Liệu pháp miễn dịch trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phê duyệt thuốc viên ngậm dưới lưỡi ragwitek, để điều trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa ở những người từ 5 đến 65 tuổi.
Ragwitek lần đầu tiên được ra mắt cho người lớn ở Mỹ và Canada vào năm 2014 và đã được phê duyệt ở 9 quốc gia châu Âu và Nga vào cuối năm 2017. Đây là chất chiết xuất từ một số loại phấn hoa có thể gây dị ứng theo mùa, được chỉ định làm liệu pháp miễn dịch để điều trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa, có hoặc không kèm theo viêm kết mạc.
Phấn hoa có ở trong môi trường, là một loại bột rất mịn do cây cối, hoa, cỏ và cỏ dại tạo ra để thụ tinh với các loại cây khác. Ở một số người, khi hít phải phấn hoa, hệ miễn dịch nhận diện các hạt phấn hoa vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất các chất để chống lại hạt phấn (phản ứng dị ứng phấn hoa). Phản ứng này dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mắt. Dị ứng phấn hoa cũng thường xuất hiện vào thời điểm mùa xuân, cuối mùa hè và đầu mùa thu…
Tác dụng của liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu dị nguyên (AIT: allergen specific immunotherapy) đang là phương pháp duy nhất điều trị bệnh dị ứng đầy tiềm năng. Liệu pháp này bao gồm việc sử dụng liều cao và lặp lại các chất gây dị ứng bằng đường tiêm dưới da (SCIT: subcutaneous immunotherapy) hoặc dùng ngậm dưới lưỡi (SLIT: sublingual immunotherapy), để tạo ra trạng thái dung nạp miễn dịch lâu dài.
Video đang HOT
Một lượng nhỏ chất gây dị ứng được đưa vào cơ thể để hệ thống miễn dịch dần dần có thể học cách dung nạp chúng tốt hơn. Nó nhắm vào tác nhân gây dị ứng cụ thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và giúp cải thiện lâu dài trong nhiều năm sau khi điều trị.
Phương pháp điều trị này làm thay đổi biểu hiện của bệnh dị ứng, bảo vệ cơ thể chống lại sự tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng với hiệu quả kéo dài nhiều năm sau khi ngừng điều trị.
Thuốc ngậm dưới lưỡi (SLIT-tablet) như ragwitek có thể hòa tan từ từ dưới lưỡi và hấp thu vào cơ thể. Đối với các loại viên ngậm này, không được nhai hoặc nuốt toàn bộ viên thuốc.
Ragwitek không được chỉ định để giảm các triệu chứng dị ứng ngay lập tức.
Những lưu ý khi sử dụng
Liều dùng ban đầu của ragwitek cần được tiến hành tại cơ sở y tế (có đủ các phương tiên cấp cứu), dưới sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng. Người bệnh cần được theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút, sau khi dùng thuốc, để đảm bảo rằng người bệnh không có phản ứng dị ứng. Bệnh nhân dùng thuốc an toàn tại cơ sở y tế, bác sĩ mới kê đơn thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà.
Ragwitek có thể gây ra các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng như sốc phản vệ, các phản ứng tại chỗ nghiêm trọng, bao gồm sưng thanh quản, có thể ảnh hưởng đến hô hấp và đe dọa tính mạng… Cần hướng dẫn bệnh nhân (hoặc cha mẹ/người giám hộ) nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của các phản ứng dị ứng này và hướng dẫn họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức và ngừng điều trị nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Các phản ứng dị ứng có thể cần điều trị bằng epinephrine.
Có thể kê đơn epinephrine tự động tiêm cho bệnh nhân dùng ragwitek. Hướng dẫn bệnh nhân (hoặc cha mẹ / người giám hộ) nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và sử dụng đúng cách epinephrine tiêm tự động khẩn cấp và ngừng điều trị bằng ragwitek.
Không dùng ragwitek ở những bệnh nhân: Hen suyễn nặng, không ổn định hoặc không kiểm soát được; tiền sử có bất kỳ phản ứng dị ứng toàn thân nghiêm trọng nào; tiền sử viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan; quá mẫn với bất kỳ thành phần không hoạt động nào (tá dược) như gelatin, mannitol và natri hydroxit có trong sản phẩm này.
Ragwitek có thể không thích hợp cho những bệnh nhân không đáp ứng với epinephrine hoặc thuốc giãn phế quản dạng hít, chẳng hạn như những người dùng thuốc chẹn beta.
Các phản ứng bất lợi phổ biến nhất được báo cáo ở người lớn được điều trị bằng Ragwitek so với giả dược bao gồm ngứa họng, ngứa miệng, dị cảm miệng, sưng môi, sưng cổ họng, đau dạ dày.
Khuyến cáo mới ứng phó với "dị ứng mùa xuân"
Nhiều người thường bị các triệu chứng: Hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mắt và tắc nghẽn mũi khi mùa xuân đến. Đây là các triệu chứng thường gặp đối với những bị dị ứng theo mùa.
Trường Cao đẳng Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI) đưa ra hướng dẫn mới để đối phó với các triệu chứng dị ứng theo mùa cổ điển này. Hướng dẫn này nhấn mạnh, ho là một triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng (cần phân biệt với triệu chứng ho của COVID-19).
Hướng dẫn khuyến cáo: Tránh dùng thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như diphenhydramine (benadryl) và chlorpheniramine (chlor-trimeton), vì chúng có thể gây buồn ngủ và các triệu chứng như khô miệng, khô mắt và táo bón.
Thay vào đó, nên dùng các loại thuốc không hoặc ít gây ngủ như cetirizine (zyrtec), levocetirizine (xyzal), fexofenadine (allegra allergy), loratadine (claritin) hoặc desloratadine (clarinex).
Hướng dẫn còn cho thấy, corticosteroid dạng hít như fluticasone, mometasone, budesonide và triamcinolone... là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nếu bạn có các triệu chứng dị ứng dai dẳng, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo ACAAI, chúng thậm chí có thể giúp kiểm soát các triệu chứng kèm theo dị ứng mắt.
Hướng dẫn chỉ ra rằng thuốc thông mũi pseudoephedrine có thể giúp thông mũi nhưng lại là thành phần chính trong methamphetamine (meth). Do đó, pseudoephedrine chỉ dùng theo đơn. Pseudoephedrine có nhiều tác dụng phụ, bao gồm mất ngủ, chán ăn, tim đập nhanh... Không nên dùng cho phụ nữ mang thai. ACAAI cảnh báo.
Khi dùng cetirizine trị dị ứng cần lưu ý gì? Cetizizine là thuốc kháng histamin H1, đây là loại thuốc khá phổ biến trị triệu chứng dị ứng như: viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng. Ảnh minh họa Tôi bị viêm mũi dị ứng quanh năm, đặc...