Lính cứu hỏa cho chú mèo đang hấp hối thở mặt nạ dưỡng khí
Cứu sống chú mèo bị ngạt khói trong đám cháy, lính cứu hỏa người Nga Andrey Meister nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng.
Lính cứu hỏa cứu mèo trong đám cháy. Giải cứu chú mèo trong đám cháy nhà, lính cứu hỏa người Nga Andrey Meister nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng.
Lính cứu hỏa người Nga tên Andrey Meister đang trở thành hiện tượng mạng xã hội sau khi video anh hồi sức cho một chú mèo đang hấp hối được chia sẻ trên nhiều diễn đàn.
Theo Russia News, chú mèo gặp nạn trong một trận hỏa hoạn tại thành phố Tver, cách thủ đô Moscow 160 km về phía Đông Bắc hôm 12/11.
Andrey và các đồng đội của mình nhìn thấy chú mèo khi phá cửa vào một căn hộ trên tầng 3 của tòa nhà.
Andrey Meister cố gắng cho chú mèo thở bằng bình dưỡng khí.
Sau khi sơ tán tất cả nạn nhân bị mắc kẹt, thấy con mèo nằm kiệt sức vì hít phải quá nhiều khói, anh nhanh chóng tìm cách cứu sống nó.
Meister đặt con vật cạnh vũng nước, rửa bớt vết bẩn bám trên lông và dùng bình dưỡng khí của mình để cung cấp oxy cho con vật tội nghiệp.
Sau 7 phút được cấp cứu, con mèo may mắn tỉnh lại. Sau đó nó được đặt nằm nghỉ ngơi trên một chiếc ghế sofa.
Video Andrey Meister giải cứu mèo thu hút hàng triệu lượt xem. Dân mạng dành lời khen ngợi cho hành động nhân văn của chàng trai người Nga.
Dân mạng dành lời khen ngợi cho hành động nhân văn của chàng trai người Nga.
Đây không phải lần đầu tiên lính cứu hỏa được khen ngợi khi có hành động giải cứu động vật trong đám cháy.
Hình ảnh người lính cứu hỏa cho con gấu koala uống nước sau trận cháy rừng ở Victoria, Australia năm 2009 trở thành biểu tượng đẹp được lan tỏa khắp mạng xã hội.
Theo Zing
Khi tình người sáng bừng trong hỏa hoạn nhưng lại bị dập tắt bởi bão giông
Hai ngày, hai thảm họa liên tiếp xảy ra, một bên là cháy kinh hoàng, một đằng là mưa bão trên diện rộng. Và ở đó câu nói của người xưa vẫn là chân lý: 'Có gặp hoạn nạn mới biết lòng nhau.'
Cùng là con người với nhau nhưng cách người ta đối xử với nhau trong thảm họa, thiên tai sao lại trái chiều đến vậy? Vừa hôm trước chúng ta còn thấy ấm lòng khi nhìn cách người ta bao bọc lẫn nhau trong trận hỏa hoạn khủng khiếp, đến hôm sau đã phải sững người vì cách bảo vệ khách sạn 5 sao xua đuổi người trú bão. Tại sao vậy?
Khi mọi thứ đều bốc cháy trừ trái tim của những người 'tối lửa tắt đèn có nhau'
Vụ cháy ở Nhà máy phích nước Rạng Đông có lẽ là vụ hỏa hoạn dai dẳng chưa từng thấy trong vài năm trở lại đây, cháy suốt từ 17 đến 22 giờ, kéo dài suốt 5 tiếng vẫn chưa dập được lửa. Nhưng trong thảm họa, người ta thấy được những hình ảnh đẹp, đó là những hình ảnh của tình người, của tấm lòng nhân ái.
Nhiều người dân đã túc trực suốt đêm để tiếp tế nước và bánh mì cho lính cứu hỏa. Có những người không chịu ảnh hưởng từ đám cháy cũng tham gia giúp đỡ lực lượng chữa cháy và kề vai sát cánh cùng những người chịu thiệt hại.
Sự khủng khiếp của trận hỏa hoạn.
Trong không khí sôi sục, hỗn loạn, khẩn trương ấy, lòng người như dịu lại. Những nạn nhân cảm thấy được an ủi vì không chỉ có một mình. Những người đi giúp đỡ người khác cũng cảm thấy hạnh phúc vì làm được những điều tốt đẹp. Trong đêm hỏa hoạn ấy, dường như mọi thứ đều bốc cháy trong biển lửa, trừ trái tim của những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Khi một chiến sĩ công an nói: 'Chúng tôi cần 3 chiếc mũ bảo hiểm cho các chiến sĩ lực lượng PCCC. Họ sẽ phải tiếp cận sâu hơn nữa bên trong hiện trường. Người dân nếu nhà ở gần đây, có thể hỗ trợ chúng tôi.' Một người đàn ông cởi ngay chiếc mũ mình đang đội, không chần chừ. Một người phụ nữ cẩn thận hỏi thêm: 'Thế còn đèn pin, các anh có cần thêm không?'
Người dân kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ PCCC.
Không ngồi yên chờ cảnh sát PCCC tới, nhiều người dân đã tự dẫn nước, kéo vòi, leo lên mái nhà để ngăn cản đám cháy lan tới. Bất chấp nỗ lực giập lửa, ngọn lửa hung hãn vẫn cứ lan dần. Khi ngọn lửa bén dần sang nhà dân, cơ quan chức năng kêu gọi mọi người sơ tán đồ đạc. Lúc này, dù khói độc và cái nóng hầm hập phả ra, tất cả mọi người đều chung tay giúp đỡ người bị nạn, từ bác xe ôm đến những người qua đường.
Có lẽ không cần phải đến khi hỏa hoạn ta mới thấy tình người luôn là thứ tuyệt vời, nhưng trong hoạn nạn, sự đoàn kết, tấm lòng tương thân tương ái như càng trở nên bừng sáng hơn. Hình ảnh người dân tiếp bánh, tiếp nước cho anh lính cứu hỏa lả đi vì đói, vì sốc khói, hình ảnh những người xa lạ xúm vào giúp đỡ lẫn nhau đã trở thành những hình ảnh đẹp và cảm động trong vụ cháy kinh hoàng ở Nhà máy phích nước Rạng Đông.
Lạc lối trong biển lửa. Ảnh: Zing
Trong mưa bão, tình người ẩn nấp ở đâu?
Chiều 29/9, chỉ một ngày sau vụ hỏa hoạn ở Nhà máy phích nước Rạng Đông, chúng ta được thấy một hình ảnh đối lập và không khỏi đặt vào thế so sánh, nghĩ suy. Theo đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, hình ảnh một người đàn ông được cho là bảo vệ của khách sạn Grand Plaza thẳng tay đuổi người trú mưa, trong đó có một phụ nữ, người lớn tuổi và trẻ nhỏ khiến dư luận dậy sóng.
Quản lý lễ tân khách sạn Grand Plaza cũng nhanh chóng lên tiếng xác nhận người đàn ông trong clip đúng là bảo vệ của khách sạn. Lý do anh ta làm vậy là vì những người trú mưa đứng chắn lối vào của khách VIP. Anh ta cũng chỉ nhắc nhẹ mọi người sang bên kia đường mà trú chứ không hề quát nạt, xua đuổi.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị T.T.H - người quay clip 'chính chủ' thì: 'Lúc đó tôi vừa đi đến đoạn khách sạn này thì trời mưa xối xả, sấm chớp nhiều. Do quá sợ nên tôi mới tạt vội vào khách sạn này đỗ xe trú mưa lúc này cũng có một chị có cậu con trai và một bác có một bé nhỏ nhỏ đứng trú. Vừa đứng lại một lúc thì có một người đàn ông ra đuổi là đi ra ngoài kia, đi ra ngoài kia ngay, ở đây như thế này mà lại đứng như thế này à?'
Khách sạn sang chảnh nhưng không có nổi một chỗ trú chân cho người qua đường tránh bão.
Mặc những người đang đứng xin xỏ nhưng người đàn ông vẫn nhất quyết đuổi đi bằng được. Lúc đó họ đứng sát vỉa hè, dựng xe gọn gàng, không hề chắn lối ra và nhưng vẫn bị đuổi.
Có phải người ta bảo 'Cứu người như cứu hỏa' nên nhân viên khách sạn 5 sao ấy nghĩ rằng cứu người tránh bão thì không cấp thiết? Hay vì những người đến trú chỉ là người dưng nước lã, không phải người thân, không phải hàng xóm tối lửa tắt đèn nên anh bảo vệ mới lạnh lùng, vô cảm đến vậy?
Người trú bão gồm cả trẻ em và người già phải lên xe rời đi ngay giữa mưa bão
Có ý kiến cho rằng anh bảo vệ chỉ là người làm công ăn lương, nghe theo chỉ đạo của cấp trên. Theo phát ngôn của quản lý lễ tân khách sạn Grand Plaza thì có vẻ ở đây người ta vô cảm có hệ thống, từ trên xuống dưới, từ quản lý đến nhân viên bảo vệ, lương tâm đều không bằng lương tháng.
Quy định là do con người đặt ra, quy định nào cũng có ngoại lệ. Trong những tình huống thiên tai bất chợt thế này, sự an toàn của sinh mệnh con người được đặt lên trên hết, đặc biệt là người già, phụ nữ, trẻ em - những người dễ tổn thương hơn ai hết. Huống hồ, chúng ta là con người chứ không phải những cái máy mà áp dụng quy định một cách máy móc.
Dòng người oằn mình hối hả dưới cơn mưa nặng hạt.
Cơn bão chỉ quét qua thành phố chừng 10 phút nhưng hãy nhìn hậu quả mà nó để lại, hàng loạt cây gãy cành, bật gốc nằm ngổn ngang. Thậm chí có thanh niên đi xe máy bị cây đổ đè tử vong tại chỗ. Thử hỏi những người đi đường nếu không tạt vào chỗ nào đó trú mưa thì sẽ thế nào?
Sau cơn mưa...
Một người qua đường xấu số đã thiệt mạng.
Một khách sạn đồ sộ đến thế tọa lạc giữa lòng thành phố nhưng lại không có nổi một chỗ trú chân cho người đi đường tránh bão. Những nhân viên của khách sạn 5 sao ấy đã có chỗ ẩn nấp an toàn nhưng không biết tình người của họ trú ẩn ở nơi nào, hay càng tìm lại càng ẩn.
Phải chăng mưa to gió lớn đến nỗi giập tắt cả tình người?
Kết
Một hành động độc ác dù nhỏ cũng đừng bao giờ làm, một cơ hội làm điều tốt, dù nhỏ cũng không nên từ chối. Bởi vì mỗi hành động không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn là sự thanh thản của lương tâm. Tôi tin rằng những người dân ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân đã cảm thấy hạnh phúc, ấm áp tình người biết bao vì đã giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau trong hoạn nạn. Tôi cũng thắc mắc không biết anh bảo vệ và những nhân viên của khách sạn 5 sao ấy có cảm thấy áy náy, day dứt hay không? Họ đã từ chối làm một điều tốt đẹp cho người khác, nhưng tôi hy vọng là họ còn cảm thấy hối tiếc vì đã không làm.
Clip nhân viên khách sạn xua đuổi người trú mưa gây phẫn nộ.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Hằng Nga
Theo baodatviet
Lính cứu hỏa Australia để lại lời xin lỗi vì uống sữa trong nhà dân Khi trú ẩn trong một căn nhà để làm nhiệm vụ chữa cháy rừng, những người lính cứu hỏa ở Australia để lại lời nhắn xin lỗi vì lỡ uống một ít sữa trong tủ lạnh. Theo BBC, ngày 9/11, ông Paul Sefky quay trở về xem xét căn nhà của mình ở vùng New South Wales (Australia) bị ảnh hưởng từ vụ...