Liều trồng bưởi da xanh trên đất dốc, cây thấp tè trái đã trĩu cành
Đánh liều trồng bưởi da xanh trên đất dốc, không ngờ cây nào cây nấy trái sai trĩu cả cành khiến bà Văn Thị Loan, bản Tà Niết ( xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Sơn La) rất phấn khởi. Mùa bưởi năm nay, ai đến vườn bưởi da xanh nhà bà Loan cũng khen nức nở với câu hỏi: Tại sao giống bưởi xuất xứ từ miền Nam lại ra trái sai trên đất Sơn La?
Vườn bưởi da xanh của bà Loan có 120 gốc, được bà trồng từ năm 2012 trên 1.600m2 nương rẫy đất dốc. Cây giống được bà mua từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bà còn đầu tư lắp đặt hệ thống ống dẫn nước từ mó nước cạnh nương về tưới cho bưởi, giúp vườn cây sinh trưởng tốt. Khoảng 3 năm nay vườn bưởi da xanh bắt đầu cho quả bói.
Trước kia trên nương đất dốc, bà Loan trồng hoa hồng, sau đó chuyển sang trồng bưởi da xanh.
Nhờ linh hoạt trong lựa chọn giống và cách chăm sóc tốt, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng bưởi nên vườn bưởi da xanh của bà Loan cho quả đầy cành, chất lượng tốt, được nhiều thương lái đến tận vườn thu mua.
Bà Loan đang kiểm tra quá trình phát triển của bưởi da xanh tại vườn.
Video đang HOT
Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Loan cho hay: “Hiện tại, trong vườn nhà tôi có 120 gốc bưởi da xanh, đến đầu vụ thu hoạch các thương lái ở Hòa Bình, Hà Nội, TP.Sơn La… đánh xe tải về mua với giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ vẫn đạt 45.000 đồng/kg. Nhờ trồng bưởi da xanh gia đình tôi đã có của ăn của để, con cái được ăn học và trưởng thành”.
Từ khi chuyển sang trồng bưởi da xanh, đời sống kinh tế của gia đình bà Loan đã khấm khá và có của ăn của để.
Về kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh, bà Loan cho biết, bà dùng phân đạm, NPK, phân hữu cơ và đậu tương trộn với ngô ủ 2 tháng rồi bón cho vườn bưởi. Bà Loan dự tính trong thời gian tới sẽ trồng xen canh thêm bưởi Diễn, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng trọt, vườn bưởi của bà Loan cây nào cây nấy đều sai trĩu quả.
Ông Lường Tiến Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mộc Châu cho biết: Gia đình bà Loan là một trong những hộ tiên phong trong việc trồng bưởi da xanh. Nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, gia đình bà Loan đã trở thành hộ khá giả nhất bản Tà Niết.
Theo Danviet
Những vườn cây ăn trái trăm triệu đẩy lùi "nàng tiên nâu"
Hàng trăm ha cây thuốc phiện dần biến mất, thay vào đó là những nương, vườn cây trái xum xuê, cho thu nhập cao, ổn định. Cùng với đó, những chủ nhân của các nương thuốc phiện trước đây giờ đã trở thành các ông chủ, bà chủ với cuộc sống ngày một sung túc hơn và tương lai của con, cháu họ ngày một tươi sáng hơn.
Ký ức kinh hoàng
Hơn 20 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất, triệt phá và chống tái trồng cây thuốc phiện ở vùng Tây Bắc đã thu được những kết quả rất lớn. Trước đây, mỗi năm, trên địa bàn này có tới hàng ngàn ha cây thuốc phiện được gieo trồng, thu hoạch với sự tham gia của hàng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Nay cũng trên chính những nương vườn từng gieo trồng cây thuốc phiện này, đã xanh lên những sắc màu no ấm.
Ngô giống mới được đưa vào sản xuất đại trà ở Sơn La, giúp bà con các dân tộc xóa bỏ cây thuốc phiện. Ảnh: X.T
Mấy thập kỷ trước, huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La là một trong những địa bàn "nóng" về diện tích trồng cây thuốc phiện. Diện tích đất sản xuất có cây thuốc phiện ở thập kỷ 80 trải dài hàng chục km, từ xã Chiềng Hắc xuống tới Vân Hồ, được trồng xen với cây cải mèo. Lão nông Mùa A Tu - người dân tộc Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ (tách từ huyện Mộc Châu), nhớ lại: "Đất Mộc Châu tốt, khí hậu lại phù hợp nên cây thuốc phiện ở đây tốt lắm. Mỗi cây có nhiều quả, quả to như cái chén uống nước nên có thể lấy được nhiều nhựa...".
Cây thuốc phiện nhiều như vậy, nhưng không mang lại cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà hầu hết chủ nương đều có cuộc sống hết sức khó khăn và tương lai tăm tối. Anh Tráng A Chu - dân tộc Mông, sinh ra đầu thập 80 trên đất Hua Tạt - Vân Hồ cho biết: Mùa thu hoạch đến, nhà nào cũng có thuốc phiện trong nhà. Trồng thuốc phiện để bán lấy tiền mua gạo ăn thì đã đành, nhưng nhiều gia đình đã "mang nợ" từ việc sẵn có thuốc phiện trong nhà. Không ít gia đình cả vợ, chồng, con cái đều nghiện hút thuốc phiện và chết dần, chết mòn. Người không chết sớm thì chỉ 40 tuổi là không thể lao động nhiều được nữa bởi "đói thuốc", đói ăn.
"Lớp tuổi như tôi, hơn chục năm trước đã có rất nhiều người từ giã cõi đời vì nghiện hút chất ma túy này" - Chu cho hay.
Cuộc đổi đời trên cánh đồng ma mị
Cũng theo ông Mùa A Tu, từ thập kỷ 90 trở lại đây, Sơn La quyết liệt xóa bỏ cây thuốc phiện. Ông bảo: Khi mới thực hiện phá cây thuốc phiện, dân chúng tôi lo lắm vì ngày ấy, loại cây này là một trong những nguồn thu chính của nông dân vùng cao. Nhưng rồi Nhà nước tổ chức cho học tập, tìm hiểu về tác hại của cây thuốc phiện; đưa cán bộ khuyến nông về hướng dẫn kỹ thuật làm ăn mới; đưa cây - con giống mới vào trồng để dân lấy nguồn thu. Đồng thời Nhà nước cũng tổ chức những đoàn thanh tra, kiểm tra và triệt phá diện tích tái trồng cây thuốc phiện rất quyết liệt nên thói quen canh tác bằng thứ cây ma mị ấy mất dần. Cây ngô lai giống mới, cây mận hậu là những cây trồng đầu tiên tạo nguồn thu mới cao hơn trên mảnh đất này.
"Chính trong những năm chuyển đổi ấy, tôi cũng từ bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng ngô lai và nuôi bò sinh sản. Lúc nhiều nhất, nhà tôi từng có tới 70 con bò và thu hàng chục tấn ngô/năm. Với những hộ khác, bản khác thì cây thuốc phiện cũng được từ bỏ. Nhờ thế nên cuộc sống đã bình yên hơn, tươi sáng hơn" - ông Tu bảo vậy.
Theo báo cáo tổng kết nông nghiệp năm 2017 của huyện Mộc Châu thì huyện hiện có 24.201ha cây lương thực và thực phẩm với sản lượng lương thực trên 133.100 tấn/năm. Diện tích cây rau và hoa tươi đã đạt gần 1.600ha với sản lượng hàng năm hơn 63.000 tấn. Đặc biệt, trên địa bàn đã hình thành nhiều trang trại với tổng diện tích hơn 8.300ha cây ăn quả, cây công nghiệp và 105.000 con gia súc lớn, trên 706.000 con gia súc nhỏ, gia cầm... Đó chính là những nguồn thu lớn, bền vững, giúp đẩy lùi và xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện ra khỏi đời sống và sản xuất của người dân Mộc Châu.
Theo Danviet
Trồng bạt ngàn đậu cô ve nơi sườn đồi, tới vụ cân quả tính tiền Chị Hà Thị Dâng, dân tộc Thái, sinh năm 1989 ở bản Pá Phang 2 (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng bạt ngàn đậu cô ve trên 1ha nương rẫy ở sườn đồi. Tới vụ thu hoạch nhà chị hái mỏi tay, cứ cân quả lên tính tiền... Mấy năm gần đây, khi giá cả ngô trên thị trường...