Liệu Su-57 có thể tự bảo vệ mình trong không chiến?
Máy bay tiêm kích mới nhất thế hệ năm của Nga sẽ được trang bị những tên lửa nào?
Xin được giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề đều là các câu hỏi như trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc, cựu kỹ sư chính TSNIIMASH (Viện khoa học- nghiên cứu chế tạo máy Trung ương- một trung tâm khoa học- nghiên cứu thiết kế chế tạo tên lửa) Vladimir Tuchkov về những kiểu vũ khí trang bị cho máy bay tiêm kích Su-57. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 8/9/2019.
Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ năm Nga Su-57 (Ảnh: Xergey Bobylev/SS)
Tại Triển lãm hàng không- vũ trụ quốc tế MAKS-2019 vừa mới kết thúc tại Zhukovsky ngoại ô Matxcova, Tổng giám đốc Tập đoàn Vũ khí tên lửa Chiến thuật (KTRV) Nga Boris Obnosov đã trả lời các câu hỏi của nhiều phóng viên về hoạt động của tập đoàn.
Trong buổi phỏng vấn này, ông cũng có đề cập tới xu hướng phát triển của các loại vũ khí chiến thuật. Có nghĩa là tên lửa, bom, ngư lôi. Trên thực tế, đây là những loại vũ khí phổ biến trên toàn thế giới.
(Các xu hướng đó là)- tất cả (các tập đoàn sản xuất vũ khí trên thế giới) đều tích cực “phấn đấu” hướng tới mục tiêu tăng cự ly bắn, tăng độ chính xác, tăng khả năng chống nhiễu, giảm trọng lượng và kích thước. Còn một tiêu chí rất quan trọng nữa – tối ưu hóa “Giá thành (Chi phí) / hiệu quả”.
Và ở đây, với Tập đoàn KTRV, mọi việc đều rất ổn. Cụ thể, biến thể mới nhất của tên lửa chống hạm Kh-35 trọng lượng 600 kg, có giá khoảng vài chục triệu rúp (tỷ giá ngày 8/9/2019- gần 68 rúp ăn một đôla-ND). Trong khi đó, nó (Kh-35) có thể đánh chìm các tàu có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn với xác suất 0,7-0,8. Giá của mỗi tàu như vậy có thể lên tới 1 tỷ đôla hoặc hơn.
Và thêm nữa, (số lượng) các tàu với lượng giãn nước như vậy thường chiếm tới 70% -80% thành phần hạm đội tàu mặt nước (của hải quân các nước). Đấy- một phép tính số học trực quan sinh động (về tiêu chí “giá/hiệu quả” đơn giản như vậy đấy.
Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu có thể tìm hiểu được, như người ta thường nói, từ người trong cuộc số một về tình hình đối với vũ khí tên lửa trang bị cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Bởi vì hiện nay đang lan truyền nhiều thông tin rất mâu thuẫn nhau xung quanh chủ đề này.
Một số người khẳng định như đinh đóng cột với chúng ta rằng mọi thứ đều diễn ra trôi chảy. Rằng- 14 kiểu tên lửa và bom mới về nguyên tắc được thiết kế riêng cho máy bay này gần như đã sẵn sàng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các kiểu vũ khí trên, các thông tin phải được giữ mật.
Một năm trước đây, B.Obnosov đã nói với Interfax rằng tiến độ chế tạo tên lửa cho Su-57 đang được thực hiện theo đúng kế hoạch. Một tháng sau đó, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cũng xác nhận thông tin trên và tuyên bố rằng mọi thứ với các tên lửa bố trí bên trong thân máy bay Su-57 đều “rất ổn”.
Nhưng lại có những phát biểu hoàn toàn trái ngược, theo kiểu “mọi thứ hỏng hết rồi”. Người ta có cảm giác rằng là một số quan chức đã nói ra những tuyên bố trên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sau các cuộc cãi vã với các quan chức từ những bộ ngành khác.
Lấy ví dụ, Phó Tư lệnh Bộ đội đường không- vũ trụ Nga (VKS) Xergey Dronov vào giữa tháng 8 vừa rồi có phát biểu trên đài “Ekho Matxcova” (“Tiếng vọng Matxcova”) rằng các tên lửa trang bị cho Su-57 thậm chí đến bây giờ vẫn chưa được thiết kế. Và ông nói thêm – trong trường hợp khả quan nhất, công tác nghiên cứu- thiết kế- thử nghiệm tên lửa sẽ được triển khai trong năm tới (2020).
Chỉ có thể nói chắc chắn một điều là tên lửa chống hạm Kh-35U mà người đứng đầu KTRV (tức Tổng giám đốc KTRV Boris Obsonov) lần nào cũng nhắc tới trong các tuyên bố chính thức của mình, sẽ sớm được trang bị cho Su-57. Thực ra, nó (Kh-35U) cũng không hoàn toàn mới, nó là phiên bản hiện đại hóa sâu của một kiểu tên lửa hiện có.
Các công trình sư đã tăng được gấp đôi cự ly bắn,- lên tới 260 km, trong khi kích thước và khối lượng của đầu tác chiến vẫn như trước đó. Cự ly khóa mục tiêu của đầu tự dẫn cũng đã được tăng lên rất đáng kể- tới 50 km. Một trong những ưu điểm rất nổi bật của kiểu tên lửa này- nó bay ở độ cao 3-4 mét trên mặt nước biển.
Còn một kiểu tên lửa nữa “chắc chắn đã có” khác nữa – đó là Kh-59MK2. Đây là tên lửa “không đối đất” tầm trung được chế tạo theo công nghệ tàng hình. Tầm bắn của nó lên tới 500 km, sai số xác xuất vòng tròn- chỉ 3-5 mét. Đây là kiểu tên lửa duy nhất phóng từ Su-57 tại Syria được Bộ Quốc phòng Nga cho giới thiệu công khai trong một đoạn clip.
Còn đối với các tên lửa lớp “không đối không”, thì ở đây, B. Obnosov trong buổi họp báo trên đã đưa ra một tuyên bố giật gân. Hoặc là ông ấy lỡ lời. Như mọi người đều biết là tên lửa tầm xa – RVV BD (viết tắt tiếng Nga – tên lửa không đối không tầm xa) hay còn gọi là R-37M – có tầm bắn 300 km.
Nhưng người đứng đầu KTRV (B.Obsonov-ND) lại nói trong buổi họp báo là cự ly băn của nó chỉ 200 km. Tuy vậy, cũng có thể hiểu theo cách là cái cự ly bắn mà B.Obsonov nói tới này (200km) là cự ly bắn của phiên bản xuất khẩu của tên lửa trên.
R-37M, quả thực, là kiểu tên lửa có tầm bắn “vô đối” trên thế giới trong số các tên lửa cùng lớp. Và nó cũng có tốc độ kỷ lục (thế giới) – tới 6M.
Nhưng còn tên lửa “không đối không” tầm trung- thì có thể sẽ không kịp bàn giao đúng thời hạn (để trang bị cho Su-57). Và nó chỉ sẽ xuất hiện, sau khi những chiếc đầu tiên trong lô 76 chiếc máy bay tiêm kích Su-57 (để trang bi cho Bộ đội đường không- vũ trụ Nga theo một hợp đồng vừa ký mới đây-ND) được xuất xưởng.
Video đang HOT
Đó là tên lửa K-77M, có ký hiệu nhà máy là “Sản phẩm 180″. Còn hiện giờ- tên lửa K-77M đang được thử nghiệm. Một số chuyên gia khi so sánh K-77M với tên lửa AIM-120D mới nhất của Mỹ, đã phát biểu rằng không chỉ cự ly bắn của tên lửa Nga lớn hơn, mà khả năng cơ động của nó cũng tốt hơn .
Trong lĩnh vực tên lửa “không đối không” tầm ngắn, hiện đang diễn ra một một cuộc “thi đua” khá thú vị (giữa tên lửa Nga) với tên lửa AIM-9X Sidewinder của Mỹ. Chúng ta (Nga)- đó là phiên bản hiện đại hóa sâu của R-73 – (RVV MD-MD- viết tắt của tầm ngắn). Ưu điểm của “cô gái Nga” là có khả năng cơ động cực tốt, có thể chịu được lực quá tải tới 40 g.
Còn về đầu tự dẫn của RVV MD (tức R-73), không hề có thông tin gì. Trong khi đó ai cũng biết rằng, với “cô người Mỹ” (AIM-9X Sidewinder) mọi việc đều rất xuất sắc. Đầu tự dẫn của nó có khả năng chống nhiễu cực tốt. Chúng ta hãy cùng hy vọng là các công trình sư của KTRV Nga đã có thể làm chủ được một công nghệ như vậy.
Trong số các tên lửa có thể được trang bị cho Su-57, còn có: 1/ các tên lửa chống radar Kh-58UShKE (TP) có thể đánh trúng không chỉ các radar, mà cả các mục tiêu trên mặt đất không phát sóng vô tuyến; 2/ tên lửa siêu âm tầm gần đa năng Kh-38 có thể được sử dụng để tấn công nhiều kiểu mục tiêu khác nhau – trên mặt đất, trên mặt nước và cả dưới nước.
Cách đây không lâu, Su-57 đã thực hiện chuyến bay trình diễn mang tên lửa siêu thanh (cách gọi khác – bội siêu âm v.v- tức M>5) “Kinzhal” ở móc treo bên ngoài.
Như vậy, kiểu máy bay tiêm kích mới này (Su-57) là kiểu máy bay thứ hai, sau MiG-31K , trở thành phương tiện mang kiểu vũ khí (tên lửa “Kinzhal”) đáng sợ hiện đang là “bất khả xâm phạm” đối với bất cứ hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào của đối phương .
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
Theo baodatviet
Thất bại đau đớn của tình báo Israel khi đánh cắp tiêm kích MiG-29
Ít ai biết rằng dù Israel là bậc thầy về các chiến dịch tình báo bí mật, tuy nhiên họ đã thất bại và bị Liên Xô phát hiện khi tổ chức đánh cắp hụt "quái điểu" MiG-29.
Năm 1985, không quân Syria bắt đầu biên chế tiêm kích MiG-29 do Liên Xô chế tạo. Việc quốc gia đối địch sở hữu tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới khi đó thúc đẩy Israel quốc gia luôn có hiềm khích với Syria tìm phương án đối phó để duy trì ưu thế chiến trường.
Là bậc thầy trong các hoạt động tình báo, cơ quan phản gián Israel đã móc nối được với một tướng không quân Ba Lan, quốc gia đang sở hữu nhiều tiêm kích MiG-29 vào năm 1985.
Đây là quan chức Ba Lan phụ trách hoạt động vận chuyển vũ khí tới Iran và Syria, trong đó có dòng tiêm kích hiện đại MiG-29.
Ba Lan lúc đó chuẩn bị chuyển một chuyến hàng gồm các bộ phận của một tiêm kích MiG-29 gần hoàn chỉnh, được đóng trong nhiều thùng hàng để đưa bằng máy bay tới Syria.
Viên tướng không được tiết lộ danh tính trên nhận tiền hối lộ của tình báo Israel để đảm bảo chiếc máy bay vận tải sẽ chuyển hướng tới Israel vào cuối năm 1985.
Chiến dịch tình báo này thành công khi máy bay hạ cánh xuống lãnh thổ Israel và Tel Aviv nắm trong tay một trong những mẫu tiêm kích hiện đại nhất thời đó.
Tuy nhiên, một sĩ quan cấp dưới của tướng Ba Lan phát hiện ra số hàng bị mất nên thông báo cho Liên Xô.
Moscow yêu cầu Tel Aviv lập tức trả lại máy bay và chính phủ Israel buộc phải chấp thuận để không ảnh hưởng đến quan hệ với Liên Xô.
Quân đội Israel chỉ kịp chụp ảnh các bộ phận của chiếc MiG-29 mà không thể nghiên cứu sâu mẫu tiêm kích vừa thu được. Viên tướng Ba Lan chạy sang Mỹ xin tị nạn.
Dù vậy, Israel không từ bỏ nỗ lực nghiên cứu MiG-29. Sau năm 1990, họ tìm cách liên hệ với Đức, quốc gia được thừa hưởng lượng lớn khí tài từ khối Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã, để tìm mua những chiếc MiG-29.
Israel mượn được bộ radar N019 trên tiêm kích MiG-29 Đức vào năm 1991. Tất cả được đăng ký là máy móc nông nghiệp trước khi chuyển tới Israel. Nước này mổ xẻ và nghiên cứu rất kỹ hệ thống radar, sau đó trả lại cho quân đội Đức.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ dừng ở đánh giá từng bộ phận, không quân Israel vẫn chưa biết năng lực thực sự của MiG-29.
Cơ hội được mở ra sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi việc thuê và mượn máy bay trở nên dễ dàng hơn. Trong nửa đầu thập niên 1990, các phi công Israel tới một số quốc gia Đông Âu bay thử, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm về khả năng cơ động của MiG-29. Nước này cũng muốn cho MiG-29 đối đầu với tiêm kích F-15, F-16 trong các trận đánh mô phỏng.
Năm 1996, Israel mượn được ba chiến đấu cơ MiG-29A từ một quốc gia Đông Âu, nhiều khả năng là Ba Lan. Trong suốt hai tuần thử nghiệm tại sa mạc Negev tháng 4/1997, mỗi chiếc MiG-29 xuất phát 20 lần để không chiến với phi cơ F-15, F-16 của không quân Israel.
Nhiều tính năng độc đáo của MiG-29 như kính ngắm gắn trên mũ phi công và hệ thống bám bắt hồng ngoại - đo xa laser đều được kiểm nghiệm kỹ càng, sát với điều kiện thực chiến hết mức có thể. Các phi công thử nghiệm Israel đều tỏ ra ấn tượng với tính năng tiêm kích Liên Xô.
"MiG-29 ngang ngửa, đôi khi còn vượt trội so với các phiên bản đời đầu của dòng máy bay F-15 và F-16 do Mỹ sản xuất".
"Động cơ của nó mang lại tỷ lệ lực đẩy/khối lượng lớn, giúp cho MiG-29 có khả năng tăng tốc và cơ động rất tốt".
"Phi công Israel phải rất cẩn thận khi đối đầu với những chiếc tiêm kích này. Nó là đối thủ đáng gờm nếu được điều khiển bởi phi công giỏi", một phi công thử nghiệm Israel nhận xét.
Một tướng không quân Israel cũng tán thành quan điểm này và đặc biệt đánh giá cao khả năng cơ động của chiến đấu cơ Liên Xô. "Bay trên MiG-29 là trải nghiệm hiếm có đối với phi công thử nghiệm. Kết quả đối đầu giữa nó và máy bay Israel sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong một trận đánh cân bằng thì đây sẽ là mối đe dọa thực sự", ông cho hay.
Không quân Israel thu được nhiều thông tin quý giá mà trước đây họ chỉ nắm được bằng cách bắt sống hoặc đánh cắp vũ khí đối phương. Sau cuộc thử nghiệm, những chiếc MiG-29 được trả lại cho quốc gia Đông Âu với màu sơn được giữ nguyên. Phần đuôi máy bay được sơn thêm phù hiệu của Phi đoàn Thử nghiệm 253 và Trung tâm thử nghiệm bay thuộc không quân Israel.
Riêng Ba Lan hiện nay vẫn đang duy trì 32 chiếc MiG-29 nhưng một số đã buộc phải ngừng bay do thiếu phụ kiện sửa chữa.
Không quân Ba Lan nhận những chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1980-1990 (số lượng 12).
Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.
Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A.
Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới giai đoạn 2020-2025 mới cho nghỉ hưu.
Không quân Syria còn khoảng 40 chiếc đang hoạt động. Bao gồm trong các phi đội số 697, 698, 699 tại căn cứ Saiqal
Đáng ngạc nhiên là chúng không thể hiện được nhiều vai trò trong cuộc nội chiến hiện nay mà phần nhiều chủ yếu họ sử dụng MiG-21, Su-22 và L-39. Sức chiến đấu của không quân Syria hiện nay không còn là đối thủ của Israel nữa.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Nga: Rơi máy bay huấn luyện quân sự Su-25UB tại Stavropol Máy bay không mang theo đạn dược trong quá trình huấn luyện và gặp nạn tại một khu vực hoang vắng, không có người dân sinh sống, do đó vụ việc đã không gây thiệt hại trên mặt đất. Máy bay huấn luyện quân sự Su-25UB. (Nguồn: urdupoint.com) Bộ Quốc phòng Nga cho hay ngày 3/9, một máy bay huấn luyện quân sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump gửi cảnh báo cứng rắn tới ông Putin

"Con đường tử thần" tại Kursk khi Nga đánh bật Ukraine khỏi chiến tuyến

Ukraine tung đội quân 15.000 robot bù đắp "cơn khát" binh sĩ

Bắt đầu đợt sa thải hàng loạt tại các cơ quan y tế ở Mỹ

Tổng thống Mỹ chấp thuận thỏa thuận Anh - Mauritius về quần đảo Chagos

Mỹ đảo ngược chính sách về châu Âu

Chủ tịch EC ra cảnh báo cứng rắn đáp trả thuế quan với Mỹ

Nổ tại xưởng sản xuất pháo ở Ấn Độ làm 18 người tử vong

Triển vọng Nga và Phần Lan bình thường hóa quan hệ

Động đất tại Myanmar: Vai trò đặc biệt của đội chó cứu hộ

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất
Có thể bạn quan tâm

Du ngoạn cảnh đẹp miền non nước Cao Bằng
Du lịch
07:08:59 02/04/2025
Hoa hậu Việt Nam mang thai ở tuổi 36: Nhiều lần thất bại vì mắc 1 căn bệnh, phát hiện bầu trong hoàn cảnh không ngờ tới!
Sao việt
07:05:16 02/04/2025
"Boy chán đời" hot nhất showbiz tuyên bố giải nghệ, netizen mừng như được mùa!
Nhạc quốc tế
07:01:05 02/04/2025
Hàng loạt phòng khám đa khoa của người Trung Quốc sử dụng giấy tờ giả
Pháp luật
06:55:37 02/04/2025
Kim Soo Hyun nghi mắc sai lầm "chí mạng" vì phân tích tin nhắn, trung tâm giám định đáng ngờ bị "bóc" tường tận
Sao châu á
06:51:19 02/04/2025
Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh
Tin nổi bật
06:38:31 02/04/2025
Những cách làm thịt ba chỉ xào mắm ruốc thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
06:15:14 02/04/2025
Faker bộc lộ tố chất HLV, ngay cả Ban huấn luyện T1 cũng không theo kịp
Mọt game
06:10:37 02/04/2025
7 lý cho thấy ngủ nhiều cũng nguy hiểm không kém mất ngủ
Sức khỏe
06:04:34 02/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' đại thành công: IU, Park Bo Gum, Kim Seon Ho thống trị bảng xếp hạng diễn viên
Hậu trường phim
05:59:08 02/04/2025