Lính đào ngũ Triều Tiên trốn sang Trung Quốc cướp phá
Cảnh sát Trung Quôc hồi cuối tháng 12 đã bắn hạ một binh sĩ đào ngũ của CHDCND Triêu Tiên sau khi người này chạy vào một ngôi làng Trung Quôc gần biên giới 2 nước, cướp bóc và bắn chết 4 dân làng.
Một người lính biên phòng CHDCND Triêu Tiên đứng gác tại hàng rào ngăn cách 2 nước Triêu Tiên – Trung Quôc – Anh: Reuters
Tờ Chosun Ilbo (Han Quôc) ngày 5.1 dẫn lời một nguồn tin cho biết binh sĩ Triêu Tiên có vũ trang này đã lẻn vào một ngôi làng ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quôc, hồi hôm 27.12.
Sau khi hạ sát 4 người và làm 1 người bị trọng thương, lính đào ngũ Triêu Tiên đã xông vào các ngôi nhà để cướp bóc rồi bỏ chạy, theo nguồn tin của Chosun Ilbo. Người này sau đó bị binh sĩ và cảnh sát Trung Quôc truy đuổi, bắn bị thương và bắt giữ, nhưng cuối cùng đã tử vong vì vết thương quá nặng.
Trong cuộc họp báo về vụ việc nói trên, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quôc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Trung Quôc đã gửi công hàm phản đối cho phía Triêu Tiên và chinh phu Trung Quôc đang xử lý vấn đề theo đúng quy định của pháp luật”.
Chosun Ilbo bình luận do nạn đói hoành hành Triêu Tiên, một số binh sĩ và người dân nước này đã băng qua biên giới, lẻn vào các trang trại Trung Quôc để ăn trộm lương thực, đồ đạc và đôi khi đã gây ra tội ác.
Nhằm bảo vệ người dân vùng biên giới, chinh phu Trung Quôc hồi năm 2012 đã gửi khoảng 600 điện thoại di động cài sẵn số gọi khẩn cấp cho các vùng hẻo lánh, theo tờ báo Han Quôc.
Hoàng Uy
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Iraq: Ngàn binh sĩ đào ngũ muốn quay lại chiến đấu vì Baghdad
Hôm 17/6, theo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), gần đây hàng loạt binh sĩ Iraq đã đào ngũ khi các chỉ huy của họ bỏ trốn. Tuy nhiên, những binh sĩ này đang quay trở lại Baghdad với một tinh thần chiến đấu rất cao.
Trong tuần gần đây, khi nhóm chiến binh thân Al-Qaeda đang rất manh động tại miền bắc Iraq thì nhiều người thuộc lực lượng an ninh nước này lại đang tìm cách bỏ trốn.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời một số binh sĩ đang trú tại thành phố Erbil sau khi đào ngũ, cho biết, họ không hèn nhát hay thiếu kỉ luật mà buộc phải làm như vậy vì bị chỉ huy bỏ rơi. Họ chỉ có một lựa chọn, và đó là đầu hàng.
Một người lính đào ngũ có tên là Hussein nói: "Chúng tôi đã có tất cả mọi thứ, tất cả các thiết bị cần thiết, được huấn luyện tốt nhưng chúng tôi không có người cầm đầu, chỉ huy.
Những người lính tình nguyện đang tham gia huấn luyện tại Kerbala hôm 17/6.
Anh này cũng cho hay, lữ đoàn của anh, đóng quân ở một tỉnh thuộc miền bắc Iraq trong 9 năm qua, đã bị tan dã hoàn toàn vào tuần trước sau khi chủ tịch tỉnh và nhiều lãnh đạo hàng đầu của quân đội bất ngờ bỏ chạy.
Hussein nghi ngờ rằng những người này đã bị lực lượng nổi dậy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) mua chuộc.
Còn một lính đào ngũ khác có tên Ahmed thì cho hay, khi nghe tin các chỉ huy của mình biến mất, anh đã không thể nào tin. Anh nói: "Chúng tôi đã cố gắng gọi họ để xác nhận. Nhưng chúng tôi không liên lạc được với họ".
Trong gần bốn ngày, Ahmed và hàng trăm binh sĩ khác cố gắng chiến đấu với các tay súng và hy vọng Baghdad sẽ gửi tới chỉ huy mới hoặc tiếp viện nhưng không ai đến.
Cuối cùng, Ahmed nói rằng anh và đơn vị của mình chỉ còn cách lựa chọn: đầu hàng ISIL.
Gần một tuần sau khi nhóm chiến binh tấn công ào ạt ở miền bắc, quân đội Iraq đang tập hợp quân trở lại. Họ kêu gọi những người đào ngũ tới Baghdad để gia nhập lại hàng ngũ.
Hussein và Ahmed cho biết, họ chẳng muốn gì hơn là quay trở lại vị trí của mình. Họ đã hết tiền và bắt đầu cảm thấy tội lỗi vì đã đào ngũ.
Vào hôm 16/6, những người đào ngũ được hãng hàng không Iraq Airways cấp một vé máy bay một chiều miễn phí tới Baghdad.
Văn phòng Iraq Airways tại Erbil cho biết đã phát tới hơn 1000 vé cho những người đào ngủ và được biết chính phủ sẽ điều máy bay riêng để chở những người còn lại.
Ông Saad Maan, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Iraq khẳng định: "Tất cả mọi người, những người lính hoặc thậm chí cảnh sát đều có cơ hội tái gia nhập quân đội của chúng tôi".
Ông Maan cho biết quân đội sẽ tập trung tại Baghdad trước khi triển khai tới Tikrit và Mosul.
Trong khi đó, theo Thời báo Hoàn cầu, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki lại truyền đi một thông điệp khác. Ông dọa rằng những người đào ngũ phải bị xử lý rõ ràng.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời ông Nouri cho hay: "Đối với những người đã không làm gì và những người đã bỏ vị trí của họ, chúng ta phải cho họ biết rằng không phải họ đã trốn thoát. Thành thật mà nói đây là cơ hội thoát khỏi những kẻ hèn nhát và yếu đuối. Đây là cơ hội cải thiện quân đội và thanh lọc những thành phần như vậy".
Trong khi đó, theo Thời báo Hoàn cầu, một đại tá quân đội Iraq cho rằng: "Họ buộc phải chạy trốn. Chỉ huy của họ bỏ lại họ trong nguy hiểm, họ không có ai ra lệnh để chiến đấu". Ông này còn cho rằng việc đào ngũ hàng loạt tại Mosul nên được xem là một vấn đề chính trị, chứ không phải là vấn đề quân sự hay chiến lược.
Trong khi đó, nhiều binh sĩ đào ngũ cho biết họ không có ý định đào ngũ một lần nữa.
Ghassan, một người lính cùng đơn vị của Ahmed nói: "Chúng tôi đã học được một bài học. Bây giờ chúng tôi đã hiểu kẻ thù của chúng tôi".
Một người lính đào ngũ khác cũng tên Ahmed nói: "Tôi rất hạnh phúc và vui mừng khi đăng ký trở lại [Mosul]".
Ahmed nói: "Những người thân của chúng tôi đang ở [Mosul]. Tôi muốn quay trở lại, cầm vũ khí để bảo vệ gia đình của tôi và đưa cuộc sống trở lại bình thường".
Theo Infonet
Lời kể bàng hoàng của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc cướp phá Sang 26/5, tau ca QNg 96417 TS, do ngư dân Dương Văn Giàu (thôn Đông, xa An Hai, huyên Ly Sơn) cập bờ trong tình trạng bị đập phá tan nát. Điều khiển con tàu cá bị đập phá tan nát cập đảo Lý Sơn, ngư dân Dương Văn Giàu, chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 11 ngư dân chưa hết bàng hoàng...