Linh dương đầu bò nổi điên khiến con mất mạng?
Linh dương đầu bò mẹ đuổi báo nhưng lại khiến con bị thương nặng hơn.
Trong một phút lơ đễnh, linh dương đầu bò mẹ để con non rơi vào móng vuốtcủa báo. Khi kẻ săn mồi đang cố gắng kết liễu con non thì linh dương đầu bò mẹ tiến tới chuẩn bị tấn công để bảo vệ con mình.
Linh dương đầu bò mẹ đuổi báo nhưng lại khiến con bị thương nặng hơn
Khi báo tạm bỏ đi, linh dương đầu bò mẹ dương như nổi điên. Thậm chí, nó còn hất tung con non của mình lên không trung khiến nó bị thương nặng hơn. Dường như, nó không thể kiểm soát được hành vi của mình.
Có vẻ như đối mặt với kẻ săn mồi, con linh dương đầu bò mẹ này không biết nên chọn bảo vệ con non hay sự sống của chính mình và cuối cùng, nó cũng bỏ lại con non đang bị thương ở đó.
Báo sau đó không lâu đã quay lại và có cho mình một bữa ăn dễ dàng. Thông thường, cứ 6 con linh dương đầu bò được sinh ra chỉ có 1 con sống sốt sau năm đầu tiên. Những hình ảnh ghi lại ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.
Những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về "chúa tể thảo nguyên"
Sư tử vẫn được xem là "chúa tể thảo nguyên" nhờ vào sức mạnh và dáng vẻ uy nghi của mình. Dưới đây là những sự thật thú vị về sư tử mà có thể bạn chưa biết.
Sư tử sống thành bầy đàn
Video đang HOT
Trong tất cả những loài thuộc giống mèo lớn trên thế giới, sư tử là loài có tính bầy đàn cao nhất. Chúng sống cùng nhau thành những nhóm lớn gọi là "bầy". Quy mô của một bầy có thể dao động từ 15 đến 40 con. Những bầy này bao gồm một hoặc nhiều con đực trưởng thành, tầm chục hoặc nhiều hơn những con cái có họ hàng và đàn con. Nói chung, một bầy càng có nhiều cá thể thì càng mạnh so với các bầy sư tử đối thủ. Những con cái của bầy cũng muốn có nhiều con đực hơn vì điều này giúp đảm bảo sự sống còn của đàn con.
Sư tử là loài có tình bầy đàn lớn
Sư tử cái đảm nhiệm việc săn mồi, con đực chịu trách nhiệm bảo vệ cả bầy
Sư tử đực có thể thu hút sự chú ý với chiếc bờm oai vệ và sức mạnh của chúng, nhưng những con cái mới là kẻ đi săn chủ yếu. Trong khi đó, những con đực chịu trách nhiệm bảo vệ cả bầy và lãnh thổ (có thể rộng đến 260 km vuông) khỏi những bầy sư tử đối thủ và những kẻ săn mồi khác. Mặc dù con cái thực hiện phần lớn việc săn mồi, những sư tử đực thường là con được phép ăn trước.
Sư tử không cần uống nước hàng ngày nhưng chúng phải ăn
Sư tử có thể trải qua 4 ngày không cần uống nước, nhưng chúng cần phải ăn hàng ngày. Sư tử cái trưởng thành cần ăn khoảng 5kg thịt mỗi ngày, trong khi con đực cần khoảng 7kg hoặc hơn. Sư tử chủ yếu săn các động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò và trâu, đôi khi chúng cũng săn cả những loài thú nhỏ hơn.
Sư tử là loài săn mồi tuyệt vời
Sư tử có nhiều đặc điểm ngoại hình giúp nó trở thành một kẻ săn mồi siêu việt. Ví dụ như thị lực của sư tử nhạy với ánh sáng hơn con người 6 lần, điều này mang lại cho chúng một lợi thế đặc biệt khi săn mồi vào ban đêm. Móng vuốt sư tử có thể co lại giúp chúng có sự kiểm soát tuyệt vời lúc cần lao vào con mồi.
Khi kéo dài hoàn toàn, móng vuốt của sư tử có thể dài tới gần 4cm. Sư tử cũng có thể đạt đến vận tốc tối đa 80km/h trong thời gian rất ngắn và nhảy cao đến 11m. Nói tóm lại, thật dễ hiểu vì sao sư tử lại có cái tên "chúa tể thảo nguyên".
Sư tử không sống trong rừng rậm
Nhiều người thường gọi sư tử là "Chúa tể sơn lâm" hay "chúa tể của rừng rậm", nhưng đây là một sự nhầm lẫn. Sư tử không hề sống trong rừng. Thay vào đó, môi trường sống chính của chúng là đồng cỏ và đồng bằng châu Phi.
Không phải đi săn mồi, sư tử đực có nhiệm vụ bảo vệ các thành viên trong đàn
Sư tử giao tiếp bằng nhiều cách
Tiếng gầm của một con sư tử có thể vang xa đến 8km. Tiếng gầm là lời cảnh báo cho những loài động vật và bầy đối thủ khác hãy tránh xa lãnh địa của sư tử. Nhưng ngoài tiếng gầm mang tính biểu tượng, sư tử cũng giao tiếp với nhau như loài mèo vẫn thường làm: bằng tiếng kêu meo meo và tiếng gầm gừ nhỏ trong cổ họng.
Sư tử cũng dụi đầu vào nhau như một hành động để gắn kết và lan tỏa "mùi gia đình". Mùi hương này cho phép những con sư tử của những bầy cụ thể biết được cá thể nào thành viên của bầy mình và cá thể nào của bầy khác nếu như có sự tranh chấp nảy sinh giữa các bầy.
Những con sư tử cái nuôi nấng con cùng nhau
Sư tử giao phối hai năm một lần và sư tử cái sinh một lứa 2-3 con sau khi mang thai 4 tháng. Những con cái trong cùng một bầy có xu hướng sinh con cùng thời điểm, điều này cho phép chúng nuôi một lứa đẻ nhiều con cùng nhau.
Những con sư tử cái nuôi dạy và chăm sóc con non cùng nhau
Đặc điểm này cũng tạo thêm lợi thế là cho phép các sư tử con bú sữa của các sư tử mẹ khác, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý các sư tử con trong bầy ở những tháng ban đầu. Vậy con bố ở đâu trong thời gian nuôi dạy đàn con? Sư tử đực sẽ không trực tiếp tham gia vào việc nuôi con, nhưng chúng sẽ bảo vệ đàn con của cả bầy khỏi nguy hiểm.
Sư tử là giống mèo lớn thứ hai trên trái đất
Sau hổ, sư tử là giống mèo hoang dã lớn thứ hai trên trái đất. Sư tử đực có thể dài đến 3m và nặng đến 227kg, trong khi sư tử cái có thể phát triển chiều dài đến 2.7m và nặng 179kg.
Sư tử đang bị đe dọa
Chỉ còn khoảng 20.000 con sư tử hoang dã còn sót lại ở châu Phi, số lượng này chỉ bằng một nửa so với 30 năm trước. Một số nhà khoa học dự đoán rằng sư tử hoang dã có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu xu hướng này vẫn tiếp tục và con người không tăng cường nỗ lực bảo vệ những loài động vật mạnh mẽ này.
Những mối đe dọa chính đối với sư tử là việc mất lãnh thổ sinh sống do con người xâm lấn, xung đột giữa các bầy sư tử hoặc bị săn trộm.
Hà mã và chó hoang đại chiến giành mồi: Kết hụt hẫng Chó hoang áp đảo số lượng nhưng lại khó có thể chiếm ưu thế. Được biết đến là loài ăn thực vật thế nhưng, thi thoảng hà mã cũng khiến nhiều người kinh ngạc khi bổ sung thịt vào khẩu phần ăn của mình. Một câu chuyện như vậy đã diễn ra cách đây chưa lâu. Đàn chó hoang đang tranh giành mồi...