Liều thuốc nào để trị Trung Quốc?
“Trung Quốc ngày càng bệnh nặng” – đó là nhận xét của rất nhiều chuyên gia khi nhìn thấy giá trị đạo đức của Trung Quốc ngày càng xuống thấp; lòng tham sâu thăm thẩm còn hơn độ sâu đại dương dẫn đến hàng loạt hành động ngang ngược cùng cực mà nếu có lương tâm, nhân tính sẽ không bao giờ làm được. Có liều thuốc nào trị, ngăn chặn đi sự hung tàn của Trung Quốc không khi mà bây giờ Trung Quốc như “người điếc”, hành động như kẻ không có trái tim, máu lạnh???
Sau khi thiết lập khu vực nhận dạng phòng không biển Hoa Đông thì Trung Quốc lại phái tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông. Sáng ngày 28/11 tàu đã đi qua eo biển Đài Loan vào Biển Đông. Đến rạng sáng ngày 29/11, tàu Liêu Ninh dưới sự hộ tống của 4 tàu khu trục, hộ vệ tên lửa đã lần đầu tiên cập bến quân cảng X ở Tam Á, tỉnh Hải Nam. Đây được xem là hành động khiêu khích dữ dội, nếu như Việt Nam không phản ứng mãnh liệt thì rất có thể Trung Quốc sẽ được nước làm tới!
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào Biển Đông
Nếu đúng như lời Viện trưởng viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế và chiến lược của đại học Đạm Giang, Trường Ông Minh nhận định: “Khu vực nhận dạng phòng không Đông Hải chỉ là thăm dò, Biển Đông mới là chuyện phức tạp” thì có nghĩa, Trung Quốc sẽ ngang ngược hơn nữa để thực hiện cho được cái dã tâm xâm lược, đi ăn cắp để bành trướng lãnh thổ chứ không phải như lời của chuyên gia Trung tâm chuyên về nghiên cứu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói. Tống Yến Huy, viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan cho rằng: “Việc điều tàu sân bay Liêu Ninh thực ra là nhằm vào Mỹ, Trung Quốc thực ra muốn nói với Mỹ máy bay của Mỹ có thể bay qua khu vực nhận dạng phòng không, Trung Quốc cũng có tự do hàng hải ở “Nam Hải”. Trung Quốc dùng việc tái cân bằng chiến lược ngoại giao để ứng phó với chiến lược tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Đây cũng là sự cạnh tranh giữa hai nước Trung – Mỹ”. Rõ ràng là Trung Quốc đang gian xảo, ngụy biện hồng che đậy cho cái hành động tha hóa của mình!
Sau khi tàu sân bay Liêu Ninh vượt qua eo biển Đài Loan để tiến vào Biển Đông, ngày 28/11, Bộ Quốc phòng TQ cho biết kế hoạch neo đậu tiếp theo của con tàu trên Biển Đông.
Video đang HOT
Quân cảng X ở Tam Á là quân cảng lớn do Hải quân Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo, có đầy đủ các thiết bị đồng bộ tương ứng, đáp ứng yêu cầu cập bến của các loại tàu chiến mặt nước loại lớn. Tàu Liêu Ninh sẽ tiến hành việc thử nghiệm và huấn luyện liên quan sau khi tiến hành tiếp tế tại đây. Đây là lần thứ 5 trong năm nay tàu Liêu Ninh ra biển tiến hành nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện.
Hành động này của Trung Quốc là để bành trướng lãnh thổ chứ không phải là “bảo vệ chủ quyền” như các vị lãnh đạo nước này loa truyền trên truyền thông. Trung Quốc đã mượn việc điều tàu Liêu Ninh để bày tỏ công khai với dư luận quốc tế ý đồ trở thành ông trùm hàng hải. Tàu Liêu Ninh phô trương cơ bắp không chỉ là để thoả mãn “giấc mộng Trung Hoa”, trên thực tế, bước đi này của chính quyền Trung Quốc gồm cả nhiều chiến lược thâu tóm, thả cái vòi “bạch tuộc” bò khắp các vùng biển gần kề để giành quyền kiểm soát.
Hải Dương
Theo NTD
Trung Quốc "chém gió" về khả năng kiểm soát ADIZ?
Không quân Trung Quốc cho hay, công tác giám sát mục tiêu ở ADIZ có hiệu quả sau khi 12 máy bay nước ngoài đi vào khu vực này được nhận dạng.
Phát ngôn viên của lực lượng Không quân Trung Quốc là ông Shen Jinke đưa ra nhận xét trên sau khi hai máy bay giám sát của Mỹ và 10 máy bay Nhật đi vào ADIZ được nhận dạng.
Cũng theo phát ngôn viên này, Không quân Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của mình kể từ khi cùng hải quân tuần tra vùng ADIZ. Ngoài ra, đơn vị này cũng đảm trách việc nhận dạng, thẩm tra các máy bay nước ngoài bay qua vùng này.
Trước đó, báo chí Trung Quốc, Tín báo của Hong Kong (Trung Quốc), đã phân tích về các hạn chế, thiếu sót trong việc thiết lập ADIZ của chính quyền Bắc Kinh.
Chiến đấu cơ Jian-10 của Trung Quốc.
Họ cho rằng, Trung Quốc đã ở vào thế "cưỡi hổ", tạo cớ cho Mỹ thực hiện chiến lược "trở lại châu Á". Bắc Kinh chưa suy nghĩ chu toàn khi đưa ra ADIZ.
Thứ nhất là về cơ sở vật chất phục vụ cho ADIZ. Nhằm thực thi nhiệm vụ của ADIZ, ngoài sự hỗ trợ của các căn cứ không quân, Nhật Bản đã xây dựng 28 căn cứ giám sát bằng radar chính xác cường độ mạnh, riêng ở quần đảo Ryukyu đã có 4 trạm radar, trong đó 1 trạm radar đặt ở đảo Miyako, chỉ cách đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền khoảng 200 km.
Phần cứng hỗ trợ thực thi nhiệm vụ của ADIZ do Mỹ thiết lập thậm chí còn mạnh hơn nhiều. Chỉ riêng ở miền Đông nước này, Mỹ đã xây dựng 178 trạm radar trong hệ thống ADIZ, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm AWACS, 8 căn cứ không quân và hàng loạt căn cứ tên lửa đạn đạo dọc bờ biển.
Khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập
Hiện nay, người ta không rõ Trung Quốc có bao nhiêu trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ nhận dạng phòng không ADIZ, nhưng từ những gì báo chí đưa tin thì thấy sau khi tuyên bố thành lập ADIZ, họ "điều hai đợt máy bay tuần tra một lượt."
Mấy trăm nghìn km2 mặt biển mà chỉ có tuần tra như vậy thì không khác nào "mò kim đáy biển".
Thứ hai, liệu Trung Quốc đã đủ năng lực chấp pháp để đối phó với nước lớn từ chối hợp tác (đáp ứng yêu cầu về ADIZ do Trung Quốc đặt ra) hay chưa? Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay Mỹ tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông, không đi tiếp vào không phận của Trung Quốc, nhưng do Trung Quốc phán đoán sai lầm, dẫn tới xung đột leo thang thành chiến tranh khu vực. Khi đó, cuộc chiến tranh xảy ra ngay trước cửa ngõ của Trung Quốc, lãnh thổ của Mỹ thì ở cách xa hàng vạn km, ai sẽ là người chịu thiệt?
Cuối cùng là về mặt kĩ thuật. Vì một nguyên nhân nào đó như khí tài bị hư hỏng, phương tiện bay tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông không thể làm theo yêu cầu của phía Trung Quốc, không thể liên lạc vô tuyến được thì làm thế nào để bắn tín hiệu cảnh báo cho đối phương như chao nghiêng hay bật đèn sáng.
Trong trường hợp máy bay buộc phải hạ cánh, động tác chỉ thị và trả lời sẽ khá phức tạp, càng không thể không nói rõ.
Tuy nhiên, văn bản chính thức do Trung Quốc đưa ra lại thiếu chỉ dẫn cho những trường hợp này, là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp.
Theo NTD
Trung Quốc tuyên bố ADIZ chỉ nhằm kéo Nhật vào đàm phán, sẽ không có đụng độ Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, Bắc Kinh tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo "thừa nhận tranh chấp" ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có...