Lính cứu hỏa Trung Quốc bị sa thải vì chụp ảnh tự sướng lúc làm việc
Hai lính cứu hỏa Trung Quốc bị sa thải và một người bị cảnh cáo sau khi chụp ảnh tự sướng ( selfie) trong lúc ứng phó với một tình huống khẩn cấp.
Ảnh minh họa một lính cứu đang làm nhiệm vụ – Ảnh: Reuters
Sở cứu hỏa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vừa ra thông cáo cho biết hai lính cứu hỏa của họ đã bị sa thải và một lính cứu hỏa khác bị cảnh cáo vì chụp ảnh tự sướng, theo Tân Hoa xã ngày 26.5.
Ba người này bị trừng phạt sau khi những bức ảnh họ chụp tự sướng trong lúc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm một đứa trẻ mất tích sau đợt mưa lớn ở tỉnh Vân Nam được lan truyền trên mạng, Tân Hoa xã cho hay.
“Sở cứu hỏa tỉnh Vân Nam cho biết sẽ tăng cường công tác quản lý các lính cứu hỏa và hoan nghênh sự giám sát của người dân”, theo Tân Hoa xã.
Trào lưu chụp ảnh tự sướng đã kéo theo cuộc tranh luận về vấn đề thời điểm và địa điểm thích hợp để chụp ảnh tự sướng và nhiều người bị “nghiện” chụp ảnh selfie.
Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt và Tổng thống Mỹ Barack Obama bị chỉ trích dữ dội sau khi cả ba chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại di động hồi tháng 12.2013 tại quốc tang cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Gần đầy, truyền thông Nga hôm 22.5 đưa tin một phụ nữ người Nga 23 tuổi lâm vào tình trạng nguy kịch sau khi vô tình cướp cò, bắn súng vào đầu trong lúc chụp ảnh tự sướng.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Nữ hoàng Anh quyền lực ra sao (Phần 2)
Ngoài những đặc quyền chạy xe không cần bằng lái, không phải xuất trình passport, quyền hành của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng ảnh hưởng đến chính trị Anh.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị - Ảnh: Reuters
Đối với một quốc gia quân chủ lập hiến như nước Anh thì nhà vua và Hoàng triều không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Nhưng những gì trang tin Business Insider (Mỹ) phân tích ngày 19.5 cho thấy quyền lực của Nữ hoàng Anh trong vai trò chính trị là không nhỏ.
Có quyền ký các văn bản pháp quy
Để đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật đều cần đến sự đồng ý của Nữ hoàng. Một dự luật sau khi được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, sẽ đến tay Hoàng gia và quy trình này được gọi là "Hoàng gia phê chuẩn".
Quốc hội Anh có thượng viện gọi là Viện Quý tộc (House of Lords) và hạ viện gọi là Viện Thứ dân (House of Commons) với quốc trưởng hiện nay là Nữ hoàng Anh. Do đó, bà có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc, tất nhiên điều này chỉ được thực hiên "theo cố vấn" của bộ trưởng chính phủ như các cường quốc khác.
Được miễn thuế
Nữ hoàng Anh không phải đóng thuế, nhưng bà luôn tự nguyện nộp thuế thu nhập và thuế lợi nhuận đầu tư kể từ năm 1992.
Được miễn truy tố
Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị hoàn toàn được miễn truy tố, đồng thời không bị buộc phải đưa ra bằng chứng tại tòa án.
Về mặt lý thuyết, một nữ hoàng không thể "nghĩ sai và làm bậy", học giả pháp lý John Kirkhope lý giải với Business Insider. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn phải đảm bảo rằng mọi hoạt động của bà với tư cách cá nhân đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Nữ hoàng phạm tội và bị khiếu nại, bà sẽ gần như chắc chắn bị buộc phải thoái vị, theo Business Insider.
Phong tước hiệp sĩ
Các thí sinh tham gia giải Chiến đấu Trung cổ Thế giới tại Anh - Ảnh: Reuters
Nước Anh ngày nay không còn các hiệp sĩ cưỡi ngựa loanh quanh thành phố truyền bá những giai thoại về lòng dũng cảm của họ nữa. Dù vậy, tước vị hiệp sĩ vẫn tồn tại và được phong bởi Nữ hoàng.
Những hiệp sĩ thời nay được phong dựa vào cống hiến của họ cho nước Anh, bất kể thuộc ngành nghề nào. Hằng năm, các bộ trưởng Anh gửi danh sách đề cử phong hiệp sĩ để Nữ hoàng phê duyệt.
Không bị ràng buộc bởi Luật Tự do thông tin
Mọi thông tin về Hoàng gia đều được miễn đề cập ngay cả khi các nhóm hoạt động vì quyền tự do thông tin yêu cầu. Tự do thông tin hay gọi chung là quyền tự do ngôn luận bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ, trao đổi thông tin bằng mọi phương tiện, báo đài, sách hay in ấn.
Luật miễn trả lời này được thiết lập sau trận tranh cãi giữa báo Guardian (Anh) và Thái tử Charles. Tờ báo này đã yêu cầu công khai nội dung bức thư của Thái tử gửi các bộ trưởng chính phủ.
Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Úc
Cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam - Ảnh: Reuters
Trong vai trò là nguyên thủ quốc gia Úc, Nữ hoàng Anh cũng có những quyền hạn nhất định đối với chính phủ nước này. Vào năm 1975, Toàn quyền John Kerr, người đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Úc lúc bấy giờ, đã sa thải Thủ tướng Úc Gough Whitlam.
Các quốc gia khác chịu sự phi phối của Nữ hoàng Anh gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu. Toàn bộ những nước này thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
Đứng đầu một tôn giáo
Nữ hoàng Anh là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh, quốc giáo đầu tiên được thành lập sau khi Vua Henry VIII tách khỏi Giáo hội La Mã vào thế kỷ thứ 16.
Bà cũng có quyền bổ nhiệm Giám mục và Tổng giám mục, và điều này tương tự các quyền hạn khác của bà, chỉ được thực hiện dưới sự cố vấn của Thủ tướng, người tham vấn từ Ủy ban Giáo hội.
Tặng tiền cho người về hưu
Maundy là đồng bạc đặc biệt mà Nữ hòang Anh tặng cho những người về hưu mỗi năm tại nhà thờ chánh tòa Anh quốc nhân dịp mừng lễ Phục sinh. Số người nhận tiền sẽ tương ứng với số tuổi của Nữ hoàng. Năm nay bà đã 89 tuổi, như vậy sẽ có 89 Trứng Phục sinh có chứa đồng Maundy được tung ra cho người lớn tuổi trong cuộc thi lăn trứng, một lễ hội truyền thống ở nước Anh.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Quan chức hoàng gia Ả Rập Xê Út mất 'ghế' vì tát phóng viên Quốc vương Salman của Ả Rập Xê Út tuyên bố sa thải trưởng ban lễ tân hoàng gia Mohammed al-Tobayshi sau khi clip ghi cảnh ông này tát phóng viên ảnh bị tung lên mạng. Quốc vương Salman (phải) đang cố gắng tạo một bộ mặt mới cho đội ngũ lãnh đạo - Ảnh: Reuters Saudi Press Agency, thông tấn xã chính thức...