Liệu pháp mới điều trị ung thư
Ung thư giai đoạn cuối thường phải qua nhiều đợt điều trị như hóa trị, phẫu thuật và xạ trị, kèm theo tác dụng phụ và hiệu quả thấp.
Để khắc phục, Viện công nghệ MIT (Mỹ) vừa tìm ra liệu pháp điều trị mới, liệu pháp combo cấy ghép vi hạt, tiê.u diệ.t khối u, hóa trị trong cùng một lần cấy ghép.
MIT đã thiết kế các hạt siêu nhỏ có thể cấy vào vị trí khối u để cung cấp liệu pháp là nhiệt và hóa trị. Quang nhiệt là liệu pháp mới liên quan đến việc cấy ghép hoặc tiêm các hạt được đốt nóng bằng tia laser bên ngoài, nhằm tăng nhiệt độ, đủ tiê.u diệ.t các tế bào ung thư nhưng không làm tổn thương các tế bào mô khỏe mạnh xung quanh.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, MIT đã sử dụng một vật liệu vô cơ là molybdenum sulfide làm tác nhân quang nhiệt, giúp chuyển đổi ánh sáng laser thành nhiệt. Qua thử nghiệm trên chuột cấy 25 vi hạt vào mỗi khối u, qua liệu pháp laser 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Kết quả, những con chuột được điều trị bằng liệu pháp này, các khối u đã bị tiê.u diệ.t hoàn toàn, sống lâu hơn so với những con chuột chỉ được điều trị hóa trị hoặc quang nhiệt đơn, hoặc không điều trị.
Nhật Bản nghiên cứu cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, từ tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng để cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột từ người hiến tặng khỏe mạnh cho những bệnh nhân ung thư thực quản và dạ dày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu nhằm xác định liệu phục hồi môi trường đường ruột khỏe mạnh có thể tăng cường hiệu quả của thuố.c miễn dịch sử dụng trong điều trị ung thư hay không. Thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 11/2027.
Khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn thuộc khoảng 1.000 loại khác nhau sinh sống trong ruột con người, hình thành "hệ vi khuẩn đường ruột", đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Các yếu tố như căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống không cân bằng và lão hóa có thể làm rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn này, dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau.
Bên cạnh các loại thuố.c chống ung thư, điều trị ung thư còn bao gồm liệu pháp miễn dịch sử dụng chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, giúp kích hoạt các tế bào miễn dịch và duy trì khả năng tấ.n côn.g các tế bào ung thư. Trong khi một số bệnh nhân được hưởng lợi từ các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, vẫn có những trường hợp thuố.c này không hiệu quả, đặt ra thách thức trong việc tìm cách tăng cường hiệu quả của thuố.c.
Nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 45 bệnh nhân ung thư đang dùng thuố.c ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Các báo cáo cho thấy hiệu quả của thuố.c miễn dịch trị liệu là ngắn nếu tính đa dạng của vi khuẩn đường ruột thấp. Chính vì vậy, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định liệu cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh có thể cải thiện hiệu quả của thuố.c hay không.
Trong nghiên cứu, bệnh nhân đầu tiên sử dụng liệu trình gồm 3 loại thuố.c kháng khuẩn khác nhau trong 1 tuần để giảm lượng vi khuẩn đường ruột của chính họ. Sau đó, 1 dung dịch chứa vi khuẩn có nguồn gốc từ phân của những người hiến tặng khỏe mạnh được cấy ghép vào manh tràng, tiếp theo là dùng các thuố.c miễn dịch.
Cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột đã thu hút sự chú ý như một phương pháp điều trị nhiễm khuẩn Clostridioides difficile (CDI) gây viêm đại tràng. Theo Phó Giáo sư Dai Ishikawa tại Đại học Juntendo và là thành viên của nhóm nghiên cứu, Mỹ và Australia đã phê duyệt một loại thuố.c dựa trên hệ vi khuẩn đường ruột để điều trị CDI khó chữa. Ông cũng lưu ý rằng, nghiên cứu về việc sử dụng cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột để điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương cũng đang tiến triển ở nhiều quốc gia khác.
Từ năm 2014, Đại học Juntendo đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên hơn 240 trường hợp cấy ghép hệ vi khuẩn đường ruột. Năm 2023, trường bắt đầu điều trị cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Các bác sĩ tại trường cũng đã thành lập một công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học và ra mắt một ngân hàng vi khuẩn đường ruột để thu thập và lưu trữ vi khuẩn từ những người khỏe mạnh.
Theo Trung tâm Ung thư quốc gia, năm 2022, khoảng 11.000 người t.ử von.g vì ung thư thực quản trên khắp Nhật Bản, trong khi ung thư dạ dày cướp đi sinh mạng của khoảng 41.000 người.
Mặt tối của du lịch ghép tạng Từ năm 2008 đến nay, trên một số trang mạng xã hội như Telegram, Clesrweb hoặc Darkweb đã xuất hiện những quảng cáo về "du lịch ghép tạng", nhắm đến khách hàng là những người suy thận, suy gan, suy tim, hỏng giác mạc mắt..., muốn được cấy ghép để kéo dài sự sống. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế...