Liệu rằng khi tôi nghe theo điều kiện của chị sếp thì chị sẽ không còn tiếp tục ra yêu sách nào nữa?
Chiếc áo hàng hiệu chỉ là đồ tôi được cho, nhưng lại vô tình trở thành nhân tố khiến tôi là “cái gai” trong mắt sếp mới…
Đọc nhiều câu chuyện trên mục Tâm sự về gia đình, chồng con, em tự thấy mình may mắn vì không bị vướng vào những tình huống éo le. Em 22 tuổi, chưa lập gia đình, chưa phải làm dâu, làm vợ. Chuyên môn của em là nhiếp ảnh nghệ thuật, nhưng số phận đưa đẩy khiến em chuyển sang làm lễ tân khách sạn.
Chỗ làm của em tại trung tâm thành phố nên đón rất nhiều khách quốc tế. Do có ngoại ngữ tốt, ngoại hình sáng, em thường xuyên được khách khen ngợi, thưởng thêm tiền. Trưởng bộ phận lễ tân còn có ý định cất nhắc em lên làm trợ lý để đón những khách quan trọng.
Ông chủ khách sạn đã có tuổi nên quyết định nghỉ hưu và nhường khách sạn cho con gái tiếp quản. Mọi người truyền tai nhau rằng cô chủ mới chỉ ngoài 30 tuổi, là thạc sĩ kinh tế và mới ở nước ngoài về. Sếp trẻ tuổi đồng nghĩa với cách điều hành hiện đại hơn và yêu cầu cao hơn ở đội ngũ nhân viên.
Em thường xuyên được khách khen ngợi, thưởng thêm tiền (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ngày thường, em chỉ mặc quần jean và áo phông đến cơ quan. Mấy ngày rét thế này, chỉ cẩn thêm một chiếc áo phao thật dày là có thể giữ ấm. Chuyện là, em có cô chị họ là ca sĩ, được người hâm mộ tặng chiếc áo đắt đỏ là hàng xách tay từ nước ngoài. Chị không thích nên tặng lại cho em, nói là dáng em cao, mặc nhìn hợp hơn. Lần đầu tiên trong đời, em được mặc hàng hiệu với giá tiền đến hơn chục triệu như thế.
Ngày sếp mới về nhậm chức và gặp gỡ nhân viên, khách sạn có tổ chức một buổi liên hoan. Em diện luôn chiếc áo hàng hiệu mới để được dịp khoe với mọi người. Ai dè, sếp mới cũng mặc trang phục y như vậy. Chiếc áo còn đi kèm bộ với một túi xách, khiến em và chị ấy y chang nhau. Chỉ khác là, da em trắng nên nhìn nổi bật hơn.
Mọi người trầm trồ quay sang khen sếp nhưng có vẻ đều mất tự nhiên. Đến khi anh trưởng bộ phận lễ tân nói sang chuyện khác, bầu không khí mới vui vẻ trở lại. Em thấy hãnh diện vì ngay lần đầu ra mắt đã được sếp mới chú ý đến. Nào ngờ, em đã quá ngây thơ.
Chẳng có sếp nào lại nhỏ nhặt và lập dị như vị sếp mới này cả (Ảnh minh họa)
Ngay ngày hôm sau, em vừa đến chỗ làm đã bị gọi lên văn phòng gặp chị sếp. Chị ấy nói với em: “Tôi đi thẳng vào vấn đề. Tính tôi trước nay không thích trùng lặp với ai, nhất là về gu thời trang. Một là cô không mặc chiếc áo đó trước mặt tôi, hai là cô nghỉ việc. Tôi có thể tuyển người khác”. Em kinh ngạc vô cùng, cố giải thích rằng chỉ mặc đi đường, còn tại chỗ làm phải mặc đồng phục công ty. Chị sếp vẫn không lắng nghe, chỉ cho em thời gian ba ngày để suy nghĩ.
Có thể với mọi người, việc đó không có gì to tát. Không mặc đi làm thì mình mặc đi chơi với hội khác, với gia đình vì tránh voi chẳng xấu mặt nào. Thế nhưng, đây là món quà mà em rất quý trọng cả về vật chất và tình cảm. Hơn nữa, chẳng có sếp nào lại nhỏ nhặt và lập dị như vị sếp mới này cả.
Em đã suy nghĩ rất nhiều và nhận thấy không đáng để đánh đổi công việc tốt để lấy một chiếc áo. Thế nhưng, nếu lần này em ngoan ngoãn nghe theo, liệu ai chắc chắn chị sếp sẽ không còn tiếp tục ra yêu sách nào nữa? Chẳng lẽ sếp mới muốn gì thì nhân viên cũng phải nhất nhất tuân theo để lấy lòng sao? Các chị đã đi làm lâu năm, cho em lời khuyên với!!!
Theo afamily.vn
Tôi muốn đi xa để tránh người con trai ngỗ ngược
Có vài quả cam con định thăm bạn gái ốm, tôi không biết nên bỏ ra tiếp khách, con gạt phăng bát cơm chuẩn bị ăn trên bàn xuống đất.
Hình ảnh minh họa
Tôi 52 tuổi, có con trai 26 tuổi. 15 năm trước, khi con 9 tuổi, tôi phải xa gia đình lên thành phố để đi làm, lâu lâu mới về thăm con, con ở nhà với bố. Lúc tôi về hẳn nhà thì con đã lớn, rất ngỗ ngược, mê chơi game, không nghe lời dạy bảo của mẹ. Mỗi lần tôi nhắc nhở là bố cháu lại bênh, tôi đã nhiều lần phải gào thét vì anh bênh con vô lý quá.
Thời gian trôi, tôi cứ bỏ qua hết lần này tới lần khác, giờ con cứng đầu và không hiểu lẽ sống, cực kỳ ngang ngạnh với mẹ. Ví dụ như sự trở về của mẹ làm ảnh hưởng đến cuộc sống vô lo vô nghĩ mà con đang sống. Chồng tôi nói con lớn rồi, tự biết lo, tôi nhượng bộ và chờ sự trưởng thành của con. Giờ tôi lo sợ bao năm mình xa nhà lao động cực khổ để gửi tiền về lo cho chồng con, kết quả sẽ là con số không.
Đỉnh điểm là có lần trong tủ lạnh còn vài quả cam, tôi nghĩ con mua về cho nhà ăn nên lỡ bổ ra tiếp khách, không biết hoa quả đó con định để đi thăm bạn gái bị ốm. Con tức giận đến nỗi gạt phăng bát cơm chuẩn bị ăn trên bàn xuống đất, sau đó cũng chẳng tự dọn dẹp mà vợ chồng tôi phải dọn. Lúc đó, lần đầu tiên tôi thấy chồng lên tiếng mắng con. Rồi có lần con đang gọi điện với bạn gái, tôi nói con chở mẹ ra bến xe kẻo không kịp giờ xe, con ngó lơ, trễ quá tôi lại giục thì con gắt lên nói: "Im mồm thì bố mày chở", tôi tổn thương vô cùng, còn nhiều lần tương tự thế. Giờ tôi muốn đi ra thành phố kiếm việc gì đó làm và ở lâu lâu mới về thăm chồng con như trước, tôi muốn xa đứa con ngỗ ngược đó. Quyết định này của tôi liệu có đúng không? Xin các bạn ngoài cuộc cho tôi lời khuyên, chân thành cảm ơn.
Luyến
Theo vnexpress.net
Vợ chồng tôi có nên mua nhà khi chưa có chút tiền nào Tôi có thể vay anh em trong nhà toàn bộ số tiền mua nhà mà không phải trả lãi, song nhiều người khuyên không nên liều như vậy. Vợ chồng tôi mới cưới nhau được nửa năm, vì sắm sửa nhiều vật dụng trong gia đình nên hiện tại chưa tiết kiệm được gì. Chúng tôi ở cùng với mẹ tại chung cư...