Lính bị truy cứu vì đeo mặt nạ… Call of Duty
Mọi chuyện được bắt đầu khi bức ảnh chụp một người lính Pháp mang chiếc khăn che mặt có hình đầu lâu được đăng tải bởi nhiếp ảnh gia Issouf Sanogo của AFP hay “Agence France-Presse” – một trong những thông tấn xã lâu đời nhất trên giới sánh ngang với AP của Hoa Kỳ hay Reuters của Anh Quốc. Bức ảnh này ngay sau khi được truyền đi trong cộng đồng mạng đã lập tức vấp phải một phản ứng dữ dội từ rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức, đặc biệt là từ chính phía quân đội, chính quyền Pháp khi cho rằng người lính trong ảnh với chiếc khăn che mặt hình đầu lâu có liên quan tới nhân vật Simon “ Ghost” Riley trong tựa game Call of Duty: Modern Warfare 2.
Bức ảnh chụp người lính Pháp tại Mali do nhiếp ảnh gia Issouf Sanogo thực hiện.
Bức ảnh với nhân vật chính là một lính lê dương thuộc quân đội Pháp đang đóng quân tại Mali này, hiện đang là đề tài được đem ra phê phán bởi một số cá nhân, tổ chức, chính quyền Pháp (và một phần của báo giới) cũng như trên thế giới vì cái họ gọi là một sự liên kết, một hình ảnh xấu giữa một người lính ngoài đời thật và một nhân vật ảo, theo như họ vẫn đang nói, là thuộc một video game “vô cùng bạo lực”.
Trong một buổi họp báo diễn ra đầu tuần nay, Đại tá và là phát ngôn viên của quân đội Pháp – ông Thierry Burkhard đã nói việc mang chiếc khăn che mặt này là một “ hành vi không thể chấp nhận được” cũng như “ không mang tính chất đại diện cho việc Pháp mang quân đội tới Mali để giúp đỡ“. Ông cũng cho biết những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành xác định danh tính của người lính trong bức ảnh để chịu trách nhiệm cũng như có những hình thức kỷ luật thích đáng.
Bên cạnh đó, tác giả của bức ảnh – Issouf Sanogo, cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thấy phản ứng thái quá quanh sự việc này:
“ Vào thời điểm đó, một chiếc máy bay trực thăng đang tiến tới và tạo ra một đám mây bụi dày đặc. Theo bản năng, tất cả những người lính ở đó đều lấy khăn để che mặt tránh việc bụi bay vào miệng. Đó là vào buổi chiều, ánh sáng mặt trời chiếu qua những tán lá cây và mây bụi, một quang cảnh rất đẹp.
Tôi nhận ra một người lính mang một chiếc khăn khá lạ và đã chụp ảnh anh ta. Vào lúc đó, không hề có sự việc nào quá bất thường xảy ra. Người lính đó cũng chẳng hề cố tình tạo dáng và bức ảnh cũng không được sắp đặt trước. Anh ta chỉ đứng đó, đang tự bảo vệ khuôn mặt của mình khỏi bụi bẩn và chờ trực thăng đáp xuống. Cũng chẳng hề có ai cố gắng ngăn tôi chụp hình cả.“
Video đang HOT
Simon “Ghost” Riley – nhân vật trong Call of Duty Modern Warfare 2 bị liên kết với bức ảnh.
Người nhiếp ảnh gia này tâm sự:
“ Những người lính này làm việc trong một điều kiện rất khắc nghiệt. Họ phải di chuyển hàng ngàn cây số và chỉ có thể có vài thứ nhỏ nhoi để thư giãn. Tôi không hề biết danh tính người lính đằng sau chiếc khăn che mặt, cũng như rất khó khăn để nhận ra anh nếu tôi có gặp lại lần nữa. Tôi nghĩ rằng, và tôi hy vọng rằng, tên tuổi của anh sẽ không bao giờ được biết tới. Tôi thậm chí còn không chắc rằng anh biết tới những gì mà người ta đang nói về anh ở đây.”
Biết đâu sau sự việc này, chúng ta sẽ lại vô tình đọc được một vài dòng chữ trên mạng internet, trên TV, đài báo, dạng như: “ Số lượng chuột và bán phím tháng qua bán rất chạy tại thị trường Hà Nội, báo động tình trạng bạo lực đang ngày càng tăng trong giới trẻ“.
Theo GameK
Những trường đoạn tai tiếng nhất trong video game
Thế giới game từ khi bắt đầu hình thành cho tới nay đã để lại cho game thủ rất nhiều những khung cảnh khó quên, những câu chuyện cảm động hay thậm chí còn là bài học cho một thế giới thực. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng đã từng chứng kiến không ít những trường đoạn gây tranh cãi, đối với giới làm game, truyền thông trên thế giới hay ngay cả giữa cộng đồng game thủ chúng ta, luôn là mục tiêu để các nhà làm luật đặt thước ngắm. Hãy cùng điểm lại một vài sự việc tiêu biểu nổi bật trong lịch sử như vậy trong bài viết này.
Cảnh nóng trong Fear Effect 2: Retro Helix
Game thủ thế hệ ngày nay có thể thấy cái tên Fear Effect 2: Retro Helix khá xa lạ nhưng trở lại vào thời kỳ xưng hùng của cỗ máy Playstation 1, tựa game này lại nổi tiếng vì phong cách kỳ lạ và độc đáo của mình. Fear Effect 2: Retro Helix được Gamespot cũng như Gameinformer cho lần lượt hai điểm số rất cao là 8.5 và 9 với lời khen ngợi rằng đã mang tới một góc nhìn rất hấp dẫn mang hơi hướm kinh dị cũng như phiêu lưu hành động theo hướng trưởng thành hiếm gặp lúc đó.
Trở lại với thời điểm khi game ra mắt, năm 2001 - thời điểm mà đa số các sản phẩm giải trí ảo thường tập trung vào lối chơi dễ tiếp cận ở mọi lứa tuổi thì Fear Effect 2: Retro Helix lại khiến người ta giật mình vì việc đưa những cảnh nóng vào trong game - điều mà ngay cả ở một thế giới game tư duy thoáng như ngày nay cũng xuất hiện khá ít ỏi. Nhưng Fear Effect 2: Retro Helix lại làm nên sự khác biệt đó khi đưa vào trường đoạn hai nhân vật nữ trong game thực hiện các động tác nóng bỏng trong cầu thang máy (bên cạnh rất nhiều trường đoạn nhỏ khác) - biến nó gần như trở thành tựa game đầu tiên mang hình ảnh này vào thế giới game.
Fatality trong Mortal Kombat
Trong khi ở Việt Nam, game với mỗi bậc phu huynh là một sản phẩm vô bổ, tốn tiền cũng như là nguyên nhân chính của các vụ án giật gân trên trang báo thì ở nước ngoài, thời kỳ đầu của game là những cảnh tàn sát, kết liễu đối thủ trong Mortal Kombat. Mortal Kombatdưới con mắt của các "giới ngoài game" không những là một tựa game đối kháng bạo lực, mà còn là một hình tượng đẫm máu vô cùng chân thật với những cảnh tượng rút xương sống hay các mảng thịt vương vãi trên màn hình - điều sau này đã khuấy động sự chú ý các bậc phụ huynh tại châu Âu và châu Mỹ cũng như tiền đề để sản sinh ra tổ chức đánh giá ESRB ngày nay.
Hot Coffee
Dòng Grand Theft Auto luôn là tựa game đi cùng với những tranh cãi về bạo lực hay các chủ đề trưởng thành - những điều đầu tiên mà giới chính trị gia trên thế giới đem ra làm bệ phóng cho các chiến dịch đánh bóng bản thân. Và Grand Theft Auto: San Andreas có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho sự việc này cũng như cho cả dòng game, khi dính vào vụ Scandal Hot Coffee cho tới nay vẫn còn được nhắc tới.
Cái tên Hot Coffee được đặt theo hành động gọi nhân vật chính vào nhà dùng coffee của bạn gái, nhưng thực tế lại là một mini-game quan hệ. Đóng vai trò như một bản Mod, thoạt đầu người ta nghĩ rằng Hot Coffee đơn giản chỉ là mang hình thức quậy phá của các Modder. Nhưng thực tế đây lại chính là yếu tố mà nhà sản xuất chủ ý lồng vào ngay từ ban đầu nhưng vì lý do nào đó đã được ẩn đi trong quá trình hoàn tất game để phát hành chính thức. Mặc dù vậy, chưa từng có một điều gì qua được mắt game thủ từ trước tới nay, và kết quả để lại đó là một vụ lùm xùm hàng nhất trong làng game thế giới.
Cutscene Pyramid Head và Mannequin trong Silent Hill 2
Chất lượng của các phiên bản Silent Hill đầu tiên chưa bao giờ khiến cho game thủ cảm thấy thiếu thốn những trường đoạn sợ hãi, những khung cảnh tối tăm luôn ấn chứa các sinh vật quái thai dị dạng rình mò. Và Pyramid Head nổi lên trên tất cả như là một "đao phủ" đáng sợ nhất của dòng game cũng như đi cùng với những phân cảnh "gai người" nhất trong thể loại kinh dị sống còn.
Những ai đã từng trải nghiệm tựa game được cho là kinh dị hàng nhất trong series là Silent Hill 2, chắc hẳn không thể quên trường đoạn đối đầu với Pyramid Head tại căn phòng số 307, nơi mà quái vật này thực hiện hành vi bạo lực tình dục lên hai con Mannequin khác - hình ảnh phản chiếu suy nghĩ của James Sunderland trong thời gian người vợ bệnh tật của mình nằm viện. Trường đoạn này hội tụ đủ cả hai yếu tố kinh dị và ghê tởm gây shock - khiến nó là một trong những điều đầu tiên người ta nghĩ tới khi nhắc đến Silent Hill 2 cũng như là nguyên nhân để Konami tiến hành cắt bỏ nó trong phiên bản HD Collection phát hành sau này.
"No Russian" trong Call of Duty: Modern Warfare 2
Dòng game Call of Duty cùng với tất cả những sản phẩm của mình luôn là lựa chọn hàng đầu mỗi khi người ta nhắc tới thể loại game bắn súng. Không những nổi tiếng vì lối chơi của mình mà Call of Duty còn kiếm được cho hãng sản xuất số tiền doanh thu khổng lồ, trở thành thương hiệu bán chạy nhất mọi thời đại. Và cũng chính vì điều này, Call of Duty cũng khó lòng thoát được miệng lưỡi của truyền thông và chính trị.
Nổi lên hơn cả có lẽ là màn chơi "No Russian" trong Modern Warfare 2 với bối cảnh một sân bay tại Nga và cho phép người chơi có khả năng giết tất cả hành khách cũng như lực lượng an ninh, cảnh sát xuất hiện tại đây. Gây xung đột giữa giới làm game và truyền thông vì đóng vai trò là sản phẩm ảo đầu tiên cho phép game thủ thực hiện các hành động dưới dạng khủng bố, rất nhiều trang web về game đã xếp "No Russian" vào màn chơi gây tranh cãi nhất mọi thời đại.
Chính vì tính chất nhạy cảm này của nó, mà đây là màn chơi duy nhất trong dòng game cho phép game thủ lựa chọn bỏ qua tại mọi thời điểm, ngay cả ở lúc bắt đầu cũng như đang trong màn chơi. Bên cạnh đó, phiên bản game tại Nga cũng được loại bỏ hoàn toàn màn chơi này trong khi phiên bản tại Nhật và Đức sẽ đưa người chơi trở lại đầu màn nếu game thủ thực hiện bất cứ hành động bắn dân thường nào. Đặc biệt, phiên bản tại Nhật còn dịch sai lời thoại của Makarov từ "Remember - no Russian" thành "Kill them, they are Russians".
Theo GameK
5 MMO hợp với game thủ Việt giai đoạn gần đây Trường game online quốc tế giai đoạn cuối 2012 và đầu 2013 khá sôi động với hànThị g loạt MMO mới ra đời, cũng chính vì thế mà đôi lúc bạn phải tự hỏi mình nên chọn sản phẩm nào để gắn bó? Hãy cùng điểm lại một số cái tên hợp với game thủ Việt, chúng được chọn lọc chủ yếu trong...