Linh cảm bất thường của nạn nhân 11 tuổi về MH17
AP kể lại câu chuyện kỳ lạ của một hành khách nhỏ tuổi trên chuyến bay MH17 gặp nạn ở Ukraina tuần qua.
Cậu bé Miguel Panduwinata dường như đã linh cảm rằng cái chết đang tới gần trước chuyến bay ngày 17/7.
Trong bức ảnh chụp bốn mẹ con cô Calehr, cậu bé Miguel Panduwinata 11 tuổi ở ngoài cùng bên trái), tiếp đến là Mika Panduwinata 16 tuổi, cô Samira Calehr và Shaka Panduwinata 19 tuổi ở ngoài cùng bên phải. Shaka và Miguel thiệt mạng trong vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi ở đông Ukraina hôm 17/7. Ảnh: AP
Trong căn phòng ngủ một của một ngôi nhà gần Amsterdam, Hà Lan, Miguel Panduwinata nói với mẹ: “Mẹ ơi, cho con ôm mẹ nhé?”
Samira Calehr quàng tay lên người cậu con trai 11 tuổi, nhiều ngày liền cậu bé có những sự xáo trộn lạ kỳ, liên tiếp hỏi mẹ những điều về cái chết, về tâm hồn của mình, về Chúa.
Sáng hôm sau, cô cần đưa Miguel và anh trai cậu bé là Shaka tới sân bay để bắt chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia. Đây là chặng bay đầu, hai cậu sau đó sẽ nối chuyến đi tới Bali để thăm bà.
Cô hồ hởi như mọi khi, còn cậu bé vốn đã quen với những chuyến bay đáng lẽ phải rất phấn khích và vui vẻ. Chiếc vali màu bạc của cậu đặt trong phòng khách, chuẩn bị lên đường. Những trò chơi trên biển và lướt sóng ở thiên đường đang chờ đón cậu.
Nhưng có gì đó đã xảy ra. Một ngày trước đó, trong khi đang chơi bóng đá, Miguel đột nhiên thốt lên: “Mọi người chọn cách chết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể của con bị đem chôn? Phải chăng con sẽ không cảm thấy gì nữa bởi vì linh hồn con đã về với Chúa?”
Đêm trước khởi hành, Miguel không muốn rời tay ôm mẹ.
Calehr tự nhủ con trai cô hẳn sẽ rất nhớ mẹ. Cô đã nằm cạnh con và ôm con suốt đêm đó.
Đó là vào lúc 11 giờ tối (giờ địa phương) hôm thứ Tư, 16/7. Miguel, Shaka và 296 hành khách khác của chuyến bay MH17 còn 15 giờ nữa trước khi chết.
Sáng hôm sau, Samira Calehr và bạn cô là Aan đưa các con trai của cô lên tàu ra sân bay. Họ đã cười đùa rất vui. Shaka, 19 tuổi, vừa mới học xong năm thứ nhất đại học, hứa sẽ để mắt tới Miguel. Cậu con trai thứ là Mika, 16 tuổi không đặt được vé trên chuyến MH17 nên sẽ tới Bali vào ngày hôm sau.
Video đang HOT
Bên ngoài quầy hải quan, các cậu con trai ôm lấy mẹ trước khi chia tay và đi vào phòng kiểm tra hộ chiếu.
Đột nhiên, Miguel quay ra và chạy trở lại, ôm chặt lấy mẹ.
“Mẹ, con sẽ nhớ mẹ lắm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như máy bay rơi?” – Miguel hỏi.
Calehr tự hỏi tất cả những điều này có nghĩa là gì.
Cô nói với con trai: “Đừng nói như vậy con. Mọi chuyện rồi sẽ ổn mà”.
Shaka tìm cách trấn an mẹ và em trai. “Con sẽ chăm lo cho em” – cậu nói.
Calehr nhìn hai con bước đi. Nhưng Miguel vẫn ngoái lại nhìn mẹ. Đôi mắt nâu to tròn của cậu trông rất buồn.
Rồi cậu khuất dạng. Chuyến bay MH17 cất cánh vào lúc 12:15′ và đáng ra bắt đầu hành trình bay kéo dài 11 giờ 45 phút. Nhưng nó chỉ bay được khoảng hai giờ.
Calehr chỉ vừa mới kịp mua bít tất cho Shaka thì có điện thoại. Bạn cô là Aan gọi và hét to: “Em đang ở đâu? Máy bay rơi rồi”.
Cô trở về nhà và chỉ kịp lả đi.
Cô vật vã với những chữ &’giá như’, với thực tế rằng thế giới mà cô biết trước đó đã trở nên xa lạ chỉ trong chớp mắt. Cô nghĩ về việc cậu con trai út của cô dường như đã cảm nhận thấy thời gian của cậu trên trái đất đang ngày càng ngắn dần. Cô tưởng tượng ra những tương lai sẽ chẳng bao giờ tồn tại: ước mơ của Shaka trở thành một kỹ sư ngành dệt đã biến mất. Ước mơ của Migel trở thành một tay đua xe đã không còn.
Làm thế nào mà Miguel biết trước được điều đó? Làm sao mà cô biết được?
“Đáng ra tôi phải nghe lời con” – cô nói nhỏ. “Đáng ra tôi phải nghe theo lời con”.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Hé lộ thêm mảnh vỡ chứng tỏ MH17 trúng tên lửa siêu thanh
Cơ quan tư vấn quân sự nổi tiếng IHS Jane's nhận định một số mảnh vỡ của MH17 đã chứng tỏ một tên lửa siêu thanh đã phát nổ rất gần với máy bay khi ở độ cao hơn 10.000m.
Một mảnh vỡ của MH17 với những lỗ đạn găm và lớp sơn bị rộp lên.
Từ mảnh vỡ được phóng viên tờ New York Times của Mỹ chụp được ở cách địa điểm rơi chính của máy bay Malaysia nhiều km, chuyên gia IHS Jane's nhận định nhiều khả máy bay rơi vì trúng tên lửa siêu thanh.. Và tên lửa siêu thanh này đã phát nổ ở cự ly rất gần với MH17 khi máy bay đang ở độ cao 33.000 feet.
Trên mảnh vỡ có những lỗ đạn găm và lớp sơn trên tấm pano ở vỏ ngoài của máy bay MH17 bị phồng rộp. Những đặc điểm này trùng hợp với dấu vết để lại khi một đầu đạn tên lửa SA-11, hay còn gọi là Buk theo tiếng Nga, phát nổ.
Giới chức Mỹ trước đó đã nhiều lần khẳng định tên lửa Buk là thủ phạm bắn hạ máy bay MH17 vào ngày 17/7 vừa qua.
Theo Foster, có 2 nguyên nhân chính có thể khiến MH17 rơi: Nổ động cơ và trúng tên lửa.
Theo nhà phân tích Reed Foster của IHS Jane's, thì từ các bức ảnh khó có thể xác định chính xác loại tên lửa nào được sử dụng. Nhưng SA-11 thuộc lớp vũ khí mang đầu đạn khi phát nổ bắn các mảnh vỡ vào mục tiêu ở cự ly gần.
"Những lỗ thủng trên mảnh vỡ máy bay cho thấy chúng trùng khớp với khả năng một vật thể bên ngoái đâm từ lớp ngoài của máy bay và lớp trong", Reed Foster cho hay.
"Hầu hết các lỗ nhỏ hơn có vẻ như là do bị trúng mảnh đạn đi với tốc độ rất cao", ông cho biết thêm.
Ông Foster cũng nhấn mạnh hư hại do các mảnh đạn gây ra khác với hư hại do nổ động cơ. Bởi nếu động cơ phát nổ, "vỏ của máy bay sẽ bị xé rách dài hơn, mỏng hơn và không cân xứng".
Những gì Foster đưa ra cũng rất trùng khớp với nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không được thiết kế nhằm phá hủy mục tiêu như máy bay quân sự đang bay với tốc cao và trên độ cao lớn.
Thay vì đâm thẳng vào máy bay, các tên lửa thuộc lớp này bay theo đường nhằm đánh chặn mục tiêu và phát nổ bên dưới nó, để tạo ra một đám mây các mảnh đạn nóng đỏ.
Nhưng nhà phân tích IHS Jane's cho rằng có nhiều khả năng MH17 trúng tên lửa hơn vì các lỗ thủng nhỏ và rất đồng nhất về kích thước.
Ở cuối đường đi, tên lửa hoạt động "giống như một khẩu súng săn chứ không phải là một khẩu súng trường", Foster cho hay. Ông cho biết thêm mục đích là "găm càng nhiều mảnh đạn vỡ vào thân máy bay càng tốt".
Tên lửa Buk dài 5,48m, nặng 680kg trước khi rời bệ phóng, có thể đạt tốc độ siêu thanh và tấn công mục tiêu ở độ cao tối đa 22.000m. Đầu đạn tên lửa chứa 20kg thuốc nổ có sức công phá cao.
Và khi đang bay với tốc độ hơn 800 km/h , máy bay MH17 bay sẽ nhanh chóng bị vỡ vụn, không còn là hình thù của một chiếc máy bay nữa, nếu trúng tên lửa như Buk.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyện gì xảy ra với chuyến bay MH17 khi bị tên lửa bắn trúng? Truyền thông Mỹ ngày 22/7 dẫn lời một quan chức cao cấp của tình báo Mỹ cho biết không có bằng chứng nào cho thấy chính quyền Nga dính líu trực tiếp vào vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines. Hình ảnh vệ tinh của Mỹ chụp hiện trường vụ rơi máy bay MH17 (Nguồn: Reuters) Tuy nhiên, theo tờ New York...