Lính Ấn Độ và Trung Quốc hò hét, ném đá vào nhau
Một quan chức Ấn Độ nói rằng, việc lính Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực biên giới ném đá vào nhau là chưa từng có trước đây.
AP ngày 17/8 dẫn lời các quan chức Ấn Độ cho biết, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã hò hét và ném đá vào nhau ở khu vực dãy Himalaya ở Kashmir, do Ấn Độ kiểm soát. Diễn biến này nhiều khả năng sẽ khiến căng thẳng ở khu vực biên giới giữa hai nước tiếp tục leo thang.
Lính Trung Quốc và lính Ấn Độ. Ảnh: scmp.
Vị quan chức cảnh sát hàng đầu của Ấn Độ giấu tên cho biết, lính Trung Quốc đã ném đá trong khi cố gắng tiến vào khu vực Ladakh gần hồ Pangong hôm 15/7 nhưng vấp phải sự phản đối của lính Ấn Độ. Phía Ấn Độ cũng đã có hành động trả đũa nhưng hai bên không sử dụng súng.
Trung Quốc không đưa ra bình luận trực tiếp về vụ việc nhưng kêu gọi Ấn Độ tuân thủ các hiệp định mà hai nước ký kết trước đó để duy trì hòa bình và ổn định dọc khu vực biên giới.
Một sĩ quan tình báo Ấn Độ giấu tên cho biết, cuộc chạm trán xảy ra sau khi lính Ấn Độ buộc phải can thiệp vào cuộc tuần tra của lính Trung Quốc vì những người này xuất hiện trong lãnh thổ Ấn Độ sau khi dường như bị lạc đường do thời tiết xấu.
Video đang HOT
Hai bên đã hét vào mặt nhau, quát tháo và sau đó ném đá khiến một số binh lính của cả hai phía bị thương nhẹ.
Căng thẳng diễn ra trong khoảng 30 phút, sau đó lính của hai bên đã rút về vị trí của họ.
Một sĩ quan quân đội Ấn Độ nói rằng vụ đụng độ tuy ngắn ngủi nhưng có mức độ leo thang nghiêm trọng mới khi lần đầu tiên lính của hai bên sử dụng đá để ném nhau.
Vụ việc nói trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang bị mắc kẹt trong những tranh cãi gay gắt tại cao nguyên chiến lược Doklam – theo cách gọi của New Delhi mà Bắc Kinh gọi là Động Lãng. Đây là một điểm giao cắt 3 nước Ấn Độ-Trung Quốc-Bhutan đồng thời là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan.
Theo Hùng Cường
VOV
Hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn khó đủ sức đọ với Nga, Mỹ
Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội, nhưng chưa thể sánh ngang các cường quốc quân sự hàng đầu.
Việc hiện đại hóa chưa bù đắp được năng lực tác chiến cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Quân đội Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn hôm 30/7 để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, với sự tham gia của 12.000 binh sĩ và những khí tài hiện đại nhất trong biên chế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng dù đã đầu tư nhiều tiền của trong công cuộc hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn chưa thể sánh được với các đối thủ lớn về năng lực tác chiến, theo SCMP.
Các chiến lược gia Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa quân đội, tập trung vào phát triển năng lực để vô hiệu hóa ưu thế chiến trường của Mỹ, cũng như khai thác điểm yếu của nước này. Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến lực lượng không quân và hải quân, nhằm thực hiện tham vọng vươn ra biển lớn, cạnh tranh sức mạnh với hải quân Mỹ.
Dù vẫn đầu tư cho các hệ thống vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), quân đội Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động, từ phòng thủ bờ biển sang tác chiến ngoài khơi, giúp họ bảo vệ tuyến liên lạc và giao thương hải hải.
Tuy nhiên, giới quân sự đánh giá Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phát triển thành lực lượng quy mô toàn cầu, còn mất nhiều thời gian mới có thể thách thức sự thống trị trên biển của Mỹ.
Theo đó, khi đánh giá năng lực quân sự một quốc gia, bên cạnh số lượng máy bay, tàu chiến, xe tăng và binh sĩ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, học thuyết tác chiến, biên chế, lãnh đạo, nhân sự và cơ sở vật chất là những thước đo quan trọng để đánh giá khả năng chiến đấu tổng thể.
Lính Trung Quốc được huấn luyện tốt, nhưng còn nhiều yếu tố cần thay đổi. Ảnh: SCMP.
Theo tiêu chí này, quân đội Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến đáng kể về cơ sở vật chất, binh sĩ chuyển từ lực lượng đông đảo với trình độ kém thành đội quân tinh gọn, được đào tạo bài bản như phương Tây. Tuy nhiên, bình luận viên Cary Huang cho rằng học thuyết, cách tổ chức, huấn luyện và khả năng chỉ huy của Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ và các đối thủ lớn như Nga, Pháp và Anh. Bắc Kinh cũng thiếu kinh nghiệm thực chiến và năng lực hỗ trợ hậu cần toàn cầu.
Khả năng sẵn sàng chiến đấu và năng lực tác chiến thực tế của quân đội Trung Quốc cũng bị hoài nghi. Tình trạng quan liêu và tham nhũng trong quân đội vẫn diễn ra có hệ thống, khiến nhiều tướng lĩnh nước này bị điều tra, kết án trong những năm qua.
Điều này có thể làm suy giảm đáng kể năng lực chỉ huy của sĩ quan, khiến tinh thần chiến đấu sa sút, giảm niềm tin và sự đoàn kết trong nội bộ. Đây là nguy cơ lớn nhất ngăn quân đội Trung Quốc giành chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai, Huang nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Tướng cao cấp Ấn Độ đánh giá "mối đe dọa" Trung Quốc Người quyền lực thứ hai trong quân đội Ấn Độ tuyên bố mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh và New Delhi căng thẳng ở biên giới hơn một tháng qua. Hai người lính Trung Quốc - Ấn Độ ở biên giới. Trung tướng Sarath Chand, phó chỉ huy lực lượng quân đội Ấn Độ, nói: "Trung Quốc đang bành trướng ảnh hưởng xuyên...