Lính dù Nga nhận được nhiều xe thiết giáp hiện đại
Sư đoàn đổ bộ đường không Tula của Nga vừa nhận được nhiều xe thiết giáp hiện đại mới trong chương trình “nâng cấp” sức mạnh chiến đấu của quân Nga, lô hàng gồm xe thiết giáp chở quân Rakushka và xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, theo đại diện của văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Nga Yevgeny Meshkov.
Trong đợt này Sư đoàn Tula sẽ nhận được 24 xe thiết giáp hiện đại mới, các loại xe thiết giáp đổ bộ hàng không mới này mới vừa được thử nghiệm xong vào cuối năm 2014.
Thượng tướng Vladimir Commander Shamanov từng cho biết rằng trong năm 2015 quân đội Nga sẽ nhận được tổng cộng 64 chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M và hơn 20 xe thiết giáp chở quân Rakushka.
Trong năm 2014, nhằm hiện đại hóa lực lượng đổ bộ hàng không của Nga , thì các đơn vị lính dù Nga đã được nhận hơn 20 xe thiết giáp bánh hơi BTR-82A và 200 xe bọc thép khác nhau trên khung gầm cơ sở của KAMAZ.
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M được trang bị hỏa lực rất mạnh
Hai loại xe thiết giáp này sẽ được quân đội Nga đưa vào sử dụng vào mùa xuân năm 2015, sau khi chúng tham gia cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân ngày Chiến thắng Phát xít vào 9.5.2015. Trong vòng 10 năm tới, dự kiến quân đội sẽ mua thêm 1.500 xe BMD-4M và 2.500 xe Rakushka.
Nhiệm vụ phát triển loại xe thiết giáp mới cho không quân Nga được đưa ra vào năm 1992, tuy vậy dự án mới chỉ chính thức bắt đầu vào tháng 9.2009, khi nhu cầu cải tiến công nghệ quân sự đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa các loại xe chiến đấu của Nga và là nền tảng cho việc chế tạo các loại xe vận chuyển Rakushka mới.
Thực tế, hệ thống hỏa lực của Rakushka không thật sự mạnh mẽ: xe chỉ có 2 khẩu 7.62mm, một trong số đó được gắn ở một tháp súng phía trước, còn khẩu thứ hai được gắn ở phía bên trái của khoang lái.
Quân đội Nga thử nghiệm xe thiết giáp chở quân Rakushka hồi cuối năm 2014
Mục đích của chiếc xe bọc thép chuyên chở nặng 13,2 tấn này là để làm những công việc “nội trợ” của quân đội, bao gồm đưa quân ra tiền tuyến, cung cấp đạn được và vận chuyển những người bị thương. Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, chiếc xe cần phải nhanh, có đủ sức chứa và dễ dàng điều khiển và Rakushka đã thỏa mãn những tiêu chí trên.
Video đang HOT
Mặc dù các nhà thiết kế đã bị giới hạn bởi những yêu cầu của quân đội nhằm giúp xe có thể vận chuyển qua đường hàng không và nổi được trên mặt nước, họ vẫn có thể chế tạo xe với sức chứa lớn gấp 1,5 lần so với chiếc BTR-D. Giờ đây, 13 binh lính dù có thể dễ dàng ngồi trong lòng chiếc Rakushka.
Xe được điều khiển bởi 2 người và thiết kế không gian bên trong cho phép gắn thêm cáng để hỗ trợ người bị thương và vận chuyển đạn dược. Rakushka sử dụng khung gầm của BMD-4, do đó giữa hai xe có một số điểm tương đồng trong quá trình sản xuất.
Rakushka được sử dụng để “nội trợ” còn BMD-4M thì là hỏa lực chính của một đơn vị đổ bộ đường không của Nga, hai loại xe cùng khung gầm cùng kích thước cùng tốc độ di chuyển cao là 70 Km/h nhưng lại có chức năng hỗ trợ bổ sung cho nhau.
Theo Một Thế Giới
Tiến công lữ dù 3, đánh chiếm đèo M'Drak
Tuần cuối tháng 3 năm 1975, khi Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu không còn hy vọng giữ được cao nguyên, buộc phải "triệt thoái" Quân đoàn II về duyên hải, thì việc chốt phòng ngự, ngăn "cộng quân" phải nghĩ đến 3 con đèo. Đó là đèo An Khê ngăn đối phương theo đường 19 xuống Bình Định ; đèo TuNa trên đường số 7 ( Phú Bổn) ngăn xuống Tuy Hoà và đèo M'Drak (Phượng Hoàng), ngăn QGP truy kích xuống duyên hải Ninh Hoà, Nha Trang theo đường 21.
Kỳ vọng vào quân dù
Nhưng đường 19, đèo An Khê bị Sư đoàn Sao Vàng QGP cắt từ trước. Đèo Tu Na không còn là chiến luỹ, khi sư đoàn 320 truy kích Quân đoàn II chạy dài từ Cheo Reo đến Củng Sơn. Chỉ còn đèo M'Drak-Phượng Hoàng, dọc lộ 21 !
Đèo Phượng Hoàng nằm trên Quốc lộ 21, là ranh giới giữa hai tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hòa và là cửa ngõ nối liền Tây Nguyên với miền duyên hải Trung bộ.
Đèo M'Drak hôm nay
Cuối tháng 3 -1975 tướng Lê Quang Lưỡng nhận lệnh đưa lữ dù 3 của đại tá Lê Văn Phát được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn Biệt động quân đổ xuống đèo M'Drak, chặn Quân giải phóng tiến về Dục Mỹ, Ninh Hòa. Nói như các cựu sĩ quan dù: Nhiệm vụ là "Trì hoãn trục tiến của các đơn vị Cộng quân, bọc hậu cho các đơn vị bạn trong vùng giao phó".
Theo chiến thuật của tướng Lưỡng, quân lữ dù 3 triển khai các "đại đội đa năng" độc lập tác chiến, trực thuộc thẳng lữ đoàn. Đây vốn là "sáng kiến" của tướng Lưỡng từ hồi giành giật Thượng Đức, nhằm tăng thêm tay súng trực tiếp tác chiến, nhờ giảm "biên chế" lính cơ quan, phục vụ, văn phòng.
Theo các cựu sĩ quan VNCH ở hải ngoại bàn luận, "Trục địch quân đi ngay vào tuyến án ngữ của Lữ đoàn 3 nhảy dù trên đèo M'Drak". Các đại đội đa năng này thực hiện chiến thuật "mạng nhện", nhằm phát huy tính linh hoạt của cấp phân đội, giăng ra khắp khu vực, chốt các điểm cao "yết hầu" dọc con đường đèo dốc quanh co hiểm trở từ Dục Mỹ đến Khánh Dương M'Drak, chiều dài gần 20 km trên lộ 21, biến M'Drak thành "tấm cản thép", nút chặn kiên cố liên hoàn ngăn QGP.
Chi viện hỏa lục cho lữ dù này là các trận địa pháo ở căn cứ Dục Mỹ, Lam Sơn. Ngoài ra còn sự chi viện rất mạnh của sư đoàn 6 không quân, bao gồm nhiều trực thăng vũ trang, máy bay ném bom A-37 tăng phái, chi viện hỏa lực từ trên không cho các đại đội giữ các chốt đèo.
Sư đoàn 10 QGP Tây Nguyên, được tăng cường trung đoàn bộ binh 25, trung đoàn pháo chiến dịch 40, trung đoàn pháo phòng không 234 và 1 tiểu đoàn đặc công, cùng 1 tiểu đoàn xe tăng (thiếu). Cách đánh xác định là vận động tiến công đánh phản kích chiếm đèo.
Đấu trí, đấu lực
Phân tích trước trận đánh, chỉ huy QGP cho rằng, tiến công đánh chiếm đèo, thực chất là vận động tiến công đánh chiếm điểm cao. Theo lý thuyết thì lực lượng tiến công phải mạnh, có hỏa lực pháo chi viện, chế áp tốt. Nhưng ở đây không phải chỉ là 1 đến 2 điểm cao, mà rất nhiều chốt điểm cao trải dài gần 20 ki-lô- mét đường đèo quanh co, các chốt này "kiểu mạng nhện" chi viện cho nhau , cùng pháo binh bắn chặn, rất khó dứt điểm. Do đó tính chất phức tạp của trận đánh sẽ tăng lên, khi đối phương là quân dù có chi viện mạnh hỏa lực cả phi pháo và không quân, thiết giáp.
Trận đánh diễn ra sáng 29 tháng 4 năm 1975. Ban đầu pháo binh QGP khai hỏa, bắn phá hoại các điểm cao phía tây đèo, diệt các phân đội pháo của VNCH. Toàn mặt trận hình thành 3 mũi tấn công địch, Ở hướng Bắc, Trung đoàn 25 vượt qua các dãy núi cao, từ trên đánh phủ xuống đầu địch. Ở hướng Nam, Trung đoàn 24 lấn tới chân đèo, giành nhau với địch từng mét chiến hào, công sự, mỏm đồi...Máy bay sư đoàn 6 xuất hiện ném bom, bắn rốc két xuống trận địa pháo QGP, lập tức pháo cao xạ, tên lửa vác vai A-72 ( SA-7) của QGP bắn trả dữ dội, buộc máy bay vọt lên cao. Theo phương án, các đơn vị thuộc sư đoàn 10 và phối thuộc đã liên tục tiến công chiếm các điểm cao, chia cắt bộ binh với bộ binh, mở đường cho xe tăng, xe bọc thép đột phá từng chốt quân dù. Một trận hiệp đồng binh chủng ngoạn mục đã diễn ra ở các khúc đèo.
Phải nói rằng, sau các trận ở Đức Lập, Phước An, sư đoàn 10 càng đánh càng mạnh, sức cơ động tốt, hỏa lực dồi dào, nhờ chiến lợi phẩm là pháo, đạn, cơ giới thu được. Nhưng chính là ý chí và sự phấn khích, sự cổ vũ từ những thắng lợi trong chưa đầy 20 ngày thắng lớn ở Nam Tây Nguyên. Các chỉ huy phân tích, quân dù chỉ mạnh khi có hỏa lực đi kèm, chi viện tốt. Bài học trận Thượng Đức cho thấy, quân dù có kỹ thuật cá nhân, đánh "lỳ", từng cá nhân sử dụng được nhiều loại vũ khí, phân đội tác chiến năng động khi có pháo binh dù và pháo các trận địa chi viện.
Lợi dụng các yên ngựa, khe núi, lữ dù đặt các pháo đội phân tán, nhưng bắn tập trung chặn đội hình QGP. Rõ ràng, tại M'Drak, khi cắt bộ binh với pháo binh, bộ binh với không quân, hiệu ứng tác chiến của lính dù xuống thấp hẳn.
Đến chiều 30 tháng 3, pháo binh QGP bắn khá mạnh. Nhiều khẩu pháo thu được từ giữa tháng 3 đã phát huy hỏa lực. Không thiếu đạn. Những xe đạn pháo thu ở khu kho Mai Hắc Đế (Buôn-mê-thuột) được chuyển đến đã giáng những đòn sấm sét xuống Lữ dù 3. Pháo binh QGP diệt từng khẩu pháo, vô hiệu hóa từng cụm hỏa lực, 30% pháo binh, xe tăng dần bị diệt. Nhiều chốt bị mất, hai tiểu đoàn quân dù dần bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Đêm 30-3-1975, do không ứng chiến nổi, một lực lượng quân dù (khoảng một tiểu đoàn) rút chạy về phía đông đèo Phượng Hoàng. Trung đoàn 24 của sư đoàn 10 trong đêm tối mịt mùng đã nhận lệnh đánh chặn tàn quân lữ dù. Tiểu đoàn 5 đã động viên bộ đội truy kích địch, dưới làn đạn pháo. Tới 5 giờ sáng, các chiến sĩ đã vận động tới phía đông đèo.
Để giúp quân dù tháo chạy, các trận địa pháo địch ở Dục Mỹ, Lam Sơn bắn mạnh vào các mũi hướng của trung đoàn 24. Máy bay A37 ném bom bi, bom cháy xuống trận địa, hòng đẩy ta ra khỏi các vị trí. Lại có thêm một tiểu đoàn biệt động quân và một chi đội xe bọc thép nống từ căn cứ Lam Sơn lên giành giật trận địa. Lúc này tàn quân của tiểu đoàn dù cũng cố sức đánh ép từ trên đỉnh đèo xuống. Địch tăng cường hỏa lực, máy bay ngoài dự kiến, khiến tình thế gay go cho trung đoàn 24.
Sư đoàn 10 lập tức lệnh cho trung đoàn 28 sử dụng bộ binh, xe tăng, xe bọc thép xuất kích, áp sát quân dù. Địch chốt ở buôn Ea Thi đánh trả. Lợi thế của quân dù có máy bay A37 ném bom chi viện, QGP có tổn thất, phải dừng lại. Sau khi nắm lại tình hình, đánh giá địch, sư đoàn 10 điều 4 xe K63 lên tăng cường. Pháo cao xạ cũng có mặt "khóa" vùng trời, xua bọn A37 ra xa. Pháo chiến dịch thuộc của trung đoàn 40 liên tục bắn mãnh liệt hơn. Có trận đấu pháo hàng giờ liền, pháo binh không kịp đào công sự, đặt ngay tại đường nhựa bắn vào các cụm pháo vừa phát hiện, làm rung chuyển cả một vùng đường đèo mấy chục cây số. Có tới 12 khẩu pháo của địch bị phá hủy, khiến pháo VNCH câm họng.
Trong bài "Vĩnh biệt Nha Trang" tác giả Vĩnh Hiếu, một sĩ quan không quân Ngụy viết: "Tháng 3-1975, tại khu vực đèo M'Drak, phi công Huỳnh Râu điện cho (tổ bay): Hãy tác xạ vào đám rừng bên sườn đồi, đừng vào gần. Coi chừng SA-7( A-72)! Nghe vậy, tất cả các giác quan của tôi bừng dậy như chạm vào luồng điện". Tên lửa A72 của trung đoàn 234 phát huy kết quả diệt thêm máy bay, buộc chúng phải vọt lên cao.
Tới 12 giờ, QGP từ các hướng đông chân đèo đồng loạt tiến lên đỉnh đèo, nơi có bình độ cao nhất mà lộ 21 vắt qua, sau 30 phút đánh chiếm, một phần quân dù đã bỏ chạy, QGP chiếm địa bàn quan trọng. Bài học tại trận được rút ra, cần có lực lượng hai phía từ trên đèo và dưới đèo, phối hợp đánh truy kích địch.
Xe tăng đột kích, bộ binh tiến theo, hoả lực tăng tạo uy lực, thốc tới làm địch lúng túng.
Ngay sau đó, phối hợp với pháo tầm xa là các cụm hỏa lực bộ binh bí mật áp sát cụm quân dù bất ngờ nã những đường đạn chính xác vào các chốt còn lại, gây cho quân dù tổn thất nặng nề.
Sau một giờ đánh phá bằng hỏa lực, được lệnh tiến công cao điểm 609. Trước sức tiến công mạnh mẽ bất ngờ, Tiểu đoàn 5 mũ đỏ yêng hùng của trung tá Bùi Quyền không chịu được lối đánh bị chia cắt, không chịu được lối đánh gom của sư đoàn 10, vội vã tháo chạy. Trung đoàn 66 lập tức truy kích, bắn cháy hai xe kéo pháo, một xe M113 và hai xe GMC chở đầy lính. Tiểu đoàn 5 bị xóa sổ, QGP bắt gần 300 tù binh. Trong lúc Trung đoàn 66 tiến công thì Trung đoàn 28 đã tiêu diệt và bắt sống hơn 200 quân dù , trong đó có toàn bộ ban chỉ huy Tiểu đoàn 6 của trung tá dù Nguyễn Văn Thành.
Trung đoàn 24 tới lúc này được lệnh đánh bọc sau lưng địch, đánh vào sở chỉ huy lữ dù 3 chiếm tiếp trận địa pháo. Hỏa lực đi kèm bắn mạnh áp chế địch. Bộ đội chia thành nhiều mũi đè bẹp quân dù ở các vị trí, làm chủ trận địa chân đèo phía đông. Đường về Dục Mỹ-Ninh Hòa được mở thông. Rất nhiều tù binh là quân thuộc lữ dù của đại tá Lê Văn Phát bị bắt. (Đại đội 11 bắt tới trên 100 tù binh).
Suốt đêm 31- 3, đại tá Phát chỉ huy quân dù gọi máy bay C130 thay nhau thả pháo sáng, bắn đạn 20mm dọc theo đường 21. Pháo từ căn cứ Lam Sơn, Dục Mỹ cũng bắn như vãi đạn để trấn an cho số quân dù còn lại "thục mạng chạy về phía biển". Lữ đoàn dù 3 bị diệt, lá chắn phía tây tỉnh Khánh Hòa bị đập tan, chốt đèo M'Drak lập tức thông thoáng, toàn bộ hệ thống phòng thủ của lữ dù 3 VNCH từ Tây sang Đông.. rồi binh sĩ Trung tâm huấn luyện Lam Sơn, biệt động quân, pháo binh Dục Mỹ, Trường hạ sĩ quan đều rút chạy về Ninh Hòa.
Có ý kiến cho rằng, sau trận Buôn-mê-thuột, nếu quân đội VNCH kịp điều các lữ dù tái chiếm Nam Tây Nguyên, thì có thể xoay chuyển tình hình. Nhưng với tình huống thế đã cài, địa hình Nam Tây Nguyên và cả Pleicu khá thuận lợi cho triển khai cơ giới QGP. Trong khi phía quân đội VNCH, sức cơ động đường bộ bị khống chế. Với quân dù VNCH, địa hình thuận lợi như các chốt đèo liên hoàn ở M'Drak mà quân dù vẫn không giữ được, thì liệu các lữ dù có thể xoay sở ra sao ở Tây Nguyên. Nên nhớ hỏa lực pháo binh QGP ở Tây Nguyên khá mạnh, sức cơ động cao. Thiết giáp QGP có thể đột kích vào bất cứ địa bàn nào, vùng trời cao nguyên bị pháo cao xạ và tên lửa A72 hầu như không chế, ngay ở tầm cao! Năm 1975, thế và lực QGP Tây Nguyên đã lớn mạnh hơn nhiều.
Các sĩ quan, chiến sĩ QGP tiến công chiếm đèo chưa biết, cũng trong ngày đánh dứt điểm này, Thành phố Đà Nẵng, căn cứ liên hiệp hải, lục, không quân mà tướng Ngô Quang Trưởng cố giữ đã bị QGP "tràn ngập", thành phố lớn nhất Miền Trung cũng vừa giải phóng.
Như vậy, sau M'Drak , sau 21 ngày Tổng tiến công, toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng, Quân đoàn 2, Quân khu II coi như bị xóa sổ, Quân khu I của VNCH bị đánh mạnh, chia cắt, tan hàng.
Theo Năng Lượng Mới
Mỹ gửi 600 lính dù đến Ukraine Một tiểu đoàn 600 lính dù của Mỹ sẽ đến Ukraine vào tháng 3.2015 để huấn luyện cho lực lượng vệ binh quốc gia nước này. Tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù 173 của quân đội Mỹ, có căn cứ tại tỉnh Vicenza, đông bắc Ý, theo Fox News. Lính dù thuộc Lữ đoàn dù 173 của Mỹ tại căn cứ không quân...