Liệu tôi có nên tiếp tục đám cưới khi gia đình em quá thực dụng?
Tới giờ phút này, tôi cảm thấy vô cùng hoang mang, tôi thật không ngờ gia đình nhà vợ tôi lại có thể thách cưới một cách trơ trẽn như vậy.
Tôi thật sự buồn vì những lời mẹ em nói (Ảnh minh họa).
Sau hôm nghe những lời “tâm sự” của mẹ em, tôi đã nói với mẹ tôi dừng cuộc hôn nhân này lại, nhưng mẹ tôi lại khuyên tôi bình tĩnh, bà nói cưới xin là chuyện quan trọng nhất của đời người và bà không muốn tôi từ bỏ cuộc hôn nhân chỉ vì vật chất.
Tôi hiện đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty tài chính. Gia đình tôi có 2 anh em, bố mẹ tôi đều làm kinh doanh. Từ nhỏ, anh em tôi được bố mẹ cưng chiều hết mực, bố tôi còn nói: “Chỉ cần các con ngoan ngoãn, hiếu thuận, bất gì cái gì các con thích, trong khả năng đáp ứng được, bố đều đồng ý”.
Nói về chuyện tôi và vợ chưa cưới, chúng tôi quen nhau khi cô ấy thực tập ở công ty tôi. Thấy cô ấy xinh xắn, hiền lành, tôi đã ngỏ lời yêu thương và rồi sau 2 năm bên nhau, chúng tôi quyết định kết hôn khi nhận được sự đồng thuận từ gia đình hai bên.
Yêu nhau được 2 năm, bố mẹ tôi giục cưới, mẹ tôi nói: “Bằng tuổi bố mẹ người ta đã có cháu bồng bế rồi, còn con cứ định lông bông đến bao giờ nữa”. Mẹ tôi cũng bảo, tôi cố gắng bàn với cô ấy cưới năm nay, vì được tuổi.
Nghe lời mẹ, hôm đó, cuối tuần hôm đó, tôi về nhà cô ấy chơi, tranh thủ khi mọi người vui vẻ nhất, tôi đã đề cập đến chuyện kết hôn vào 2 tháng tới. Khi nghe tới từ kết hôn, mẹ cô ấy đã nhảy dựng lên bảo rằng: “Không…bác nghĩ trước khi cưới, bác cần phải thống nhất với cháu việc này”.
Video đang HOT
Mẹ em nói rồi đứng dậy sang cầm tay tôi: “Bác muốn trước khi cưới, gia đình bên đó phải mua một căn hộ chung cư mới, ít ra cũng gần chỗ cái Lan làm, sau này nó bầu bí, đi lại cũng thuận tiện. Mang tiếng nhà mặt phố, nhưng có hơn 30m2 mà tới 5 người ở thì quá chật chội”.
Tôi nghe thế, liền gật đầu, bởi bố mẹ tôi cũng đã đề cập tới chuyện mua nhà cho vợ chồng tôi ở riêng sau khi kết hôn, chỉ có điều tôi chưa nghe bố mẹ nói mua ở đâu mà thôi.
Tôi vừa gật đầu, mẹ em đã tiếp lời: “Cháu cũng phải tính gửi cho cái Lan một cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ, hoặc ít ra cũng một nửa như thế gọi là chút quà cưới…”. Nghe tới đây tôi thật sự choáng váng, tôi không nghĩ đây là quà thách cưới của bố mẹ em. Dù với số tiền đó, bố mẹ tôi vẫn có thể chuẩn bị được.
Sau hôm đó, tôi hoang mang vô cùng, tôi không nghĩ là mẹ em lại quan trọng vật chất đến như thế. Khi tôi ra về, bà còn hỏi nhỏ tôi rằng không biết bố mẹ tôi có đồng ý không, bà cũng dặn tôi báo lại cho bà ngay khi có câu trả lời của bố mẹ.
Tôi nghe xong, đứng bần thần. Tôi biết, em xinh, em đẹp, em xứng đáng được hưởng hạnh phúc, nhưng tôi nghĩ cái đó là gia đình tôi tự nguyện, chứ đâu nhất thiết mẹ em phải nói ra như vậy.
Từ hôm tới giờ đã một tuần tôi không gặp em, khi em gọi tôi cũng từ chối không nghe máy. Còn bố mẹ tôi cứ sốt sắng, ông bà hỏi tôi vì sao em lại không đến chơi. Nhưng thú thật, tôi hoang mang lắm, tôi thấy gia đình em quá thực dụng, quá coi trọng giá trị vật chất, giờ tôi không biết có nên cưới em nưã hay không?
Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Theo Nguoiduatin
Em cũng không biết mình sẽ ra sao nếu tiếp tục tận mắt chứng kiến những bí mật của chồng..
Em quên mất câu chuyện cổ tích Người đẹp và quái vật, nên không nghĩ rằng người đàn ông nào cũng có một căn phòng bí mật. Căn phòng ấy, tốt nhất là phụ nữ không nên đặt chân vào.
ảnh minh họa
1. Đêm trước ngày rước dâu, mẹ xoa xoa lưng cho em ngủ, thì thầm: "Làm thân đàn bà con gái, chịu thiệt thòi một chút cũng không sao, nghen con. Lúc nào cảm thấy đời sống lứa đôi ngột ngạt, con phải biết mắt nhắm mắt mở. Không phải sự thật nào cũng cần được biết. Không phải cạn cùng của sự thật là... sự thật, biết không con".
Bao ngày chạy đôn chạy đáo lo đám tiệc, giờ nghe lời mẹ, tiếng được tiếng mất, em chìm vào giấc ngủ tự bao giờ chẳng hay. Ngồi ngắm nhìn con gái, mới ngày nào còn đỏ hỏn trên tay, ngày mai đã là con nhà người ta, mẹ ứa nước mắt. Dạy con, mà mẹ cũng tự nói với mình. Bởi ngày trước, phận mồ côi, về làm dâu nhà người, nào được ai dạy dỗ, mẹ đã vấp quáng quàng cái bẫy - sự - thật.
18 tuổi, vừa đậu tú tài, thím buông câu nói trong bữa cơm: "Con gái học chi nhiều. Bây coi ưng đám nào, thím gả; bằng không, để nhờ bà mai dẫn đi coi mắt". Múc muỗng cơm nhè nhẹ, không dám xúc thức ăn, mẹ biết mình bấy lâu đã là gánh nặng cho gia đình chú thím. Nên khi nghe sẽ gả mình cho ông giáo xóm bên, mẹ khe khẽ gật đầu.
Đêm tân hôn, mẹ tìm hoài không ra dáng hình đạo mạo của ông giáo, chỉ thấy người đàn ông say khật khưỡng, ôm mẹ như thú vồ mồi. Thỏa mãn, ông lăn ra thở hồng hộc, không quên rít lên: "Trong nhà này, cái gì của cô thì hẵng đụng vào, không thì thôi, đừng tò mò". Đinh ninh câu nói ấy, mẹ trôi qua những ngày tất bật cơm nước, chợ búa.
Có được mấy hôm thong thả, nhàn tản, do chồng đi ăn giỗ miền xa. Ngồi không cũng thấy buồn, mẹ dọn trước, dọn sau, tẩn mẩn khiêng thùng này thúng nọ ra sắp xếp, dọn rửa, phơi nắng. Và mẹ đã nhìn thấy hết con người của người bấy lâu mình gọi là chồng. Hóa ra, ông là người đàn ông phong tình. Quen bao nhiêu phụ nữ, ông lưu giữ lại những tấm hình. Có cả hai người đàn bà sinh cho ông những đứa con vô thừa nhận. Tất tần tật những hình ảnh sinh động hiện ra trước mắt mẹ. Mẹ ngồi chết sững.
Về nhà, một thoáng liếc mắt, ông hiểu ngay chuyện gì đang xảy ra. Vụt cây chổi vào mẹ tới tấp, ông giáo hiện nguyên hình người đàn ông thô lỗ, vũ phu. Phận gái đã theo chồng, mẹ đành ngồi im, ôm đầu, cam chịu. Rồi cũng qua một đời. Nhưng, từ đấy, mẹ biết thương thân mình, không lần tìm những ngăn kéo hay căn phòng bí mật của người phối ngẫu thêm một lần nào nữa...
2. Câu chuyện mẹ kể chẳng để lại dấu vết gì trong hành trang em mang theo về nhà người. Để rồi, trái tim cứ chực đau vì những lần rướm máu. Tình cờ, khi chồng không có mặt, chuông điện thoại báo có tin nhắn, cuộc gọi... em tiện tay mở xem. Em đã thấy những điều không nên thấy. "Anh về nhà chưa? Ngủ có ngon không?", tin nhắn vỏn vẹn tám chữ mà sao em nghe nhói buốt. Bắt máy điện thoại, giọng a lô của một người nữ, nghe tiếng em, bên kia vội vàng cúp máy. Chỉ thế mà em nghe hụt hẫng. Email, laptop, chồng đều cài password, em nghe giận ở trong lòng. Em cứ muốn tìm hiểu hết những mặt sâu kín của chồng, vì em nghĩ "mình với ta tuy hai mà một".
Em quên mất câu chuyện cổ tích Người đẹp và quái vật, nên không nghĩ rằng người đàn ông nào cũng có một căn phòng bí mật. Căn phòng ấy, tốt nhất là phụ nữ không nên đặt chân vào. Biết nhiều quá để làm gì? Chỉ cần biết người ấy qua những gì họ tự nguyện, công khai thể hiện, thế là đủ. Vương mang thêm làm chi cho bận lòng!
Phải chăng, vì không hiểu được điều ấy, mà cuộc hôn nhân của em dần đi vào ngõ cụt. Một chút lăn tăn không lời đáp. Một chút nghi ngờ, một chút hờn ghen. Tất cả đã cướp mất niềm vui được làm vợ. Ngày em lớn tiếng đòi chồng phải công khai mở toang những cánh cửa bí mật, và anh ấy chính thức từ chối, đã giết chết một cuộc tình non trẻ...
Mà thực ra, ngay hôm hai đứa viết thiệp cưới, chồng em đã giao hẹn: "Sống chung, em không được lục vali của anh nhé. Cũng chẳng có gì, chỉ là mấy kỷ niệm linh tinh của cái thời độc thân thôi mà". Khi ấy, em bất bình, vô thức lặp lại câu nói của mẹ: mình với ta tuy hai mà một. Ai ngờ, chồng em nghiêm sắc mặt: ta với mình tuy một mà hai...
Giờ em không biết rồi đây trên chặng đường dài, liệu có cam lòng đứng ngoài cánh cửa căn phòng cất giữ bí mật ấy hay không. Em cũng không biết mình sẽ ra sao nếu tiếp tục tận mắt chứng kiến những bí mật. Liệu có bỏ nhau được hay không? Hay chấp nhận sống bình thản bên những gì anh ấy thể hiện...
Theo PNO
Có nên tiếp tục giấu con chuyện bố mẹ ly hôn Tôi và vợ cũ ly hôn khi con mới 2 tuổi, con gái ở với tôi và người vợ mới. Tôi vẫn nói với bé đây là mẹ đẻ ra con... Tôi và vợ cũ ly hôn khi con mới 2 tuổi, con gái ở với tôi và người vợ mới. Tôi vẫn nói với bé đây là mẹ đẻ ra con... (Ảnh...