Liệu thế giới có còn tin tưởng nước Mỹ?
Chính phủ Mỹ đã bị đóng cửa sang tuần thứ hai và tranh luận đang tập trung vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng này cũng như về việc bên nào có lỗi.
Ảnh minh họa.
Các cuộc thăm dò cho thấy điều gì? Uy tín của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner và Tổng thống Barack Obama sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Không mấy ai nói về ảnh hưởng quốc tế của cuộc khủng hoảng này, trong khi nó có thể gây ra một cơn địa chấn rung chuyển thế giới.
Cộng đồng quốc tế cho rằng chính phủ Mỹ đang bị “rối loạn chức năng” hoặc thậm chí bị “tê liệt”. Người ta đang đặt câu hỏi liệu Washington có đáng tin cậy hay không, khi các đảng phái chính trị làm cho nước này bị tê liệt vào đúng thời điểm mà thế giới đang cần đến Mỹ. Các đối thủ của Mỹ có thể ngộ nhận rằng họ có thể hành động mà không cần nghĩ đến hậu quả vì cuối cùng nước Mỹ sẽ tự hủy diệt.
Những nhận thức kiểu này là cực kỳ nguy hiểm đối với nước Mỹ và phần còn lại của thế giới. Nó sẽ hạn chế ngăn chặn khả năng răn đe và làm suy yếu quan hệ đối tác-đồng minh của Mỹ, khi các nước đồng minh bắt đầu tự hỏi liệu Mỹ có còn đủ sức hậu thuẫn họ như trước hay không.
Từ lâu thế giới đã chỉ trích nước Mỹ “làm quá nhiều và làm quá ít”. Theo một nghiên cứu của Chatham House, nhiều người Châu Âu cho rằng Mỹ đã “làm quá nhiều” ở Iraq và Afghanistan, nhưng lại “làm quá ít” ở Syria.
Video đang HOT
Các cuộc tranh luận về “nước Mỹ suy thoái” đã kéo dài trong nhiều năm qua, một phần lớn do tốc độ tăng trưởng giảm sút của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế gần đây, quan điểm “nước Mỹ suy thoái” đã bắt đầu dao động và sức mạnh đổi mới, tinh thần kinh doanh và công nghệ, cách mạng năng lượng… đã thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng một lần nữa nước Mỹ dẫn đầu thế giới.
Trong những tuần gần đây, những lập luận về “nước Mỹ suy thoái” lại trỗi dậy mạnh mẽ do tình trạng bế tắc chính trị và “suy thoái” ở Washington.
Đầu tiên là câu chuyện Tổng thống Nga Putin cứu Tổng thống Mỹ Obama “một bàn thua trông thấy”, liên quan đến can thiệp quân sự vào Syria.
Sau đó là chính phủ Mỹ bị đóng cửa từng phần và tình trạng này đang bước vào tuần thứ hai. Và đối với khu vực tư nhân, nỗi sợ hãi đang ngày càng lớn lên vì từ nay đến ngày 17/10, nước Mỹ cần phải nâng được trần nợ công. Nếu không, nền kinh tế số 1 thế giới sẽ tự lái xe lao xuống “vách đá tài chính” và… kéo theo cả phần còn lại của thế giới.
Nếp nghĩ về một nước Mỹ an toàn, ổn định và “luôn luôn thanh toán nợ đúng hạn”…đang bị đảo lộn. Những nước đang nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ đang thấp thỏm lo âu. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm suy yếu vị thế của đồng đô la Mỹ trên cương vị đồng tiền sự trữ thế giới sẽ được tăng cường. Các nhà đầu tư sẽ không còn được nước Mỹ “đảm bảo bằng vàng”.
Nhưng xem ra, tâm trạng bi quan nói trên là không thực tế. Các chiến dịch chống khủng bố hôm Chủ Nhật (6/10) ở Somalia và Libya cho thấy nước Mỹ sẽ hành động khi cần thiết.
Trong khi trái phiếu kho bạc có vẻ kém an toàn, kinh tế Mỹ vẫn còn mạnh hơn và đảm bảo hơn so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác trên thế giới. Những lợi ích của Mỹ là không thay đổi và tiềm lực của nước này vẫn còn cao hơn hẳn so với các quốc gia khác. Nghi vấn duy nhất là ý chí của Mỹ .
Thế giới sẽ tiếp tục đặt câu hỏi về quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ. Các đối thủ của Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục thách thức và “nắn gân” cường quốc số 1. Các nước đồng minh và bạn bè sẽ vẫn tiếp tục mất bình tĩnh trước cái gọi là đà “suy thoái” của nước Mỹ. Bế tắc chính trị đang khiến cho nước Mỹ khó hành động hơn và Washington sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tập hợp bạn bè chia sẻ gánh nặng.
Chỉ có điều sẽ là nguy hiểm, khi các đối thủ đánh giá thấp sức mạnh và khả năng hành động của nước Mỹ.
Theo Kiến thức
Nữ Thủ tướng Thái "nhắc" Trung Quốc về Biển Đông
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan - bà Yingluck Shinawatra hôm qua (24/7) đã nhắc nhở Tướng Trung Quốc về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Nữ Thủ tướng Thái Lan (bên phải) và Tướng Trung Quốc Fan
Trong cuộc gặp trực tiếp với ông Fan Changlong - Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Thủ tướng Yingluck nhấn mạnh chính phủ Thái Lan ủng hộ một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phát ngôn viên chính phủ Teerat Ratanasevi hôm qua cho biết.
Bà Yingluck đã trực tiếp chuyển thông điệp trên đến cho ông Fan. Tướng Fan đang ở thăm Thái Lan. Ông này đang thực hiện chuyến công du 3 nước gồm Myanmar và Kazakhstan.
Theo lời nữ Thủ tướng Yingluck, Thái Lan ủng hộ việc sử dụng cơ chế hiện nay để bảo đảm những tuyến đường hàng hải an toàn thông qua các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bà Yingluck đã nói về vấn đề Biển Đông với Tướng Fan với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan. Đáp lại lời nhắc nhở khéo léo của nữ Thủ tướng Thái Lan, Tướng Trung Quốc cho biết, ông hy vọng sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng và hợp tác giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Thái Lan.
Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từng bày tỏ mong muốn được đứng ra giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.
Bà Yingluck cho biết, với tư cách là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên liên quan, Thái Lan muốn giúp giải quyết những cuộc tranh chấp này. Trong khi nhấn mạnh bà không đánh giá thấp thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck tự tin cho biết: "Có thể, tôi sẽ mang được một chút kỹ năng đặc biệt của phái nữ vào việc giải quyết cuộc tranh chấp này".
Chính phủ Thái Lan sẽ "nỗ lực hết mình để giúp tăng cường sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các bên có tranh chấp ở Biển Đông". Theo bà Yingluck, với tư cách là điều phối viên giữa Trung Quốc và ASEAN, Thái Lan có vai trò đặc biệt trong khu vực. Thái Lan được xem như "người liên lạc" giữa Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.
Trước khi đến Thái Lan, Tướng Fan đến đến thăm Myanmar và có cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein ở Nay Pyi Taw hôm 23/7. Ông Thein Sein được cho là đã phát biểu, mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Myanmar và Trung Quốc đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước đồng thời đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực.
Tướng Fan sau đó bày tỏ hy vọng lực lượng vũ trang hai nước Trung Quốc và Myanmar sẽ tiếp tục được tăng cường.
Theo VnMedia
Tranh chấp Biển Đông sẽ được thảo luận ở Bắc Kinh Hiệp hội các Quốc gia ông Nam Á (ASEAN) xem ra đã đạt được tiến bộ về việc giải quyết các tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông. Tiếp theo các cuộc họp ở Brunei, ASEAN loan báo rằng Trung Quốc đã đồng ý thảo luận một tập hợp các nguyên tắc gọi là Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông...