Liệu Trung Quốc có điều quân đánh IS?
Theo AP, hôm 18/11 IS tuyên bố đã hành quyết hai con tin người Trung Quốc và Na Uy do không nhận được tiền chuộc.
IS còn đăng hình ảnh các nạn nhân trên trang tuyên truyền Dabiq của chúng. Căn cứ những thông tin trước đó và hình ảnh do IS công bố, hai nạn nhân được xác nhận là Ole Johan Grimsgaard-Ofstad (Na Uy) và Phàn Kinh Huy (Trung Quốc). Hai con tin này bị IS bắt cóc và “rao bán” từ 9/9.
Sáng 19/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, Trung Quốc “kịch liệt lên án hành động vô nhân tính của IS, nhất định đưa kẻ phạm tội ra trừng trị trước pháp luật”. Ông Hồng Lỗi khẳng định, “Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với quốc tế chống khủng bố, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới”.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố, “Chính phủ Trung Quốc lên án hành động sát hại công dân Trung Quốc của IS”. Ông cho biết thêm rằng, “Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng sự an toàn của công dân ở nước ngoài, sẽ tăng cường công tác bảo đảm an toàn cho cơ quan và công dân ở nước ngoài”.
Từ thủ đô Manila của Philippines, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định, “chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù chung của loài người. Trung Quốc kiên quyết phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức; kiên quyết trừng trị mọi hoạt động khủng bố bạo lực thách thức nền văn minh nhân loại”.
Video đang HOT
Trong khi đó, hành động giết hại con tin Phàn Kinh Huy của IS đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc. Trên các mạng xã hội và báo điện tử tràn ngập ý kiến lên án IS, yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc tham gia hành động quốc tế trừng phạt IS.
Nhiều ý kiến đề xuất Trung Quốc “cho không quân và đặc nhiệm tham gia đánh IS, thể hiện vai trò, trách nhiệm trước quốc tế”, hay “cần cho IS thấy cái giá phải trả khi động đến sự tôn nghiêm của Trung Quốc”. Thậm chí còn có ý kiến rằng, “đây là cơ hội tốt để rèn quân và cho thế giới thấy uy lực của vũ khí Trung Quốc”.
Đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc bày tỏ lập trường chống IS. Hôm 8/10, phát biểu trước báo giới, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói rằng “Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực chống khủng bố của quốc tế, mong các bên tăng cường liên kết, hình thành sức mạnh chung”.
Ngày 18/11, khi được hỏi về ý kiến của Nga mong các nước bè bạn hợp tác chống khủng bố, phát ngôn viên Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định, “là đối tác chiến lược hợp tác toàn diện, Trung Quốc kiên định ủng hộ các hành động giữ gìn an ninh, ổn định đất nước và chống chủ nghĩa khủng bố của Nga”.
“Trung Quốc mong muốn cùng Nga và cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, cùng nhau ứng phó sự đe dọa và thách thức của chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới”.
Xét từ tình hình cụ thể và qua phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc, có vẻ lúc này Trung Quốc chưa sẵn sàng cho việc đưa quân tham gia liên minh quốc tế chống IS. Tuy nhiên, xét về lợi ích chiến lược, đây lại là cơ hội để Trung Quốc thể hiện vai trò của mình trên trường quốc tế.
Vì thế, với sự ủng hộ từ dư luận trong nước, Trung Quốc có thể tham gia ở một mức độ nhất định, chẳng hạn như đưa không quân tham gia không kích.
Theo Ngô Tuyết
Vietnamnet
Trung Quốc "đổ lỗi" Nga, Pháp làm hỏng kế hoạch giải cứu con tin IS
Báo chí Trung Quốc nói rằng chính quyền Trung Quốc đã biết được vị trí con tin người Trung Quốc bị giam tại Iraq và đã có bước "tiến triển", nhưng các cuộc không kích của Nga và Pháp đã làm kế hoạch giải cứu bị gián đoạn
Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết Trung Quốc đã nổ lực giải cứu con tin nước này Phàn Kinh Huy (Fan Jinghui) và kế hoạch đang tiến triển thì các cuộc không kích của Nga và Pháp nhắm vào IS làm hỏng kế hoạch.
Khâu Vĩnh Tranh (Qiu Yongzheng), một nhà nghiên cứu, từng là nhà báo chiến trường nói trên Nhân dân Nhật báo rằng IS đã gửi yêu cầu đòi tiền chuộc đến gia đình ông Phàn và các bộ phận liên quan trong chính phủ Trung Quốc thông qua các kênh khác nhau, và Trung Quốc cũng liên lạc được thông qua các kênh này.
"Chúng tôi thậm chí biết rằng con tin bị bắt giữ trong phạm vi tỉnh Anbar của Iraq và nổ lực giải cứu đã có những bước tiến triển nhất định. Nhưng gần đây các quốc gia như Nga và Pháp tăng cường các cuộc không kích dữ dội nhắm vào IS, từ đó làm đảo lộn kế hoạch giải cứu của nhóm đặc nhiệm và mọi kênh liên lạc bị gián đoạn" - ông Khâu nói.
Ông Phàn Kinh Huy (phải) và con tin người Na Uy Ole Johan Grimsgaard-Ofstad đã bị IS hành quyết. Ảnh: AP
"Điều này đã dẫn đến sự gián đoạn các kênh liên lạc để giải cứu con tin. Kể từ khi IS không nhận được tiền, họ đã tiến hành hành quyết ông" - tờ South China Morning Post dẫn lời ông Khâu trên Nhân dân Nhật báo cho biết.
Tin tức về việc bắt giữ ông Phàn đã được tiết lộ hồi tháng 9, khi IS công bố rằng ông và một con tin thứ hai người Na Uy tên Ole Johan Grimsgaard-Ofstad đang là đối tượng "rao bán". Hôm 19-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính phủ nước này đã thực hiện "tất cả những nỗ lực" để giải cứu ông Phàn. Bắc Kinh đã lên án mạnh mẽ vụ hành quyết ông Phàn và Grimsgaard-Ofstad, mà đã được công bố bởi IS trước đó một ngày. Trong khi đó, đặc phái viên của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi) hôm 19-11 cũng đã lên án mạnh mẽ IS vì giết chết ông Phàn và kêu gọi hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống khủng bố.
Bảo Anh
Theo_PLO
Đánh IS dồn dập, Putin mới chỉ làm dân Nga hả dạ, khó khăn vẫn còn Có thể nhận thấy sự căm phẫn khủng bố được thể hiện trong nét mặt lạnh lùng, cương nghị vốn có nhà lãnh đạo Nga khi ông nhóm họp với các quan chức cấp cao của Điện Kremlin. Cũng giống như phản ứng của Mỹ, Pháp đã từng được ghi nhận, ngay sau khi nhà chức trách Nga lên tiếng thừa nhận rằng...