Liệu sẽ có trục Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa?
Chuyến thăm “mở màn ngoại giao” cho cả thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốcthu hút sự chú ý của dư luận vì nó thể hiện đường hướng đối ngoại 5-10 năm tới của Bắc Kinh.
Thời gian ở Nga, ông Tập có tới 20 hoạt động, đáng chú ý nhất là cuộc hội kiến với Tổng thống Putin.
Ngày 24/3, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến công du đến Nga. Thời gian ngày rưỡi ở Nga, ông Tập có tới 20 hoạt động, đáng chú ý nhất là cuộc hội kiến với Tổng thống Putin.
Đại sứ Trung Quốc tại Moskva Li Hui cho biết, chuyến thăm Nga của ông Tập mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước. “Đây là sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ Nga-Trung.
Chủ tịch Trung Quốc chọn Nga cho chuyến thăm đầu tiên của mình sau khi nhậm chức thể hiện sự đánh giá cao quan hệ Trung-Nga từ phía giới lãnh đạo mới và chứng minh mức độ cao và “tính độc chiếm” của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
Tổng thống Putin đánh giá, thực tế chuyến đi nước ngoài đầu tiên của tân lãnh đạo Trung Quốc đến Nga đã khẳng định tính chất đặc biệt của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Ông Putin khẳng định, Nga và Trung Quốc là hai thành viên có uy tín ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế, là các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đứng trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do đó, quan hệ đối tác chiến lược hình thành giữa hai nước có vai trò to lớn ở quy mô hai quốc gia cũng như toàn cầu. Hiện quan hệ thương mại song phương đạt 88 tỷ usd, sẽ được nâng lên 100 tỷ vào năm 2015 và 200 tỷ vào năm 2020.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập Cận Bình kỳ vọng vào nguồn năng lượng của Nga để củng cố guồng máy kinh tế Trung Quốc và tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao của Putin nhằm ngăn chặn chính sách Á tâm của Hoa Kỳ.
Hai nhà lãnh đạo Trung-Nga tập trung thảo luận các đề tài về năng lượng, đầu tư, thương mại, đặc biệt là năng lượng hạt nhân, điện lực, than, máy bay chở khách loại lớn, kỹ thuật quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, hợp tác cấp địa phương….
Cả hai hy vọng vào sự phối hợp ở tầm chiến lược, đạt một số tiến triển mang tính đột phá và đã chứng kiến lễ ký kết gần 20 văn kiện hợp tác.
Dĩ nhiên, nghị trình các cuộc thảo luận giữa ông Tập và ông Putin còn được ưu tiên cho tình hình châu Á, phối hợp chung hai nước trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) và việc đối phó với khoảng trống trong khu vực sau khi Mỹ và liên quân rút khỏi Afganistan.
Vấn đề tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tương đồng giữa hai nước trong hồ sơ Syria và Iran cũng là những điểm nhấn quan trọng tại các cuộc hội đàm.
Cả Nga lẫn Trung Quốc đều ủng hộ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng không đồng ý với Mỹ và các đồng minh quá “nặng đòn” với Bình Nhưỡng.
Tìm ở Nga đối tác chống Mỹ?
Một nội dung khác trong phối hợp chiến lược lần này được cả thế giới, nhất là Washington “soi” rất kỹ, đó là khả năng Trung-Nga lập liên minh giống như quan hệ Trung-Xô hồi những năm năm mươi?
Theo Phó Giám đốc Viện Viễn đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Portyakov có ba lý do cản trở ý đồ tìm kiếm ở Nga một đối tác để chống Mỹ. Hiến Pháp Trung Quốc hiện nay không cho phép nước này tham gia liên minh quân sự.
Luận thuyết đối ngoại sửa đổi của Nga (2013) đặt trọng tâm vào việc thắt chặt quan hệ với Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các sáng kiến lập liên minh khó tìm được sự hỗ trợ nào về tài chính.
Nhưng sự kiện hai nhân vật ngoại giao giàu kinh nghiệm được bổ nhiệm vào các chức vụ then chốt vừa qua đã làm cho giới phân tích suy đoán là Trung Quốc sẽ có một chính sách đối ngoại mới, năng động hơn từ trước tới nay.
Cựu ngoại trưởng Dương Khiết Trì lên làm Ủy viên quốc vụ viện đặc trách đối ngoại, trong khi chiếc ghế ngoại trưởng được trao cho Vương Nghị, cựu đại sứ tại Nhật Bản và đặc trách quan hệ với Đài Loan.
Ông Dương Khiết Trì là người chủ trương cần phải cản trở Hoa Kỳ trở lại châu Á và đặc biệt không muốn Hoa Kỳ can dự vào các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông. Trên thế cờ đối đầu ấy với Mỹ, ban lãnh đạo Trung Quốc trông cậy vào Nga.
Nhưng theo phân tích của Asia News, có một vấn đề mà chiến lược gia Dương Khiết Trì không ngờ đến, đó là chủ nghĩa dân tộc trong thanh niên Trung Quốc. Vào lúc ông Tập đang ca ngợi tình hữu nghị Trung-Nga thì mạng điện tử của Đại sứ quán Nga tại Bắc Kinh bị tràn ngập bởi 2.000 thông điệp chống Nga và đòi lại lãnh thổ.
Rất nhiều người Trung Quốc không quên thế kỷ thứ 19 Nga đã chiếm của Trung Quốc 1,5 triệu km kéo dài từ đông bắc đến tây bắc.
Trong cuộc thảo luận về chính sách ngoại giao gần đây, ông Tập cho rằng, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên các hồ sơ quốc tế và khu vực.
Nhưng ông Putin thì nhấn mạnh cả Nga lẫn Trung Quốc nên xiển dương một cách tiếp cận “cân bằng và thực dụng” đối với các cuộc khủng hoảng.
Dư luận cho rằng, ở các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay, rất ít người xuất sắc trong việc thể hiện cá tính trên vũ đài quốc tế. Nhưng chuyến công du của ông Tập được cho là đang thay đổi nhận định này.
Thăm Nga, ông Tập có bài phát biểu ở Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva. Tại buổi diễn thuyết ấy, nhiều vấn đề không được dự liệu trước được thính giả nêu lên và ông Tập chủ ý mượn diễn đàn này thể hiện sức hấp dẫn cá nhân của mình.
Hãy xem THX bình luận trước chuyến công du của “hoàng đế”: nước Mỹ có Michelle thì Trung Quốc có Bành Lệ Viện (Peng Liyuan)! Đệ nhất phu nhân Tập là thạc sỹ âm nhạc dân tộc đầu tiên và là thiếu tướng văn công trẻ nhất của Trung Quốc tháp tùng phu quân trong chuyến công du quốc tế đến 30.3 mới kết thúc.
Theo vietbao
Tạo đà phát triển quan hệ Việt-Pháp
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Pháp và Việt Nam đã quyết định tổ chức "Năm Pháp-Việt Nam". Sự kiện này được mong đợi sẽ tạo đà phát triển mới cho quan hệ hợp tác Việt-Pháp.
Năm Pháp-Việt Nam sẽ khai mạc vào tháng 4 năm 2013 tại Việt Nam (Mùa Pháp), và sẽ tiếp diễn cho tới giữa năm 2014 tại Pháp (Mùa Việt Nam).
Năm Pháp-Việt Nam sẽ được đánh dấu bởi một loạt các sự kiện thuộc tất cả các lĩnh vực từ trao đổi kinh tế, văn hóa và sáng tạo nghệ thuật, giáo dục, đại học và nghiên cứu, quốc phòng, du lịch, thể thao, cho tới kiến trúc, mốt và thiết kết. Dựa trên di sản chung của Pháp và Việt Nam, Năm Pháp-Việt Nam nhằm mục đích để hai nước cùng khám phá các khía cạnh đương đại nhất và sáng tạo nhất của nhau, cũng như tạo đà phát triển mới cho các hoạt động trao đổi.
Năm Pháp-Việt Nam sẽ là dịp để phát huy đặc biệt thành quả của hoạt động hợp tác phi tập trung năng động và rất đông đảo trên khắp đất nước giữa các địa phương của hai nước. Năm Pháp-Việt Nam cũng sẽ dựa trên sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và cộng đồng người Pháp tại Việt Nam.
Sự kiện nổi bật đầu tiên của "Năm Pháp-Việt Nam" sẽ nhấn mạnh sự phong phú và tiềm năng trao đổi kinh tế giữa hai nước. Cơ quan Phát triển quốc tế Các doanh nghiệp của Pháp - UBIFRANCE, sẽ tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp-Việt Nam lần thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 7 đến 9 tháng 4 năm 2013. Hơn 100 doanh nghiệp đến từ Pháp sẽ tham gia sự kiện này. Các doanh nghiệp sẽ tham dự hơn 1000 buổi gặp mặt kinh doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam. Các buổi gặp gỡ kinh doanh như vậy sẽ tiếp tục diễn ra tại Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức với sự phối hợp của OSEO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV), các Tham tán Ngoại thương của Pháp (CCE), ERAI và mạng lưới CCI International. Tại Việt Nam, Diễn đàn nhận được sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Cộng hòa Pháp, sẽ tới thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8 tháng 4 để khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp-Việt Nam và hỗ trợ các nhà doanh nghiệp tham gia Diễn đàn.
Bà Bộ trưởng Ngoại thương Pháp cùng với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam sẽ đồng chủ trì phiên họp thứ nhất "Đối thoại Cấp cao thường niên về Kinh tế" vào ngày 9 tháng 4 tại thủ đô Hà Nội
Bà Bộ trưởng cũng sẽ chủ trì buổi lễ khai mạc chính thức năm Pháp-Việt Nam tại Đại sứ quán Pháp vào buổi tối ngày 9 tháng 4.
Theo vietbao
Obama lên án Triều Tiên trong thông điệp liên bang Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua thề "hành động cứng rắn" nhằm chống lại "những sự khiêu khích của Triều Tiên", trong thông điệp liên bang thể hiện chương trình nghị sự nhiệm kỳ hai của tổng thống. Thông điệp liên bang dài hơn một giờ đồng hồ của Tổng thống Mỹ Barack Obama trước hai viện. Ảnh: AFP "Chế độ ở...