Linh cẩu cậy đông cướp xác hươu cao cổ của báo đốm
Cậy đông lại hung hãn, những con linh cẩu khát máu cướp trắng trợn thịt hươu cao cổ của báo đốm thân cô thế cô.
Nguồn: Africa Geographic
Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Mark Winckler trong khi khám phá thiên nhiên hoang dã ở Sabi Sand, vườn quốc gia Kruger, Nam Phi đã ghi lại được cảnh tượng ghê rợn khi linh cẩu khát máu cậy đông, cướp mồi trắng trợn của báo đốm.
Nguồn: Africa Geographic
Phát hiện ra tiếng động, nhiếp ảnh gia Mark Winckler đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường và bàng hoàng khi nhìn thấy một đàn khoảng 10 con linh cẩu hung hãn đang cắn xé xác một con hươu cao cổ con mới sinh tội nghiệp.
Nguồn: Africa Geographic
Theo phỏng đoán của nhiếp ảnh gia và người hướng dẫn, rất có thể đàn linh cẩu ranh mãnh đã dùng lợi thế số lượng, cậy đông để áp đảo, đuổi con báo đốm thân cô thế cô đi và chiếm lấy con hươu cao cổ sơ sinh mà báo đốm vừa săn được trước đó khoảng 30 phút.
Video đang HOT
Nguồn: Africa Geographic
Cả đàn linh cẩu cướp được mồi ngon, thỏa thuê gặm xé xác thịt hươu cao cổ vừa mới đẻ.
Nguồn: Africa Geographic
Vừa ăn, những con linh cẩu vừa cảnh giác, thi thoảng chúng sẽ ngóc đầu dậy và nghe ngóng, đề phòng báo đốm quay trở lại và tấn công mình.
Nguồn: Africa Geographic
Cách đó khoảng 30m, con báo đốm uất ức nhìn chằm chằm về phía những con linh cẩu, nơi đàn linh cẩu đang thỏa mãn gặm nhấm thịt của hươu cao cổ một cách ngon lành.
Nguồn: Africa Geographic
Do tập tính đi săn đơn độc, báo đốm cũng thường bị các loài động vật ăn thịt khác rình mò, theo dõi. Chỉ cần có cơ hội, chúng sẽ cướp mồi của báo đốm., chính vì vậy báo đốm luôn giấu xác của những con vật mà nó săn được rồi mới ăn chứ không “xử” tại chỗ như những con sư tử.
Nguồn: Africa Geographic
Phía xa xa, hươu cao cổ mẹ đau đớn, căm ghét và bất lực quay lưng đi trong khi những con linh cẩu đang nhấm nháp thịt con mình.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
11 sự thật bất ngờ và thú vị về hươu cao cổ
Chúng ta chỉ có thể tìm thấy hươu cao cổ ở châu Phi, đây là loài động vật có nhiều điểm đặc biệt từ ngoại hình đến tập tính. Sau đây là 11 điều bất ngờ và thú bị về loài hươu cao cổ.
1. Hươu cao cổ là loài động vật có vú cao nhất thế giới, chỉ riêng đôi chân của chúng đã cao tương đương một người trưởng thành, khoảng 180 cm.
Hươu cao cổ.
2. Hươu cao cổ có thể chạy với vận tốc 56 km/h ở cự ly gần và 16 km/h ở cự ly dài.
3. Mặc dù có đôi chân rất dài nhưng cổ của chúng lại không dài tương ứng với đôi chân đó. Kết quả là, chúng thường xuyên "lúng túng" dạng chân trước hoặc quỳ gối xuống để uống nước.
4. Hươu cao cổ chỉ cần uống nước một lần cho nhiều ngày. Một lượng lớn nước được chúng hấp thu từ thực vật mà chúng ăn.
5. Hươu cao cổ sử dụng phần lớn thời gian trong cuộc đời trong tư thế đứng, thậm chí chúng ngủ và sinh con trong tư thế này.
6. Hươu cao cổ non có thể đứng dậy và đi lại vài giờ sau khi sinh, sau vài tuần, chúng bắt đầu tìm ăn những chiếc lá đầu tiên.
Hươu cao cổ.
7. Mặc dù được mẹ bảo vệ cẩn thận nhưng nhiều hươu cao cổ non bị sư tử, báo đốm và chó hoang châu Phi tấn công và ăn thịt trong những tháng đầu đời.
8. Đốm của hươu cao cổ giống như vân tay ở con người. Không có hai cá thể giống nhau hoàn toàn về đốm trên cơ thể.
9. Cả hươu cao cổ đực và cái đều có hai sừng, vùng lông phủ lên sừng được gọi là ossicones. Đôi khi, hươu cao cổ đực sử dụng sừng để chiến đấu với những con đực khác.
10. Hươu cao cổ chỉ ngủ khoảng 5 đến 30 phút một ngày. Chúng thường chỉ ngủ những giấc ngủ ngắn khoảng 2 phút một lần.
11. Hươu cao cổ thường tạo ra những âm thanh gầm gừ, khịt mũi và tiếng rít.
Theo Tiền phong
Cặp sư tử cái muối mặt vì săn hụt trâu rừng Miếng ăn tới miệng còn để mất, cặp sư tử cái muối mặt vì đã vồ được con trâu rừng nhưng vẫn để hụt mất. Nguồn: Africa Geographic Thịt trâu rừng là món khoái khẩu của những con sư tử ở vườn quốc gia Ruaha, vườn quốc gia lớn nhất ở Tanzania, Đông Phi. Nơi đây luôn diễn ra những màn săn giết...