Lĩnh án 18 năm tù vì cưỡng hiếp, ngộ sát người mẫu nam
Đỗ Bác Văn lĩnh án sau hành vi giả mạo giám đốc công ty người mẫu lừa hơn 11 trường hợp người mẫu nam cùng với thủ đoạn chuốc thuốc mê sau đó cưỡng hiếp.
Sáng 1/9, trang Tin tức Trung ương đưa tin, tòa án Thổ Lâm (Đài Loan) vừa tuyên án 18,5 năm tù với Đỗ Bác Văn (43 tuổi). Đỗ có quyền kháng cáo trong thời gian một tháng.
Đỗ Bác Văn ngày bị bắt.
Tên này dùng thủ đoạn lừa đảo hơn 11 trường hợp người mẫu nam ở Đại lục. Đỗ Bác Văn thường giở trò mời mọc chụp ảnh quảng cáo tại khách sạn. Khi các người mẫu nam đồng ý, tên này ép họ uống thuốc mê và sau đó cưỡng hiếp. Trong số này, một người mẫu nam sinh năm 1990 – Hạng Hải do sốc thuốc mê đã tử vong tại khách sạn.
Cảnh sát cho biết, Đỗ Bác Văn luôn khiến những người mẫu nam trẻ hám tiến thân choáng ngợp vì cái mác làm sếp ở đài truyền hình, quản lý công ty người mẫu. Chỉ thông qua tìm kiếm trên mạng, Đỗ Bác Văn phát hiện nhiều người mẫu trẻ cả tin và khiến họ rơi vào cảnh tủi nhục không dám lên tiếng.
Video đang HOT
Ảnh camera ghi lại cho thấy vào tháng 2/2014, người mẫu trẻ Hạng Hải theo Đỗ đến khách sạn. Anh bị chuốc thuốc mê quá liều dẫn đến tử vong.
Tháng 2/2014, Bác Văn rủ rê người mẫu trẻ Đại lục – Hạng Hải – đến khách sạn cũng với kịch bản cũ. Hắn cưỡng hiếp nam nguời mẫu sinh năm 1990 sau khi chuốc thuốc mê anh này. Hành động xong, Bác Văn phát hiện Hạng Hải đã qua đời vì sốc thuốc. Lo sợ bị phát giác, hắn đã bỏ nạn nhân tại khách sạn và trốn về Đài Bắc.
Đỗ Bác Văn mang trong mình hai dòng máu Đài Loan – Nhật Bản. Hắn từng tốt nghiệp Đại học Kanagawa ở Nhật trước khi về nước lập nghiệp. Đỗ Bác Văn bị gọi là “sói đồng tính” trong làng mẫu.
Tên này từng lĩnh án tù vì tội cưỡng dâm vào năm 1994. Sau khi ra tù, hắn vẫn ngựa quen đường cũ và tiếp tục hành vi phạm tội.
Hạng Hải sinh năm 1990 là nạn nhân qua đời sau khi bị cưỡng hiếp.
Theo Zing
Vấn đề Biển Đông: Mỹ còn quá rụt rè trước Trung Quốc?
Ngày 21/8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác định quyết tâm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.
Tài liệu với tên gọi "Chiến lược an ninh hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương" nhìn chung được đánh giá là tích cực vì làm rõ thêm lập trường của Mỹ chống các hành vi "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Washington còn quá rụt rè trước Trung Quốc.
Trong bài viết có tựa đề "Chiến lược an ninh mới của Mỹ không đi đủ xa ở Biển Đông" được đăng trên trang web của "Tạp chí phố Wall" (Mỹ) ngày 24/8, Giáo sư Andrew Erickson thuộc Trường Hải chiến Mỹ đã phân tích kỹ tài liệu mới của Lầu Năm Góc và cho rằng đó là một bước đi tích cực, nhưng không đủ sức ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc
Tàu Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trên bãi Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Theo Giáo sư Erikson, Lầu Năm Góc đã liệt kê được rõ ràng ba mục tiêu. Đó là "bảo vệ quyền tự do hàng hải; ngăn ngừa xung đột và hành động cưỡng ép; thúc đẩy việc tuân thủ luật lệ và chuẩn mực quốc tế". Theo ông, mọi người đã chờ đợi một chiến lược rõ ràng như vậy từ lâu, do đó tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ là một đóng góp tích cực.
Giáo sư Erikson cho rằng chiến lược mới của Mỹ hàm chứa nhiều điểm có thể gọi là tích cực. Trước hết là nêu bật được tầm quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế đối với các lợi ích của Mỹ. Kế đến là vạch trần được bằng tài liệu cụ thể tính chất áp đảo của lực lượng trên biển của Trung Quốc so với tất cả những nước khác trong khu vực, từ Nhật Bản, Indonesia, cho đến Việt Nam, Malaysia và Philippines, cũng như vạch trần các hoạt động quá đáng của Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông, với việc xây đảo nhân tạo. Ưu điểm thứ ba là xác định rõ thêm quyết tâm dấn thân của Mỹ vào khu vực châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Erikson, cho dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Mỹ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động xây đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Theo Giáo sư Erikson, Mỹ phải "đi xa hơn và nói rõ đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế"
Ngoài ra, Giáo sư Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Theo Giáo sư Erikson, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây. Giáo sư Erikson cho rằng Mỹ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt cho hành động sai trái của họ.
Đáp lại những mối lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift của Mỹ đã và đang tìm cách trấn an các đồng minh trong khu vực rằng chiến lược xoay trục của các lực lượng Mỹ sang châu Á sẽ được duy trì. Từ khi lên giữ chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cách đây ba tháng, Đô đốc Swift đã đến Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Malaysia để gặp gỡ những người đồng nhiệm của các nước này.
Đô đốc Swift cho biết mục tiêu của ông là đảm bảo Hạm đội Thái Bình Dương có "sức mạnh tối đa để ứng phó với bất kỳ sự việc nào có thể xảy ra" trong khu vực.
Theo Báo Tin Tức
Malaysia, Indonesia triển khai đội phản ứng nhanh trên biển Malaysia và Indonesia đang triển khai các đội phản ứng nhanh để chống lại các cuộc tấn công cướp biển đang tăng vọt trên các tàu buôn ở một trong những chốt kiểm soát hàng hải sầm uất nhất thế giới, Channel News Asia dẫn lời một đô đốc Malaysia cho biết. Theo các tổ chức an ninh và chống cướp biển, trong...