Liều thuốc độc mang tên ‘im lặng’
Hôn nhân cũng giống như cách người ta nhóm lên một bếp lửa. Không phải cứ cháy lên thì sẽ tỏa hơi ấm mãi. Bởi khi cái bếp lửa ấy không được cho thêm than củi thì nó cứ tàn lụi dần rồi tắt ngóm…
Khi tình yêu nguội lạnh, người ta không còn nhìn vào mắt nhau. Ảnh minh họa
Họ sống hạnh phúc 22 năm. Người ngoài nhìn vào đều ngưỡng mộ: Chồng có địa vị, vợ có việc làm ổn định, con cái ngoan ngoãn. Mỗi khi 4 người nhà họ đi chung thì thiên hạ phải trầm trồ vì quá đề huề, hạnh phúc.
Ấy vậy mà tháng trước người chồng dọn ra khỏi nhà. Họ đã ly hôn. Bức tranh hạnh phúc bị xé nát khiến bà con, chòm xóm, bè bạn ngỡ ngàng. Mọi người tò mò dò xét nhưng vẫn không tìm được câu trả lời. Anh không trăng hoa bồ bịch, chị vẫn chính chuyên từ ngày họ nên nghĩa vợ chồng. Mọi người cứ đồn đoán nọ kia… Và tôi cũng không nằm ngoài số ấy.
Thường ngày chị không cởi mở với ai về chuyện gia đình mình nhưng hôm đó chị đã phá lệ. Tôi mang cho chị mấy cái bánh vừa làm còn nóng hổi. Là loại bánh chị thích nên câu chuyện cứ kéo dài. Khi tôi tỏ ý thích thú với căn bếp của chị thì giọng chị chợt chùng xuống: “Từ lâu rồi căn bếp này không còn ấm áp nữa em à”.
Từ 10 năm nay họ đã không còn ăn chung, ngủ chung.
Câu chuyện của chị khiến tôi giật mình. Nó có thể không là của riêng ai…
Chị không nhớ rõ nhưng có thể mọi chuyện bắt đầu từ năm thứ hai của cuộc hôn nhân. Lần đó anh đi làm rồi có việc đột xuất phải giải quyết nên ở lại muộn. Chị chờ cơm đến gần 10 giờ đêm. Lo lắng, sốt ruột chị gọi điện hỏi thì anh gay gắt: “Anh và em đã thỏa thuận với nhau là người này không được hỏi người kia đi đâu, làm gì rồi mà”. Rồi anh dập máy. Chị lặng lẽ khóc và đi ngủ với cái bụng đói. Mà có ngủ được đâu…
Một lần chị gặp bế tắc trong công việc, không thể chia sẻ với ai nên chị kể cho anh. Không ngờ anh gạt đi: “Anh cũng mệt mỏi lắm nên đừng để cho anh phải nghe những chuyện như vậy nữa. Em tự giải quyết vấn đề của mình đi”. Chị lại khóc. Lần đó chị sụt mất gần 5 ký, người gầy tọp, mặt hốc hác. Có vẻ anh cũng nhận ra nên mua mấy lọ thuốc bổ về đặt trước mặt: “Ai cũng có gánh nặng, em đừng để chuyện của em làm ảnh hưởng tới anh”.
Rồi con gái đầu tới tuổi ẩm ương, học hành sa sút. Mỗi lần nhà trường gọi điện mời lên là chị mất ăn, mất ngủ. Quá lo lắng, chị nói với anh, mong anh có cách giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của tuổi dậy thì. Đáp lại chị là sự lạnh lùng: “Chuyện con cái đã giao cho em, anh còn phải kiếm tiền lo cho cái nhà này, đừng để anh bận tâm vì những chuyện vặt vãnh như vậy”.
Video đang HOT
Chị lại một mình ôm lấy trách nhiệm mà lẽ ra là của hai người.
Họ dần ít nói chuyện với nhau. Anh đi đâu, làm gì cũng không nói với chị. Dần dần sự quan tâm, lo lắng trở thành dửng dưng, thờ ơ. Hai đứa nhỏ cũng nhận ra sự trục trặc của cha mẹ nhưng chúng nghĩ có thể người lớn có cách sống của riêng mình, chúng không hiểu và không thể tham gia vào mối quan hệ ấy. Đôi lần thấy mẹ buồn thì chúng lại đưa mẹ đi mua sắm, ăn uống. Đối với chúng, cuộc sống cũng không có gì phải than phiền vì ba vẫn mang tiền về cho mẹ, chúng muốn gì thì cũng được ba đáp ứng…
Cho đến một ngày, anh đi nhậu về khuya say khướt, đi đứng không vững, ói mửa đầy nhà. Sáng ra chị nhắc thì anh quát lên: “Làm ăn mà không nhậu nhẹt thì chó nó làm với mình. Đàn bà biết gì, câm họng đi”.
Từ đó chị câm họng.
Vui buồn chị giấu lại cho riêng mình. Đi đâu chị cũng đi một mình, rất hiếm khi họ đi cùng nhau. Lâu dần chị không quan tâm anh đi đâu, làm gì, với ai…
Rồi chị dọn ra ngủ riêng với lý do anh làm việc khuya mở đèn chị khó ngủ. Anh không hỏi han gì. Tự ái, chị chốt chặt cửa. Đôi lần nghe anh gõ cửa lúc nửa đêm về sáng, chị giả vờ không nghe. Sáng chị thức dậy thì không thấy anh đâu. Họ cứ như mặt trăng với mặt trời, lúc người này lặn thì người kia mọc.
Lâu dần thành quen. Họ không gây gổ, cãi cọ những cũng không chia sẻ, giải bày. Họ ở chung nhà nhưng không ngủ chung giường. Họ cùng có mặt trong gian bếp đẹp đẽ nhưng không cùng ăn chung mâm. Họ đi cùng nhau nhưng tâm trí mỗi người một hướng.
Rồi chuyện gì phải đến đã đến. Khi chị đưa cho anh tờ đơn ly hôn thì anh tròn mắt: “Chuyện khùng điên gì nữa đây?”. Chị nói muốn ly hôn và không thay đổi ý định.
Ra tòa, vị thẩm phán được phân công xét xử đã nhiều lần khuyên họ nên suy nghĩ lại, thay đổi cách ứng xử trong gia đình, mở lòng và quan tâm đến nhau vì “xây dựng gia đình là chuyện của tất cả các thành viên chứ không của riêng ai”. Anh cũng không muốn tan đàn, xẻ nghé vì “già rồi mà dắt nhau ra tòa người ta cười cho”. Chị thở dài. Cuối cùng thì anh cũng chỉ quan tâm đến sĩ diện của mình chứ không hề nghĩ đến tâm tư của chị. Thôi thì đường ai nấy đi. Con cái đã khôn lớn, chị muốn giải thoát cho mình và cho cả hai người.
Câu chuyện của chị là một bản nhạc rất buồn. Tôi nhớ mãi nét mặt và giọng nói của chị khi kết thúc câu chuyện: Hôn nhân cũng giống như cách người ta nhóm lên một bếp lửa. Không phải cứ cháy lên thì sẽ tỏa hơi ấm mãi. Bởi khi cái bếp lửa ấy không được cho thêm than củi thì nó cứ lụi dần rồi tắt ngóm…
Tôi ngẫm nghĩ và thấy đúng như vậy.
Cưới 2 năm chưa có con, một đêm ngủ cùng mẹ chồng tôi khiếp vía khi phát hiện điều bí mật
Mẹ chồng cúi đầu im lặng một lát rồi quyết định kể lại cho tôi nghe 1 câu chuyện cũ. Có lẽ bí mật ấy đã chôn chặt trong lòng từng ấy thời gian, đến nay nó đủ khiến bà mệt mỏi rồi.
Tôi và chồng kết hôn đến nay được 2 năm. Cuộc sống làm vợ, làm dâu của tôi khá suôn sẻ, duy chỉ có điều tiếc nuối là tôi vẫn chưa mang thai. Đi khám thì biết lỗi do tôi mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Bác sĩ dặn không cần lo lắng, chỉ là khó có thai hơn bình thường, nếu khó quá thì có thể làm thụ tinh ống nghiệm để có con.
Biết thế nên vợ chồng tôi không quá sầu não. Ngược lại, mẹ chồng lại lo âu đến mất ăn mất ngủ. Tôi bảo bà không cần để ý quá, nếu không thể có thai tự nhiên thì lúc ấy nhờ cậy các biện pháp y học tiên tiến cũng chưa muộn. Gia đình tôi có chút điều kiện, chuyện tiền nong không phải vấn đề gì quá to tát.
Tôi nói vậy thì bà cũng ậm ừ ra chiều đã hiểu. Nhưng nhìn bà luôn ngây ngẩn, thẫn thờ, cơm ăn không được lưng bát, đêm ngủ trằn trọc không yên giấc, hai quầng mắt trũng xuống mà tôi không khỏi phiền muộn.
Nhất là bà không hề trách mắng, đổ lỗi cho con dâu không biết đẻ, chỉ lẳng lặng nhìn người khác có cháu bồng bế mà buồn bã. Thấy bà gầy rộc đi vì chuyện cháu chắt mà tôi vừa thương vừa thấy áy náy. Giá kể tôi không mắc bệnh, dễ dàng sinh cháu cho bà bế có phải tốt biết bao nhiêu.
Thấy bà gầy rộc đi vì chuyện cháu chắt mà tôi vừa thương vừa thấy áy náy. (Ảnh minh họa)
Mấy hôm trước chồng tôi đi công tác, mẹ chồng đột ngột rủ tôi sang ngủ cùng bà cho vui. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì đồng ý luôn. Tôi nghĩ mẹ chồng ngủ 1 mình cô đơn, mà bình thường có chồng tôi ở nhà nên bà ngại ngần không dám rủ.
Nửa đêm hôm ấy mẹ chồng tôi mơ thấy ác mộng. Tôi bị đánh thức, thấy bà ú ớ thốt không rõ tiếng, trên khuôn mặt tràn đầy nỗi sợ hãi, hốt hoảng, mồ hôi túa ra ướt cả tóc. Tôi vội vàng đánh thức bà dậy, hỏi bà vừa mơ thấy gì.
Mẹ chồng nhìn rõ tôi mới bình tĩnh lại. Bà cúi đầu im lặng một lát rồi quyết định kể lại cho tôi nghe 1 câu chuyện cũ. Có lẽ bí mật ấy đã chôn chặt trong lòng bà từng ấy thời gian, đến nay nó đủ khiến bà mệt mỏi rồi.
Bà bảo, khi xưa chồng tôi từng yêu 1 cô gái nhưng bà phản đối không cho họ cưới nhau. Thậm chí khi cô gái đó mang thai bà vẫn kiên quyết chỉ nhận cháu không nhận con dâu. Cô gái đó phẫn uất, quyết định bỏ thai để tìm hạnh phúc khác. Chồng tôi và người cũ chia tay trong đau khổ, oán hận.
Một thời gian dài mẹ chồng thấy con trai cứ ngơ ngơ như người mất hồn thì đã hối hận. Nếu thời gian quay ngược trở lại, bà chắc chắn sẽ để hai người họ cưới nhau. Tới khi anh quên được quá khứ và kết hôn với tôi, mẹ chồng đã có bài học sâu sắc nên đối xử với tôi rất tốt.
Nhưng tôi mãi không có thai khiến bà hốt hoảng nghĩ về chuyện cũ. Bà cho rằng chuyện tôi chưa mang thai là do bà bị trừng phạt vì tội lỗi khi trước. Do đó bà mới hoảng loạn tới mức ấy. Bà rủ tôi sang ngủ cùng chính là vì sợ những cơn ác mộng. Tôi càng lâu mang thai thì nỗi sợ trong lòng bà càng lớn hơn nữa.
Bà cứ thấp thỏm âu lo thế này chẳng mấy chốc mà sinh bệnh. (Ảnh minh họa)
Khỏi nói lúc đầu tôi cũng khiếp vía lắm khi nghe được câu chuyện mẹ chồng chính miệng kể. Nhưng ngẫm nghĩ, tôi thấy mẹ chồng từng làm sai song hiện tại bà đã hối hận và chân thành sửa đổi, bà đáng được tha thứ. Hơn nữa, mẹ chồng tôi đâu có ép cô gái kia bỏ thai, là chính cô ta tự mình quyết định. Một người mẹ còn không tiếc phá bỏ đứa con của mình, tại sao mẹ chồng tôi lại trở thành người phải áy náy không yên?
Tôi cũng bảo với mẹ chồng, chuyện tôi chưa có thai được là do cơ thể tôi, không liên quan gì đến quá khứ cả. Nhưng tôi khuyên can thế nào mẹ chồng vẫn không xua được ám ảnh tâm lý.
Biện pháp tốt nhất lúc này là tôi nhanh chóng sinh cháu cho bà. Nhưng tôi chưa muốn làm thụ tinh ống nghiệm ngay lúc này, bởi có con theo cách đó vừa hại sức khỏe, tốn kém tiền bạc, sức khỏe em bé nghe đâu cũng không tốt như có thai tự nhiên. Tôi định chờ thêm vài năm xem có thai tự nhiên được không đã, không còn cách nào khác mới thực hiện cách thức kia.
Có điều chúng tôi chờ được, chỉ sợ mẹ chồng không đợi nổi. Bà cứ thấp thỏm âu lo thế này chẳng mấy chốc mà sinh bệnh. Tôi rối quá, chẳng biết quyết định thế nào, xin mọi người cho tôi 1 lời khuyên!
7 dấu hiệu kín của người đàn ông ghen ngầm mà không nói ra Khi đàn ông ghen không hề giống phụ nữ. Nhiều lúc rõ ràng người đàn ông của bạn đang nghĩ "Anh đang ghen đấy!" nhưng họ vẫn cố chấp im lặng. Đây là những dấu hiệu kín của người đàn ông ghen ngầm, thậm chí là đang ghen "phát điên" nhưng vẫn nhất quyết không hé một lời. Bỗng dưng cáu giận Thường...