tiêu này?

Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, linh hoạt với diễn biến thị trường góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khoá và các chính sách khác.

Bộ Tài chính rà soát, tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí, nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, đảm bảo thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giảm áp lực lạm phát từ xăng dầu, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Công Thương xây dựng và thực thi các phương án đảm bảo đủ nguồn cung các mặt hàng quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, buôn lậu gây rối loạn thị trường; nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn.

Cùng với đó, các địa phương xử lý nghiêm việc đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý. Chủ động kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý. Quyết định chính xác thời điểm, mức độ điều chỉnh giá điện, dịch vụ do nhà nước quản lý tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng.

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra.

Xin cảm ơn ông!

Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu

Ngày 26/10, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành giá 10 tháng và định hướng công tác những tháng cuối năm 2021.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn do dịch COVID-19 tác động tới chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa, công tác điều hành giá rất áp lực đối với các bộ, ngành, nhưng những kết quả đạt được là tích cực và đáng được ghi nhận.

Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu - Hình 1
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Kiểm soát lạm phát ở mức thấp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1 - 0,15%, bình quân 10 tháng tăng 1,81% - 1,83% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82% - 0,86%. Từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường tăng/giảm đan xen, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động từ các yếu tố và giá thế giới.

Nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá được Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn nêu ra là do một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistics tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước tăng do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung trên thế giới tăng...

Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu - Hình 2
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Bên cạnh đó, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: tổng cầu nền kinh tế vẫn chưa hồi phục trong bối cảnh quý II và quý III chịu tác động rất lớn bởi tình hình dịch bệnh. Một số lĩnh vực vẫn chịu tác động mạnh của dịch bệnh như dịch vụ văn hóa, giải trí du lịch giảm mạnh, tiêu dùng cơ bản ở mức thấp. Giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản ổn định, trong đó có thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung trong nước dồi dào. Nền tảng kinh tế vĩ mô, tỷ giá ổn định với các chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt, thận trọng...

Khẳng định công tác điều hành giá 10 tháng qua được thực hiện linh hoạt, có những quyết đáp kịp thời, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục có xu hướng tăng do tổng thể của nhiều yếu tố như nhu cầu vận tải và tiêu dùng tăng trở lại khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng việc kiểm soát đi lại, một số quốc gia triển khai các gói kích thích kinh tế góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu... Trong nước, giá xăng dầu được điều hành theo giá thế giới, đồng thời kết hợp với việc sử dụng linh hoạt công cụ quỹ bình ổn giá nên đã hạn chế được mức tăng giá cao tại một số thời điểm, qua đó góp phần cho ổn định mặt bằng giá cả chung, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch.

Liên quan đến hiện tượng có nhiều mức giá test/kit xét nghiệm với dải giá rộng ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm của người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua, báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, tính đến hết ngày 20/10/2021, Bộ Y tế đã nhận được báo cáo của 78 công ty sản xuất, kinh doanh test xét nghiệm báo cáo khả năng cung ứng và giá do đơn vị công bố cho 186 loại test xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, về xét nghiệm vật liệu di truyền (PCR, LAMP), có 35 test (phần lớn được sản xuất từ châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam), giá bán từ 112.000 - 700.000 đồng/test.

Về xét nghiệm kháng nguyên, với test nhanh, có 95 test, giá bán từ 43.000 - 250.000 đồng/test. Với test sử dụng cùng máy, có 3 test, giá bán từ 71.400 - 180.000 đồng/test. Về xét nghiệm kháng thể, với test nhanh, có 7 test, giá bán từ 55.650 - 187.000 đồng/test. Với test sử dụng cùng máy, có 45 test, giá bán từ 82.294 - 209.982 đồng/test.

Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu - Hình 3
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Thông tin liên quan đến việc giá thịt lợn trong nước diễn biến theo chiều hướng giảm, đặc biệt giảm nhiều từ cuối tháng 4 sang tháng 5 và tháng 7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phân tích, do nguồn cung dồi dào trong khi dịch bệnh tái bùng phát và diễn biến phức tạp làm nhu cầu người tiêu dùng giảm, mặt khác do một số địa phương phải giãn cách xã hội, khó vận chuyển tiêu thụ sản phẩm khiến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh. Hơn nữa, tốc độ giảm giữa giá lợn hơi và thịt lợn bán lẻ không đều dẫn đến mức chênh lệch giá hiện nay tương đối lớn. Tuy nhiên, đến thời điểm từ giữa tháng 10, giá lợn hơi đã có xu hướng tăng nhẹ trở lại.

"Hôm nay, giá thịt lợn đã lên 2 giá. Mấy hôm nay, giá tăng liên tục... Các chợ đầu mối vẫn chưa mở hết, nếu mở hết sẽ bình ổn trở lại. Hiện cả nước có 28,5 triệu con lợn, trong đó có 2,93 triệu con lợn nái, 4,7 triệu con lợn theo mẹ, tổng cộng dồn toa khoảng 1,5 triệu con nên giá giảm sâu, nhưng sẽ bình phục trở lại. Dự báo từ nay đến Tết nguyên đán sẽ không có biến động lớn vì khống chế dịch tả lợn châu Phi của ta tương đối tốt", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Bộ Tài chính nhận định, diễn biến khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa tạo áp lực lớn cho các tháng cuối năm 2021 nhưng sẽ tạo áp lực rõ ràng lên kinh tế Việt Nam trong các tháng đầu năm 2022 khi giá nguyên, nhiên, vật liệu ở mức cao chịu ảnh hưởng từ giá thế giới; nhu cầu tiêu dùng theo quy luật tăng trong dịp Tết nguyên đán cũng như tổng cầu nền kinh tế sẽ có những phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Bộ Tài chính đưa ra dự báo lạm phát cả năm 2021 cơ bản được kiểm soát ở mức thấp, trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ban Chỉ đạo, đảm bảo chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Theo đó, dự báo CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 tăng 2,07 - 2,18%. CPI tháng 12/2021 so với tháng 12/2020 tăng khoảng 3,02 - 3,28%. Do vậy, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

Ổn định giá góp phần ổn định đời sống nhân dân

Điều hành linh hoạt, hiệu quả giá các mặt hàng thiết yếu - Hình 4
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đánh giá cao công tác quản lý, điều hành giá linh hoạt từ đầu năm đến nay, kiểm soát được chỉ số lạm phát, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, kết quả này góp phần tích cực trong ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong phục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Ổn định giá góp phần ổn định đời sống nhân dân, làm tốt công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện chống dịch thành công.

"Từ nay đến cuối năm, dự kiến CPI bình quân tăng khoảng 2%. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ giao trong năm 2021 chúng ta không bị áp lực nặng nề, khả năng hoàn thành mục tiêu rất là cao", Phó Thủ tướng nói.

Kết quả này có được là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, nhất là các địa phương, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chung đã rất nỗ lực, vào cuộc đồng bộ với các giải pháp bài bản, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch được dư luận đồng tình cao.

Theo Phó Thủ tướng, sang năm 2022, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng... tăng rất cao. Ở trong nước, chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa và áp lực đối với công tác điều hành giá.

Do đó, từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao độ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành để hoàn thiện hệ thống giải pháp sát với tình hình và điều kiện thực tiễn trong nước, bảo đảm khả thi. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp.

Các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022. Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý.

Phó Thủ tướng yêu cầu giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bộ Y tế cần tập trung hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh. Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu; điện; thực phẩm; phân bón và thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế...; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2021, tạo dư địa để điều hành giá trong năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàngHọc sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng
22:02:22 06/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Hàng chục con trâu của người dân chết trong rừngHàng chục con trâu của người dân chết trong rừng
10:13:04 07/02/2025
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La PhùBánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù
09:42:28 06/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025
Tai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờTai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờ
19:52:08 07/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!
21:24:01 07/02/2025

Tin mới nhất

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

22:10:18 07/02/2025
Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, huyện Kon Plông vừa xảy ra 4 trận động đất trong sáng 7/2. Các trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 3.2.
Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng

Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng

22:07:30 07/02/2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ban quản lý dự án 2 và nhà thầu khẩn trương khắc phục, sửa chữa khe co giãn bị bung bật trên cao tốc qua tỉnh Thanh Hóa.
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

19:47:21 07/02/2025
Ngày 7/2, chị Đinh Thị Đào (vợ anh Trần Thành, 31 tuổi, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng là nam nhân viên giao hàng bị đánh tử vong) cho biết, gia đình nhận được một số tin nhắn, cuộc gọi nghi lừa đảo.
Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

18:46:27 07/02/2025
Trưa nay (7/2), thông tin từ Công an xã Tân Bằng (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết, nguyên nhân vụ cháy căn nhà xảy ra trên địa bàn do chập điện tại vị trí máy giặt.
Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

14:47:36 07/02/2025
Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người tử vong xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Sơn La.
Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

14:38:03 07/02/2025
Khe co giãn trên đường cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn đoạn qua huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bất ngờ bị bung khiến nhiều ô tô bị nổ lốp.
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền

Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền

13:06:13 06/02/2025
Các đối tượng còn làm quen trên mạng xã hội, tán tỉnh, tương tác tin nhắn các nội dung nhạy cảm (chat sex) với nạn nhân rồi lén lút quay, chụp hình ảnh nhạy cảm của họ để tống tiền.
Vụ dân dựng lều canh ô nhiễm: Chuyển công an điều tra

Vụ dân dựng lều canh ô nhiễm: Chuyển công an điều tra

12:59:23 06/02/2025
Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình đã chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi đổ, thải chất thải rắn trái quy định của Công ty CP tinh bột sắn Elmaco cho công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin

Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật về an ninh trật tự ở huyện Cư Kuin

12:51:32 06/02/2025
Ngày 6/2, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính đối với đối tượng thông tin sai sự thật

Có thể bạn quan tâm

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

NewJeans thông báo đổi tên sau tranh chấp với ADOR

Nhạc quốc tế

23:44:10 07/02/2025
NewJeans đã thông báo sẽ đổi tên nhóm thành NJZ. Quyết định này được đưa ra sau khi nhóm tuyên bố chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý ADOR và không thể tiếp tục sử dụng tên cũ.
Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Tiểu Vy - hoa hậu có danh sách người yêu tin đồn toàn mỹ nam

Sao việt

23:38:01 07/02/2025
Từ khi đăng quang năm 2018, Tiểu Vy chưa từng công khai bạn trai nhưng danh sách người yêu tin đồn rất dài, toàn là mỹ nam, cô còn bị đồn hẹn hò tài tử Thái Lan.
Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Mỹ nhân U50 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là bố không hề ngại ngùng

Phim châu á

23:23:32 07/02/2025
Ngày 7/2, trang 163 đưa tin bộ phim Sáu Chị Em chiếu trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV gây chú ý với khán giả
Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Sự thật ngỡ ngàng đằng sau giọt nước mắt của Song Joong Ki

Hậu trường phim

23:20:54 07/02/2025
Song Joong Ki từng bị nói bật khóc giữa họp báo vì Bogota: City of the lost ế ẩm, thế nhưng thực tế anh chỉ đang gãi ngứa chứ không hề quệt nước mắt như mọi người lầm tưởng.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lộ diện sau khi gây bão vì trang phục khoả thân

Sao âu mỹ

23:09:21 07/02/2025
Kanye West và Bianca Censori, cặp đôi trở thành tâm điểm chú ý trên thảm đỏ lễ trao giải Grammy cách đây vài ngày phản ứng trong lần lộ diện đầu tiên sau khi gây bão dư luận.
Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Bắt khẩn cấp 5 thanh niên mang theo hung khí, náo loạn ở Hà Nội

Pháp luật

23:07:28 07/02/2025
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai không có mâu thuẫn với ai, nhưng hẹn hò và tụ tập với nhau, sau đó lấy hung khí mang đi lượn các tuyến phố ở TP Hà Nội để gây rối.
Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Nữ dancer vạn người mê đăng hình hờ hững, khoe hình ảnh nóng bỏng hút hồn fan nam

Netizen

23:04:08 07/02/2025
Có ý kiến từ fan yêu cầu cô nàng dancer phải mặc kín. Hanni Lee, nữ dancer nổi bật trong cộng đồng mạng nói chung, với những người yêu thích vũ đạo nói riêng.
Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Video Karina (aespa) đụng chạm vòng 1 của đồng nghiệp khiến dân mạng chỉ trích

Sao châu á

22:55:37 07/02/2025
Mới đây nhất, khoảnh khắc Karina - Winter đùa giỡn trên sân khấu đã trở thành chủ đề tranh cãi gây bão mạng xã hội.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.