Liệu Tim Cook có thể thay thế hoàn toàn Steve Jobs hay không?
Khoảng 1 năm trước, CEO Apple, Steve Jobs ra thông báo sẽ tạm dừng công việc để tập trung cho việc chữa bệnh. Giới công nghệ khi đó đã bắt đầu lo lắng về tương lai của Apple một khi không còn vị thủ lĩnh đầy cá tính này. Một năm sau, Apple liên tục công bố những kết quả kinh doanh, những báo cáo tình chính cực kỳ ấn tượng khiến cho nỗi sợ thời hậu Steve Jobs ngày càng ít đi. Bên cạnh đó, việc những nhân vật cấp cao chủ chốt như Jonathan Ive vẫn tiếp tục một cách hoàn hảo công việc của mình khiến cho nhiều người bắt đầu đặt dấu hỏi về vị trí của Steve Jobs tại Apple. Vậy, liệu tương lai của Apple dưới thời Tim Cook có “như mơ” hay không? Liệu vai trò của Steve Jobs tại Apple có thật sự quan trọng hay không?
Apple, năm đầu thời hậu Steve Jobs, hoàn hảo
Hãy nhìn biểu đồ giá cổ phiếu Apple trong vòng 1 năm vừa qua. Ngoài một số lần xuống do sự ra đi của Steve Jobs, sự lớn mạnh quá nhanh của đối thủ trực tiếp… nhìn chung giá cổ phiếu Apple tăng một cách khủng khiếp. Các đây đúng 1 năm, giá mỗi cổ phiếu Apple là 320 USD, còn bây giờ, bạn phải bỏ ra 600 USD cho mỗi cổ phiếu Apple. Thậm chí, đã có lúc cổ phiếu Apple tiệm cận mức 650 USD đưa giá trị của công ty này lên 580 tỷ USD – gấp gần 3 lần Microsoft. Mức tăng giá cổ phiếu 100% trong 1 năm là một kết quả ấn tượng với bất cứ công ty này, còn với một công ty khổng lồ như Apple, đó là điều kỳ diệu. Nếu bạn vẫn chưa thấy điều kỳ diệu nằm ở đâu thì hãy làm một phép tính nhỏ: giá trị Apple tăng trong năm vừa qua khoảng hơn 250 tỷ USD, gấp 2,5 lần tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam – quốc gia 90 triệu dân.
Những sản phẩm chủ lực của Apple như iPhone, iPad hay Macbook vẫn tiếp tục chu kỳ thành công của mình với doanh số khổng lồ. Thương hiệu Apple ngày một thành công thậm chí có thể coi là một thứ “tôn giáo” kỳ lạ trong thế giới công nghệ. Trong năm nay, các cổ động của Apple còn vui hơn nữa bởi quyết định lần đầu tiên chia cổ tức của CEO Tim Cook.
Nhưng tương lai
Một trong những điểm dễ thấy và cũng khiến người ta lo lắng nhiều nhất về Apple thời hậu Steve Jobs chính là sự thay đổi đáng lo ngại trong cá tính của công ty này. Tim Cook là một nhà kinh tế thiên tài nhưng ông thiếu đi nét cá tính quyết liệt của người tiền nhiệm Steve Jobs. Cách ứng xử của Tim Cook rõ ràng, ôn hòa hơn rất nhiều. Sự ôn hòa này thể hiện qua cách cư xử của ông với nhân viên, thái độ mềm mỏng rất rõ ràng trong cuộc chiến bằng sáng chế với các đối thủ, đặc biệt là Samsung…
Sự ôn hòa này, về nhiều mặt, có thể coi là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, nó lại khiến tôi đặt nhiều câu hỏi hơn cho tương lai của Apple khi mà vị thế số 1 thế giới của công ty này được xây dựng bởi 1 CEO hết sức cá tính, mạnh mẽ, quyết liệt.
Đầu tiên, hãy nhìn vào những lần ra mắt sản phẩm mới của Apple và cách công ty này ngày càng nhẹ tay và thỏa hiệp với giới truyền thông nhiều hơn vào thời điểm trước khi ra mắt sản phẩm mới.
Apple, thời hậu Steve Jobs dễ đoán một cách kỳ lạ. Hãy nhìn vào cách giới truyền thông dự đoán đúng gần như 100% những gì Apple giới thiệu vào mỗi sự kiện lớn. Từ iPhone, iCloud, Mac, iMac cho đến gần đây là iPad. Các iFan dường như đã quên cái cảm giác bất ngờ khi tận mắt chứng kiến sản phẩm mới của Apple như Steve Jobs đã mang đến với iPhone, iPad, iPod… Sự dễ đoán này, khiến người ta bớt đi hứng thú, bớt động lực để chờ đợi mỗi bài keynote.
Thứ hai, một Apple “hiền lành” hơn không phải thứ một iFan chờ đợi. iFan, mong muốn những sản phẩm cá tính, ngày một hoàn hảo và vượt trội chứ không phải những sản phẩm nâng cấp tốt hơn. Cá nhân tôi thích một Apple thách thức và đánh bại những chuẩn mực của thế giới như cách họ đối xử với cảm ứng điện trở hay Flash trước đây hơn.
Thứ ba, một điều mà bất cứ ai cũng nên ghi nhớ: Apple thành công nhờ sản phẩm, nhờ những bước tiến vĩ đại mà iPhone hay iPad mang lại và giờ họ đang sống trên thành công của những sản phẩm cũ, những sản phẩm đã được vạch ra từ thời Steve còn nắm quyền. Hãy nhìn, iPhone 4S, New iPad, Macbook Air mới đều chỉ là những phiên bản nâng cấp cấu hình, cải tiến một số chi tiết nhỏ từ những sản phẩm đã hết sức thành công trước đó. iCloud có thể được coi là sản phẩm mới lớn nhất dưới thời Tim Cook nhưng nó đi sau các dịch vụ tương tự khác.
Cuối cùng, có vẻ như Tim Cook không phải là một người tôn sùng chủ nghĩa hoàn hảo tuyệt đối như người tiền nhiệm. Siri trở thành phần mềm đầu ở dạng Beta đầu tiên được xuất hiện trên những chiếc iPhone mới xuất xưởng. Những sản phẩm của Apple được cho ra mắt như thể để cạnh tranh và “tiêu diệt” các đối thủ hơn là mang lại những đột phá, những trải nghiệm mới cho người dùng…
Liệu vai trò của Steve Jobs có quan trọng như chúng ta nghĩ?
Một câu hỏi rất hay được đặt ra sau khi Steve Jobs ra đi mà Apple vẫn hoạt động hết sức hiệu quả. Tuy nhiên, để trả lời chính xác câu hỏi này, chúng ta buộc phải chờ thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, trước hết nếu bạn nghĩ vai trò của Steve Jobs không quan trọng trong sự thành công của Apple hãy nhớ lại hoặc trả lời một số câu hỏi sau:
Video đang HOT
- Mac OS X và team làm Mac OS X là những người kề vai sát cánh và được phát hiện bởi Jobs vào thời ông ở Next
- Scott Forstall – “trùm” iOS cũng đến với Apple theo con đường này.
- Nếu không có Jobs, giờ thiên tài Jonathan Ive ở đâu?
- Không có sự liều mình, cầu mong sự hoàn hảo, cá tính điên rồ và tầm nhìn của Jobs liệu một nhà kinh tế có thể đưa ra các sản phẩm vĩ đại, thay đổi thế giới như iPhone hay không? Câu trả lời xin giành lại cho quý độc giả.
Kết
Apple dưới thời Tim Cook đang có những thay đổi mạnh mẽ so với Apple của Steve Jobs: từ logo, chiến lược chung cho đến thái độ hòa hoãn, nhẹ nhàng hơn với các đối thủ. Sự thay đổi này là tốt hay xấu? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo ICtnew
Đột nhập trụ sở bí mật đẹp long lanh của Apple
Trong trụ sở của "táo khuyết", phòng CEO Tim Cook cùng với phòng phó giám đốc phụ trách thiết kế Jonathan Ive được coi là những nơi "bất khả xâm phạm".
Được các nhân viên gọi với cái tên Mothership, trụ sở của Apple được đặt tại Cupertino, California (Mỹ). Đối với những iFan, đây quả thực là một nơi mà họ mơ ước được một lần ghé thăm. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi chuyến thăm quan đều không được chào đón tại nơi đây. Nếu gõ từ khóa tìm kiếm "Apple headquarter" (trụ sở Apple), bạn sẽ chỉ thấy được một vài hình ảnh chụp từ bên ngoài, hoặc những tấm ảnh đăng tải một người khách ghé qua và đứng bên tấm biển có ghi dòng chữ "Apple Campus, 1 Infinite Loop".
Dưới đây là những bức ảnh chụp trộm mà chắc chắn, hãng công nghệ lớn nhất thế giới không bao giờ muốn nó được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng mạng.
Trụ sở của Apple nhìn từ bên ngoài.
Bước vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp bàn lễ tân.
Kế đó là những dãy hàng lang rộng thênh thang được trang trí bằng những gam màu rất sáng và ưa nhìn.
Một tấm băng rôn khổng lồ quảng cáo iPad.
Qua dãy hàng lang, bạn sẽ không thể tin vào mắt mình bởi nơi đây giống như một công viên sinh thái cao cấp hơn là trụ sở làm việc của một công ty công nghệ.
Nơi duy nhất tại trụ sở Apple mở cửa với công chúng được gọi là Company Store.
Đây là nơi duy nhất mà bạn có thể tự do chụp ảnh.
Cũng là nơi duy nhất bạn có thể mua những món đồ lưu niệm chính hãng có gắn logo của Apple. Company Store cũng bán cả những sản phẩm như iPhone, iPad hay MacBook.
Sau đó, bạn sẽ bắt gặp sảnh chính của khu MotherShip. Đây là nơi chỉ những nhân viên cấp cao mới được phép đi vào.
Nếu cảm thấy đói, các nhân viên của Apple có thể ghé qua Apple Cafeteria.
Không giống như nhiều hãng công nghệ lớn khác, nhân viên của Apple vẫn phải trả tiền cho đồ ăn hoặc đồ uống ở đây, nhưng đa phần đều không đắt và đặc biệt có lợi cho sức khỏe.
Nếu cần giải lao, nhân viên của của hãng có thể tìm đến căn phòng Break/Recreation.
Để ngồi nghỉ ngơi thư giãn hoặc chơi những trò giải trí như bóng bàn, bi lắc.
Thậm chí có cả một sân bóng rổ ở phía bên ngoài. Apple cũng trang bị cho nhân viên của mình một trung tâm thể hình với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại.
Một trong những bức ảnh hiếm hoi chụp được trong một căn phòng làm việc tại trụ sở Apple. Đây là một phòng họp nhỏ dành cho những nhân vật chủ chốt của hãng. Trong khi đó, khu vực xung quanh phòng làm việc của CEO Tim Cook được coi là "bất khả xâm phạm".
Những sự kiện giới thiệu sản phẩm mới thường được Apple tổ chức họp báo tại San Francisco, còn trong những sự kiện nhỏ hơn, báo chí sẽ được mời đến một căn phòng riêng nằm trong trụ sở có tên gọi Apple Town Hall.
Phòng thử nghiệm Wi-Fi là nơi những model iPhone hay iPad mới nhất được đem ra thử nghiệm về độ mạnh yếu của sóng cũng như giao diện người dùng.
Cuối cùng, căn phòng được coi là bí hiểm nhất tại trụ sở Apple - phòng thiết kế - là nơi phó giám đốc phụ trách thiết kế Jonathan Ive và các cộng sự của mình vẽ lên những ý tưởng sản phẩm tuyệt vời. Có người cho rằng nó nằm dưới tầng hầm của tòa nhà và không một ai được phép ra vào nếu không có sự đồng ý của Ive.
Thành Duy
Theo Infonet.vn
Nhà thiết kế của Apple được phong tước hiệu Hiệp sĩ Trưởng bộ phận thiết kế của Apple, Jonathan Ive được phong tước hiệp hiệp sĩ của đế chế Anh (KBE) trong danh sách danh dự của năm mới (New Year Honours List). Người đàn ông 44 tuổi này được sinh ra ở Chingford, phía bắc London, và nghiên cứu thiết kế tại Đại học Northumbria (Anh). Anh làm việc tại Apple (California -...