Lĩnh hậu quả vì tiêm chất làm đầy (filler) tại các cơ sở không đảm bảo
Thời gian qua, liên tiếp các ca biến chứng do tiêm chất làm đầy (filler) phải nhập viện. Không tìm hiểu kỹ, thực hiện tại những cơ sở y tế, Spa không đảm bảo an toàn nên nhiều chị em mất tiền làm đẹp, nhưng đẹp đâu chưa thấy chỉ thấy họa…
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM điều trị cho bệnh nhân bị tai biến do tiêm filler.
Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Da liễu TP HCM tiếp nhận vài trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy. Mới đây nhất, ngày 2/10, Khoa Thẩm mỹ da tiếp nhận 1 bệnh nhân tên L.N.L.K. (26 tuổi, quận Bình Tân, TP HCM) bị tai biến do tiêm filler để làm đầy rãnh mũi, má. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mặt bên trái có mảng hồng ban, phù nề ở môi, rãnh mũi, má, bề mặt đóng mài vàng, bên trong niêm mạc miệng có vết loét, bệnh nhân không sốt, than đau nguyên vùng má, hàm bên trái và vách mũi, ăn uống kém.
Theo lời bệnh nhân, trước đó 6 ngày, chị đến một viện thẩm mỹ trên địa bàn Quận 1 thực hiện tiêm 1 ml chất làm đầy với giá 3,5 triệu đồng cho 2 bên rãnh mũi, má. Khi nhân viên ở viện thẩm mỹ dùng kim để tiêm filler, chị K. cảm thấy thấy đau nhói và cơn đau vẫn kéo dài sau đó.
Sau tiêm 2 ngày, bệnh nhân bị sưng môi và nhân trung bên trái, đau đớn. Quay lại viện thẩm mỹ để phản ánh thì bệnh nhân được hướng dẫn đến một phòng mạch tư để xử lý. Tuy nhiên, sau điều trị 1 ngày, mặt chị K. bắt đầu sưng, rỉ dịch mủ và được chuyển đến Bệnh viện Da liễu.
Sau khi bác sĩ xác định nguyên nhân biến chứng, bệnh nhân được chỉ định nhập viện, dùng kháng sinh toàn thân, kháng viêm, giảm đau và chăm sóc vết thương hàng ngày. Dự kiến, thời gian hồi phục ít nhất phải từ 10-14 ngày, có thể để lại di chứng là sẹo, rối loạn sắc tố da…
Theo bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu TP HCM đa phần những trường hợp tai biến nặng phải phẫu thuật để lấy hết chất làm đầy ra, chi phí khá tốn kém và mất nhiều thời gian để phục hồi. Di chứng sau phẫu thuật có thể tạo sẹo xấu và mất mô da gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
Nhiều người hẳn còn nhớ cách đây vài tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đã tiếp nhận nữ bệnh nhân P.V.T., 21 tuổi, ngụ Bình Phước bị mù mắt sau tiêm filler nâng mũi tại một Spa.
Video đang HOT
Qua kết quả thăm khám cho thấy nữ bệnh nhân bị thuyên tắc mạch máu phía sau võng mạc, xuất huyết kết mạc, phù giác mạc, gây mù mắt trái. Trước đó, bệnh nhân đã tìm đến một Spa gần nhà và được tư vấn nâng mũi, bằng cách tiêm 1 mũi filler với giá 2 triệu đồng. Tuy nhiên, khi chỉ mới tiêm được nửa ống, chị T. cảm thấy nửa đầu bên trái, ù tai, mắt nhìn không thấy… nên vội bảo người tiêm rút kim tiêm ra và được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.
Trước đó, bệnh nhân T.T.H. (ở Hà Nội) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương sau khi tiêm chất làm đầy (filler) ở môi, mắt và thái dương tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội. Sau khi tiêm 4 ngày bệnh nhân thấy xuất hiện sưng nề nhiều vùng mắt và môi.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có những tổn thương sưng nề, căng bóng, sờ có khối chắc và vết rò ở môi trên và môi dưới, và chẩn đoán bệnh nhân gặp phải phản ứng u hạt sau tiêm filler. Bệnh nhân được tiêm thuốc giải và chống phù nề, giảm viêm… điều trị dài ngày.
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội nhan nhản những quảng cáo về xu hướng làm đẹp bằng phương pháp tiêm chất filler, giúp khuôn mặt trở nên đầy đặn hơn, xóa bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, cũng chỉ cần lên mạng tìm kiếm những hệ lụy do tiêm chất làm đầy tại các cơ sở y tế, Spa không phép có thể ra những con số, những hình ảnh chắc chắn sẽ khiến nhiều chị em chùn bước trước khi quyết định thay đổi “hình ảnh đại diện” của mình.
Chia sẻ tại Hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc tại Bình Định, TS.BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, các bác sĩ gặp quá nhiều các ca tai biến do thẩm mỹ và phát sợ với “xu hướng” làm đẹp khá tiêu cực của chị em do không tìm hiểu kỹ, thực hiện tại những nơi không đảm bảo an toàn. Bệnh viện Da liễu TP HCM thường xuyên tiếp nhận các ca tai biến thẩm mỹ sau tiêm filler và điều đáng nói là với những ca tai biến này, không phải cứ vào viện là có thể sửa chữa. Nhiều ca, sửa chữa chỉ ở mức độ nào đó, còn di chứng để lại suốt đời…
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Tuy nhiên làm đẹp ở đâu mới là vấn đề đáng nói. Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ, tiêm chất này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở uy tín, có chứng chỉ hành nghề và xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền. Tuyệt đối không nên nghe theo những lời quảng cáo và thực hiện tại các cơ sở không uy tín, bởi có thể gây ra nhiều các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đến sắc đẹp của bản thân.
“Nhiều năm trở lại đây, chất làm đầy được sử dụng phổ biến trong chuyên ngành da liễu thẩm mỹ. Nó giúp xóa các nếp nhăn vùng mặt, làm đầy vùng hõm má, hõm thái dương, rãnh má sâu… Ngoài ra chất làm đầy cũng được sử dụng trong một số chỉ định tạo hình thẩm mỹ như nâng mũi, làm đầy cằm, đầy môi, tạo khuôn mặt V-line… Tuy nhiên, tiêm chất làm đầy là một kỹ thuật khó. Nếu tiêm sai kỹ thuật, sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc và chất lượng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng” (theo bác sĩ Lê Thảo Hiền, Bệnh viện Da liễu TP HCM).
Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tìm đến các cơ sở uy tín, người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề, lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc, được kiểm chứng an toàn tuyệt đối, kiểm tra hạn sử dụng. Trong trường hợp sau khi tiêm chất làm đầy nếu có dấu hiệu bất thường như đau, sưng, rỉ dịch, mờ mắt, da tím tái… cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời…
Những bệnh tình dục có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi
Thai phụ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng của mẹ và con.
Mới đây, thông tin bé sơ sinh ở Nghệ An mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến nhiều người lo lắng. Bệnh nhi được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Sau khi sinh, các bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường và điều trị cho trẻ.
Trao đổi với Zing, ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết khi thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), thai nhi có nguy cơ lây nhiễm và gặp nguy hiểm.
Thai phụ nhiễm STDs nguy hiểm thế nào?
ThS.BS Huỳnh Thị Thanh Thùy cho biết bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể tác động đến bất cứ ai, phụ nữ có thai không ngoại lệ. Một số bệnh có diễn biến âm thầm, không xuất hiện triệu chứng. Do đó, người nhiễm bệnh có thể không nhận biết được các dấu hiệu.
Trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ mẹ được điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Ảnh: BVCC.
Đối với phụ nữ mang thai, khi nhiễm thêm STDs, cơ thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do các biến chứng, thậm chí, tính mạng của người bệnh và thai nhi đều có thể bị đe dọa. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Bác sĩ Thùy nhấn mạnh trong thời kỳ mang thai, ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ cần làm xét nghiệm tầm soát. Thai phụ có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào gặp phải hoặc hành vi tình dục có nguy cơ cao và đề nghị làm xét nghiệm STDs.
"Ngay cả khi đã được tầm soát trong quá khứ, bạn cũng nên kiểm tra lại khi mang thai nếu nghi ngờ", bác sĩ Thùy nói.
Bên cạnh đó, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi trong thai kỳ như chlamydia, lậu, giang mai, trichomonas và viêm âm đạo.
Tuy nhiên, các bệnh nguy hiểm như herpes sinh dục, viêm gan B, HIV không thể chữa khỏi. Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng virus hoặc biện pháp phòng ngừa khác để giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.
Những bệnh tình dục nào có thể lây truyền từ mẹ sang con?
Bác sĩ Phan Thị Thùy Thao, khoa Da liễu, Bệnh viện quận 11, TP.HCM, cho biết đa số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như giang mai, lậu, sùi mào gà..., đều có khả năng truyền từ mẹ sang con.
Bệnh lậu: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Nesseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục và có thể lây sang con nếu người mẹ bị lậu trong thời gian mang thai.
Phụ nữ muốn có thai phải điều trị khỏi bệnh lậu vì vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong khi mang bầu và sinh. Thai nhi có thể bị sinh non hoặc viêm kết mạc mắt do tiếp xúc dịch niệu đạo của người mẹ nhiễm lậu cầu.
Vi khuẩn lậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi trong khi mang thai và sau sinh. Ảnh: CNBC.
Giang mai: Vi khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con do vi khuẩn xâm nhập vào máu qua dây rốn. Vi khuẩn giang mai xâm nhập có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật.
Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục): Bệnh sùi mào gà khó phát hiện ở phụ nữ hơn nam giới vì cấu tạo bộ phận sinh dục phức tạp hơn. Ở nữ giới, sùi mào gà có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, miệng..., dưới dạng những nốt nhỏ màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm. Chúng mọc thành chùm trông giống hình súp lơ. Chúng có thể gây ngứa, khó chịu hoặc chảy máu khi giao hợp.
Em bé sinh ra từ người mẹ mắc bệnh sùi mào gà có thể mọc mụn cóc ở cổ hoặc u nhú thanh quản. Do đó, những trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật để bảo vệ cho em bé.
Herpes simplex: Bệnh thường gặp do Herpes Simplex Virus (HSV) gây bệnh chủ yếu ở môi - miệng và bộ phận sinh dục. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc và từ mẹ sang con trong lúc sinh. Thai phụ nhiễm HSV có thể lây sang con qua đường tử cung lúc sinh.
Trichomonas vaginalis: Đây là do trùng roi Trichomonas Vaginalis hay gặp ở phụ nữ mang thai. Trẻ sinh ra bị nhiễm virus có thể mắc các bệnh về da liễu hay hô hấp.
HIV/AIDS: Virus HIV có thể xâm nhập vào máu qua nhau thai, máu và dịch tiết của mẹ trong khi sinh và qua sữa mẹ. Bác sĩ Thao khuyến cáo phụ nữ nên tầm soát HIV trước, trong thời gian mang thai để bảo vệ mẹ và con. Nếu bị HIV, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
6 thói quen làm hại da nhạy cảm Những người có làn da nhạy cảm thường không chọn đúng loại mỹ phẩm phù hợp, khiến mặt luôn bị nóng rát và khó chịu. Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu (TP.HCM), cho biết những người có làn da nhạy cảm thường cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là da của họ rất dễ bị...