‘Like dạo’ trên Facebook nguy hiểm thế nào
Việc bấm “like” tất cả bài đăng của bạn bè, hội nhóm hay bài quảng cáo sẽ giúp hacker tận dụng để khai thác thông tin cá nhân của người dùng Facebook.
Thủ thuật mà nhiều tội phạm mạng sử dụng có tên “ like-farming”. Like-farming là hành động các hacker đăng những dòng “tít” có nội dung giật gân lên Facebook với mục đích thu hút càng nhiều lượt like và chia sẻ càng tốt.
Dựa trên cách thức hoạt động của Facebook, nếu nhiều bạn bè của bạn like và chia sẻ một bài đăng nào đó, khả năng cao là nó sẽ xuất hiện trên News Feed của bạn bè. Sau khi bài đăng nhận được một lượng like và chia sẻ nhất định, hacker sẽ thay đổi nội dung của nó và chèn vào những phần mềm gián điệp hoặc link download chứa virus. Một khi người dùng ấn vào link này, virus sẽ lấy đi những thông tin cá nhân nhạy cảm trên máy họ.
Theo các chuyên gia, điều nguy hiểm là những phần mềm gián điệp như vậy có thể lấy đi không chỉ những thông tin về tên tuổi, ngày sinh, địa chỉ email mà thậm chí còn cả tài khoản ngân hàng. Nhưng người dùng lại không hề hay biết về điều này.
Những nội dung câu “like” thường có tính chất xúc động hoặc kêu gọi like để trúng thưởng.
Những bài đăng mang tính chất xúc động trên Facebook là một trong những thủ đoạn phổ biến của hacker. Ví dụ chuyện về trẻ em nghèo, người khuyết tật, tai nạn giao thông thảm khốc hay những con thú bị đối xử tàn nhẫn. Để câu like và lượt chia sẻ, những câu chuyện này thường đi với dòng trạng thái như “Hãy like và share nếu bạn đồng cảm”.
Một trong những dạng bài đăng khác mà bạn cần chú ý là trúng thưởng. Các tổ chức, công ty có thể yêu cầu bạn like, chia sẻ bài đăng lên dòng thời gian và sau đó bạn sẽ có cơ hội nhận quà, ví dụ một chiếc iPhone 6s. Gần đây, người dùng Facebook tại Việt Nam bị lừa bởi một fanpage có tên Mercedes-Benz 2016. Trang này hứa tặng 2 chiếc xe dòng E Class 2016 trị giá từ 2 đến 2,8 tỷ đồng, việc của người dùng là bấm nút Like trang này, comment màu sắc yêu thích và chia sẻ tấm hình lên tường. Trang này còn cho biết, họ sẽ bốc thăm ngẫu nhiên và trao quà vào ngày 8/3. Tuy nhiên, bộ phận Truyền thông Mạng xã hội của Mercedes-Benz nói đây không phải là chương trình của họ và khuyến cáo người dùng nên cẩn trọng chia sẻ thông tin trên các kênh trực tuyến.
Ngoài ra, hacker cũng có thể tạo lập những fanpage “ma” để giăng bẫy like-farming. Một khi bạn thích trang Facebook nào đó, những bài đăng mới của trang sẽ hiện lên News Feed của bạn, và thậm chí những bạn bè khác.
Cách tốt nhất để tự bảo vệ mình trước nguy cơ đến từ like-farming ngừng việc like tất cả bài đăng trên Facebook. Hãy dành thời gian để tìm hiểu bài đó đến từ đâu, được đăng tải bởi ai hoặc fanpage nào. Nếu nội dung hứa hẹn việc like và chia sẻ sẽ đem đến cho bạn một món quà, rất nhiều khả năng đó là cái bẫy của hacker.
Video đang HOT
Ngừng thói quen “ like dạo” không những giúp bạn bảo vệ an toàn cho bản thân. Nó còn giúp bảo vệ an toàn cho người khác, bởi lẽ những bài đăng có tính chất scam sẽ không còn cơ hội lan truyền đến News Feed của cộng đồng.
Nguyễn Mai Đức
Theo VNE
7 cách Facebook huỷ hoại cuộc sống của bạn
Sử dụng Facebook quá nhiều khiến người dùng nảy sinh cảm giác ghen tị, trầm cảm và giảm sự tập trung cần thiết.
Giống với hàng tỷ người trên khắp thế giới, bạn có xu hướng tiêu tốn hàng giờ đồng hồ trên mạng xã hội. Việc dành quá nhiều thời gian trên những trang như Facebook có thể phá hoại cuộc sống người dùng, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Liên tục truy cập Facebook có thể khiến bạn mất ngủ, cảm thấy ghen tị với bạn bè và nhiều hệ quả khác.
Khiến mất ngủ
Việc sử truy cập mạng xã hội thường xuyên vào mỗi buổi tối có thể làm đảo lộn giấc ngủ người dùng. Việc không ngủ đủ giấc có thể khiến bạn tiếp tục truy cập Facebook. Cái vòng luẩn quẩn này có thể quấn lấy bạn, khiến họ không thoát ra được.
Trầm cảm
Dùng Facebook quá nhiều có thể khiến cảm giác ghen tị của bạn tăng cao, theo một nghiên cứu năm 2015. Sự ghen tị sau đó tạo ra cảm giác chán nản.
"Chúng tôi phát hiện ra người dùng Facebook có xu hướng ghen tị trước các hoạt động và cách sống của bạn bè trên đó. Họ có nguy cơ cảm thấy trầm cảm cao hơn nhiều lần", Giáo sư Margaret Duffy, Đại học báo chí Missouri cho hay.
Chỉ cần nhận thức rằng, người dùng có xu hướng chia sẻ những gì tốt nhất của họ trên Facebook, không nhất thiết là cuộc sống thực của họ trên mạng xã hổi có thể khiến cảm giác ghen tị bớt đi.
Làm giảm sự tập trung
Liên tục sử dụng Facebook có thể gây ra những thay đổi về mặt hoá học trong não của người dùng, từ đó làm cho họ giảm đi sự tập trung, cũng theo nghiên cứu nói trên.
Phá huỷ các mối quan hệ
Mạng xã hội mang mọi người đến gần nhau hơn nhưng nó có thể tạo ra khoảng cách giữa các cặp vợ chồng, theo các nhà tâm lý học. Liên tục sử dụng Facebook có thể khiến họ bỏ lỡ các khoảnh khắc thân mật của họ.
Mối lo "bạn xã hội"
Việc phụ thuộc vào mạng xã hội có thể khiến người dùng gặp khó trong việc kết nối với người khác một cách trực tiếp. "Tôi nghĩ nó có thể dẫn đến cái chết của các cuộc trò chuyện văn minh", Justine Harman - biên tập viên của Ella chia sẻ với Huffington Post.
Quan trọng hơn, hầu hết bạn bè trên Facebook của bạn không quan tâm nhiều đến bạn như cách họ thể hiện trên mạng xã hội.
Lãng phí thời gian
Càng tiêu tốn nhiều thời gian với Facebook, bạn càng cảm thấy tệ hại hơn, theo các nghiên cứu khoa học hành vi. "So với lướt web, truy cập Facebook là hoạt động kém ý nghĩ, kém hữu ích và tốn thời gian hơn, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tâm lý", Christina Sagioglou - nhà khoa học hành vi tại Đại học Innsbruck (Áo) chia sẻ vào năm 2014.
Theo dõi và quyết định hành vi của bạn
Facebook sử dụng cơ chế máy học cực kỳ phức tạp để quyết định những nội dung nào hiển thị trên trang cá nhân của bạn. Nếu nó phát hiện ra bạn thích một bài đăng có liên quan đến bóng đá, chẳng hạn, nó sẽ hiển thị nhiều nội dung về bóng đá hơn.
Facebook hiểu rõ sở thích của người dùng đến nỗi, các chuyên gia lo sợ đến một lúc nào đó "người dùng mất đi tự do về mặt ý chí" do các chiến dịch quảng cáo nhắm đến họ, theo Illah Nourbakhsh - chuyên gia về robot tại đại học Carnegie Mellon.
Đức Nam
Theo Zing
Tâm trạng trái ngược ngày đầu năm đi làm trên Facebook Trong khi nhiều người hoan hỉ khoe những phong bao lì xì đầu năm thì một số lại "khóc lóc" vì đang quen với việc ăn chơi cả tuần. Không ít người cảm thấy chán nản vì 9 ngày nghỉ đã qua và "ước gì hôm nay mới là ngày 30 Tết". Các thành viên Facebook Việt Nam đã chia sẻ "tâm trạng...