Liệu tiêm nhắc lại mãi mãi có đánh bại được SARS-CoV-2?
Một năm trước, hai liều vaccine COVID-19, hay chỉ một liều của Johnson & Johnson, đã được cho là cung cấp đủ khả năng bảo vệ đối với virus SARS-CoV-2.
Giờ đây, khi đối mới với biến thể Omicron có khả năng lây lan cực cao, Israel đã bắt đầu tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ tư cho một số nhóm nguy cơ cao. Hôm 4/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã cho phép tiêm liều tăng cường cho trẻ vị thành niên và tránh mô tả bất kỳ ai là “đã tiêm phòng đầy đủ” vì hai mũi tiêm dường như không còn đủ nữa.
Thay vào đó, tình trạng tiêm chủng của một người sẽ được liệt kê thành “gần đây nhất”, hoặc không. Hoàn toàn không ngạc nhiên khi nhiều người Mỹ đang lo lắng: Việc này bao giờ mới kết thúc? Liệu chúng ta có cần xắn tay áo để tiêm nhắc lại vài tháng một lần?
Người dân Bangkok, Thái Lan, đi tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 thứ ba. Ảnh: AFP
Bị tấn công liên tục bởi một loại virus đi ngược mọi kỳ vọng, các nhà khoa học đã không còn muốn dự đoán tương lai. Nhưng trong cuộc phỏng vấn mới đây với báo New York Times, khoảng 10 người nói rằng cho dù bất cứ điều gì xảy ra, việc cố gắng tiêm liều vaccine COVID-19 tăng cường cho toàn bộ dân số vài tháng một lần là phi thực tế. Nó cũng không mang nhiều ý nghĩa khoa học.
Bà Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale, cho biết: “Tiêm vaccine định kỳ không phải chuyện chưa từng xảy ra, nhưng tôi nghĩ có nhiều cách tốt hơn là tiêm vaccine nhắc lại mỗi sáu tháng”. Theo bà, các chiến lược khác có thể giúp chúng ta thoát khỏi loại tình huống “tiêm nhắc lại mãi mãi” này.
Thuyết phục người dân xếp hàng để tiêm vaccine vài tháng một lần có lẽ là một đề xuất thất bại. Khoảng 73% người Mỹ trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, nhưng cho đến nay chỉ hơn một phần ba lựa chọn tiêm nhắc lại.
Deepta Bhattacharya, nhà miễn dịch học tại Đại học Arizona, khẳng định cách tiếp cận này chắc chắn không phải là một chiến lược lâu dài bền vững.
Cũng quan trọng không kém, hiện chưa có dữ liệu nào chứng minh hiệu quả của liều thứ tư. Phép tính này không áp dụng với những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch bởi họ sẽ hưởng lợi từ việc tiêm nhắc lại.
Các mũi tiêm nhắc lại chắc chắn làm tăng mức độ kháng thể và giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Do đó, chúng sẽ giúp giảm áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế bằng cách tạm thời làm chậm sự lây lan của virus. Các chuyên gia đều cho rằng với sự gia tăng ca nhiễm biến thể Omicron, người Mỹ nên tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt.
Nhưng việc tăng cường miễn dịch chỉ là nhất thời. Báo New York Times đưa tin các nghiên cứu sơ bộ cho thấy lượng kháng thể bắt đầu sụt giảm chỉ vài tuần sau khi tiêm liều thứ ba. Và ngay cả ở mức kháng thể cao nhất, việc tiêm liều bổ sung không thể ngăn ngừa Omicron, vốn sở hữu những đột biến làm giảm sức mạnh của hệ phòng thủ miễn dịch của cơ thể. Thay vào đó, một loại vaccine đặc trị Omicron sẽ hữu hiệu hơn.
Một phụ nữ đi tiêm vaccine COVID-19 tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson đều cho biết họ đang thử nghiệm các loại vắc xin nhắm vào Omicron và có thể sẽ ra mắt trong một vài tháng tới.
Nhà nghiên cứu bệnh học Ali Ellebedy tại Đại học Washington ở St. Louis nói: “Sẽ vô ích khi tiếp tục tiêm tăng cường chống lại một chủng yếu thế. Nếu cần tiêm thêm một liều nữa sau ba liều, tôi chắc chắn sẽ đợi một liều dành cho Omicron”.
Các chuyên gia cho rằng nếu mục tiêu là tăng cường khả năng miễn dịch chống lại Oomicron hoặc các biến thể trong tương lai, thì nên sử dụng các chiến thuật khác, thay vì liên tục nhắc lại loại vaccine được thiết kế dành cho chủng virus ban đầu.
Một số nhóm nghiên cứu đang phát triển một loại vaccine dùng chung cho cả họ virus Corona, được thiết kế để nhắm mục tiêu vào các bộ phận mà virus ít thay đổi hoặc hoàn toàn không thay đổi.
Các loại vaccine hiện tại cũng có thể được sử dụng kết hợp với thuốc tăng cường dạng xịt mũi hoặc uống. Những biện pháp này có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng tốt hơn vì chúng bao phủ kháng thể lên mô mũi và các bề mặt niêm mạc khác – nơi virus SARS-CoV-2 xâm nhập đầu tiên.
Và theo như một bài học mà giới nghiên cứu từng rút ra từ những cuộc chiến dịch bệnh khác, đó là chỉ cần kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Nhưng quan điểm trên đã thay đổi khi các nhà khoa học quan sát cuộc “hành quân” nhanh chóng và không ngừng của Omicron trên khắp thế giới. Scott Hensley, một nhà miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania, cho biết: “Omicron thực sự đã thay đổi suy nghĩ của tôi về điều này”.
Ông và nhiều chuyên gia khác hiện ủng hộ việc tiêm liều thứ ba. Nhưng họ đánh giá con đường tiêm mũi thứ tư của Israel là thiếu hiệu quả, khi kết luận rằng các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch – như tế bào T và tế bào B – đang chống lại virus ổn định sau ba mũi tiêm hay thậm chí sau hai mũi.
Trong khi các tế bào miễn dịch này không thể ngăn ngừa việc nhiễm virus, chúng làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và giữ cho tỷ lệ nhập viện thấp.
Một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng việc tiêm liều bổ sung quá thường xuyên thậm chí có thể gây hại. Về lý thuyết, có hai cách mà nó có thể phản tác dụng. Khả năng đầu tiên là hệ miễn dịch bị kiệt sức sau những lần kích thích lặp đi lặp lại và ngừng đáp ứng với vaccine COVID-19. Tuy vậy, phần lớn nhà miễn dịch học đều bác bỏ lập luận này.
Nỗi lo thứ hai, được gọi là “sai lầm kháng nguyên gốc”, có vẻ hợp lý hơn lập luận đầu tiên. Theo quan điểm này, phản ứng của hệ miễn dịch được điều chỉnh cho phù hợp với phiên bản đầu tiên của virus nên phản ứng của nó đối với các biến thể tiếp theo kém mạnh mẽ hơn nhiều.
Với hơn 50 đột biến, Omicron đủ khác biệt so với các biến thể trước đó, khiến những kháng thể đối với chủng virus gốc phải vật lộn để nhận ra phiên bản mới nhất.
Theo tiến sĩ Amy Sherman, chuyên gia vaccine tại Đại học Harvard, sự tiến hóa nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 cũng là một vấn đề quan trọng. Phần lớn vì nó tiếp cận được với số lượng lớn vật chủ là con người. Nếu các ca bệnh tiếp tục tích lũy với tốc độ hiện tại, hoặc gần như thế, SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tạo ra những thay đổi lớn, đồng nghĩa với việc các loại vaccine cần được cập nhật thường xuyên.
Nhưng nếu đại dịch chậm lại ở hầu hết các nơi trên thế giới, nó có thể hạn chế cơ hội cho virus xuất hiện dưới dạng hoàn toàn khác. Và đó là một lập luận để giúp các quốc gia khác tiêm đủ liều dân số của họ, thay vì tiêm liều tăng cường cho dân số của các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trong lớp học tại Dortmund, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhìn chung, các chuyên gia khẳng định khi Mỹ áp dụng bất kỳ chiến lược nào, cho dù đó là tiêm chủng định kỳ hay các cách tiếp cận khác, Chính phủ của Tổng thống Joe Biden trước tiên phải xác định rõ những mục tiêu mà họ đang cố gắng hoàn thành.Bởi lẽ, ngăn ngừa tỷ lệ lây nhiễm đòi hỏi một cách tiếp cận rất khác so với ngăn ngừa tỷ lệ nhập viện.
Israel đi tiên phong thế giới với liều vaccine COVID thứ tư
Uỷ ban các chuyên gia về dịch COVID-19 của Israel đã khuyến cáo rằng tất cả những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế nên tiêm liều vaccine thứ tư.
Nhân viên y tế Israel chuẩn bị mũi tiêm vaccine COVID-19 cho một học sinh tại làng Druze trên Cao nguyên Golan vào ngày 12/12. Ảnh: AFP
Theo tờ Times of Israel, nhóm các chuyên gia thuộc Chính phủ khuyến cáo rằng nhân viên y tế, người trên 60 tuổi và các nhóm nguy cơ khác nên tiêm liều thứ tư, sau ít nhất bốn tháng kể từ thời điểm tiêm liều thứ ba.
Khuyến nghị này cần có sự phê duyệt cuối cùng của Tổng giám đốc Bộ Y tế Nachman Ash trước khi có hiệu lực.
Thủ tướng Naftali Bennett đã hoan nghênh khuyến nghị nói trên và yêu cầu các quan chức chuẩn bị một chiến dịch phân phối vaccine, đồng nghĩa với việc Israel có khả năng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai liều thứ tư cho một số nhóm nhất định.
"Tin tuyệt vời, đừng lãng phí thời gian - hãy đi tiêm phòng" - Thủ tướng Israel Naftali Bennett kêu gọi người dân trong một tuyên bố ngày 21/12.
Ông Bennett nói thêm: "Nhà nước Israel đang tiếp tục đứng đầu trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với đại dịch. Công dân Israel là những người đầu tiên trên thế giới nhận được liều thứ ba vaccine COVID-19 và chúng tôi cũng đang tiếp tục đi tiên phong với liều thứ tư".Quyết định cần có sự phê duyệt cuối cùng của Tổng giám đốc Bộ Y tế Nachman Ash trước khi có hiệu lực.
Theo một tuyên bố từ Bộ Y tế Israel, những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và những người có hệ miễn dịch bị suy giảm thuộc nhóm đủ điều kiện tiêm liều thứ tư ở thời điểm 4 tháng sau liều thứ ba.
Khoảng cách khuyến cáo giữa liều thứ hai và thứ ba cũng đang được rút ngắn từ 5 tháng xuống còn 3 tháng.
Israel trước đó đã đi tiên phong trong đợt tiêm liều vaccine thứ ba, ban đầu cho các nhóm có nguy cơ trước khi mở rộng ra toàn dân số chỉ trong vòng vài tuần. Đến nay hơn 4 triệu người Israel đã được tiêm liều thứ ba, trong tổng số 9,3 triệu dân.
Nghiên cứu về liều vaccine thứ tư đang được thực hiện tại Trung tâm Y tế Sheba nhưng vẫn chưa được công bố. Sheba cho biết họ đang tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi của mũi tiêm thứ 4 trong một cuộc thử nghiệm với khoảng 200 tình nguyện viên, nhằm kiểm tra ảnh hưởng của nồng độ kháng thể. Bệnh viện cho biết đây là cuộc thử nghiệm như vậy đầu tiên trên thế giới và được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Y tế.
Giáo sư Galia Rahav, người đứng đầu đơn vị bệnh truyền nhiễm của Sheba và là thành viên của hội đồng chuyên gia, cho biết quyết định đề xuất tiêm liều thứ tư là "không đơn giản" do dữ liệu ít ỏi cho thấy khả năng bảo vệ được cung cấp bởi mũi thứ ba đang suy yếu.
Người Israel tiêm vaccine COVID-19 tại Katzrin, Cao nguyên Golan ngày 12/12/2021. Ảnh: Timeofisrael
Cùng ngày 21/12, Israel ghi nhận ca tử vong đầu tiên do biến thể Omicron là một người đàn ông hơn 60 tuổi có bệnh nền và đã tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19.
Số liệu của Bộ Y tế nước này cho hay ngày 21/12 có 170 bệnh nhân Omicron chính thức được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm biến thể COVID-19 mới ở quốc gia Trung Đông này lên 341 người, tăng gấp 2 lần so với số liệu 1 ngày trước đó.
Đáng chú ý là trong số các bệnh nhân có 246 người đã tiêm 3 liều vaccine hoặc tiêm liều 2 trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Chính phủ Israel đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát lây nhiễm biến thể Omicron. Thủ tướng Naftali Bennett ngày 20/12 cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ 5 đã bắt đầu và người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định đã ban hành. Một số biện pháp được Israel xác định là quan trọng hàng đầu gồm đẩy mạnh tiêm vaccine, nhất là với trẻ em, và giữ giãn cách xã hội hết mức có thể. Bên cạnh đó, nước này cũng thường xuyên cập nhật danh sách các nước trong diện "đỏ" là nơi biến thể Omicron đang lây lan mạnh. Công dân Israel bị cấm đi tới các nước trong danh sách này, trường hợp ngoại lệ do một ủy ban đặc biệt xét duyệt.
Trước nguy cơ bùng phát lây nhiễm biến thể Omicron, Israel ngày 21/12 cũng đã triển khai thêm một số biện pháp mới. Cụ thể là Nội các Israel đã bỏ phiếu thông qua quyết định giảm 50% số nhân viên có mặt cùng lúc tại các công sở, đồng thời khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp bố trí cho nhân viên làm việc từ xa hết mức có thể.
Đến ngày 21/12, Israel đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 6,4 triệu người. Trong số này có hơn 5,8 triệu người đã tiêm 2 liều và hơn 4,1 triệu người tiêm 3 liều vaccine.
Trong 2 ngày gần đây, số ca lây nhiễm COVID-19 tại Israel đã vượt qua con số 1.000 ca/ngày. Đến nay, Israel đã ghi gần 1,358 triệu người mắc COVID-19, trong đó có 8.232 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân hiện nay là hơn 8.300 người, trong đó có 82 ca nặng.
Nghiên cứu: Tiêm liều tăng cường với vaccine của Johnson & Johnson cho hiệu quả cao Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường của hãng Johnson & Johnson 6 tháng sau khi hoàn tất phác đồ tiêm hai liều vaccine do hãng Pfizer/BioNTech sản xuất đã cho thấy sự gia tăng đáng kể các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, trong khi tế bào T (tế bào miễn dịch) cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn. Nhân viên...