Liệu pháp miễn dịch cứu sống người bị ung thư di căn khắp cơ thể
Cuộc sống của một phụ nữ bị ung thư vú ác tính đã thay đổi ngoạn mục nhờ một liệu pháp miễn dịch vừa được các nhà nghiên cứu ở Mỹ thử nghiệm.
Sau khi thoát chết – bà Judy đã chọn lối sống tích cực, thường chơi thể thao – Ảnh: Judy Perkins
Bệnh nhân Judy Perkins, 49 tuổi, sống ở Florida đã bị ung thư vú nặng và cơ thể bà không còn đáp ứng được với những cách điều trị thông thường. Bà có khối u bằng quả bóng tennis trong gan và ung thư đã di căn khắp cơ thể.
Bà Judy được chẩn đoán chỉ còn sống thêm 3 tháng. Sau khi tham thử nghiệm 2 năm, hiện nay không còn dấu hiệu nào của ung thư trong cơ thể bà.
Mặc dù vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng phương pháp có tiềm năng được áp dụng để điều trị tất cả các loại ung thư.
Nhóm nghiên cứu tại Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã bơm vào cơ thể bà 90 tỉ tế bào kháng thể diệt ung thư.
Trả lời đài BBC ngày 4-6, bà cho biết: “Khoảng một tuần sau khi (được điều trị), tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó, tôi có một khối u trong ngực và tôi có thể cảm thấy nó co lại. Mất thêm một hoặc hai tuần để khối u hoàn toàn biến mất”.
Buổi kiểm tra đầu tiên, tất cả nhóm các y bác sĩ đã “rất phấn khởi và nhảy lên vui mừng” với kết quả mỹ mãn của nó. Đó là lúc bà được các bác sĩ khẳng định bà có thể được chữa khỏi bệnh.
Giờ đây, bà Judy đang tận hưởng cuộc sống mới tìm lại của mình bằng cách tham gia các hoạt động như đi bộ đường dài, chèo thuyền trên sông,…
Công nghệ đã cứu sống bà Judy được lấy từ chính tế bào của bà.
Bác sĩ Steven Rosenberg, trưởng khối phẫu thuật tại Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết: “Chúng ta đang nói về việc cá nhân hóa điều trị ở mức cao nhất có thể tưởng tượng được”.
Video đang HOT
Khối u của bệnh nhân được phân tích về di truyền để xác định những thay đổi hiếm hoi có thể thực hiện để làm cho hệ miễn dịch của cơ thể phát hiện ra ung thư.
Trong số 62 gene bất thường của bệnh nhân này, chỉ có 4 gene là có khả năng tấn công cơ thể.
Hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ luôn tấn công vào khối u ung thư, vấn đề là nó thường thua do các tế bào bạch cầu không đủ sức ngăn ung thư.
Các nhà khoa học đã phân tích tế bào bạch cầu của bệnh nhân và trích ly nhưng tế bào có khả năng tấn công lại ung thư rồi nhân lên với số lượng lớn trong phòng thí nghiệm.
Khoảng 90 tỉ tế bào “thiện chiến” được nuôi cấy này được tiêm trở lại vào cơ thể bệnh nhân bên cạnh việc sử dụng thuốc để củng cố hệ miễn dịch.
Khoảng 90 tỉ tế bào “thiện chiến” được nuôi cấy này được tiêm trở lại vào cơ thể bệnh nhân – Ảnh minh họa: Getty Image.
Thành công trên chỉ là kết quả trên chỉ một bệnh nhân. Thử nghiệm quy mô lớn hơn nhiều cần được tiến hành để xác nhận các kết quả của phương pháp điều trị mới này.
Thách thức hiện nay là các liệu pháp miễn dịch đối với ung thư đáp ứng rất tốt với một số người nhưng lại không có hiệu quả với số đông.
Bác sĩ Rosenberg cho biết nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng với mọi loại ung thư và có thể tạo ra một thay đổi ngoạn mục trong mô hình điều trị ung thư – một phương pháp điều trị cho tất cả các bệnh nhân ung thư.
Chi tiết về thử nghiệm được xuất bản trên tạp chí khoa học Nature về Y tế.
Bình luận về những phát hiện của nhóm nghiên cứu, bác sĩ Simon Vincent, giám đốc phụ trách nghiên cứu tại tổ chức Breast Cancer Now cho rằng đây là một nghiên cứu “tầm thế giới” và kết quả của nó là “rất đáng chú ý”.
“Đây là cơ hội đầu tiên để xem ứng dụng của liệu pháp miễn dịch ở bệnh ung thư vú phổ biến. Tại thời điểm này, mới chỉ có một bệnh nhân. Sẽ còn nhiều việc phải làm nhưng phương pháp có thể mở ra cả một kỉ nguyên mới để điều trị cho số đông”.
Bác sĩ Simon Vincent, Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại tổ chức Breast Cancer Now
HỒNG VÂN
Theo tuoitre.vn
Mắc kẹt trong hình dáng của một đứa trẻ vì căn bệnh hiếm, cô gái 20 tuổi vẫn mơ ước tìm được tình yêu và trở thành một bác sĩ
Dù ngoại hình khác biệt với những dị dạng, nhỏ thó như một cô bé 7-8 tuổi và tình trạng sức khỏe không ổn định, đòi hỏi sự chăm sóc 24/7, cô gái trẻ Michelle vẫn luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực nhất cùng nụ cười thường trực, cũng như những mơ ước giản đơn như biết bao người khác.
Michelle Kish, cô gái trẻ 20 tuổi sống tại Illinois, Mỹ, sinh ra với hội chứng hiếm gặp Hallermann-Streiff. Căn bệnh này hiếm đến mức, cho đến lúc Michelle sinh ra, y học chỉ thống kê được khoảng 250 trường hợp tương tự trên toàn thế giới.
Ngay từ khi sinh ra, gương mặt và thân hình của Michelle đã có sự biến dạng không ngừng, đồng thời cô gái trẻ cũng gặp phải vô số những tình trạng sức khỏe hiểm nghèo khác nhau. Chính vì tình trạng bệnh tật này, Michelle luôn cần đến sự chăm sóc y tế 24/7. Cô luôn có một y tá túc trực ngày đêm, cùng theo đến trường và đồng hành cùng Michelle trong những chuyến thăm khám "như cơm bữa" ở bệnh viện.
Mẹ của Michelle, bà Mary, cũng là người chăm sóc chính cho con gái, cho biết: " Tôi có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Ngay cả trong quá trình sinh nở cũng không có bất kỳ biến chứng nào".
Tuy vậy khoảnh khắc Michelle chào đời, các bác sĩ đã vô cùng hoảng hốt và lúng túng. Họ biết chắc Michelle đang gặp vấn đề gì đó nhưng vì tình trạng bệnh của cô quá hiếm gặp nên các bác sĩ đã không thể đưa ra kết luận nào cả.
"Các bác sĩ ở đây, chưa một ai từng nhìn thấy bệnh nhân mắc chứng Hallermann-Streiff ngoài đời thật", bà Mary nói.
Chuỗi ngày sau đó của Mary và Michelle gắn liền với bệnh viện. Đến mức Michelle từng cho rằng bệnh viện chính là ngôi nhà thứ 2 của cô. Theo kết quả kiểm tra, Michelle mắc đến 26 trong số 28 biểu hiện đặc trưng của hội chứng Hallermann-Streiff bao gồm dị dạng ở sọ, mũi nhỏ và nhọn bất thường, bướu trán, cằm lõm, đục thủy tinh thể... Bên cạnh đó, Michelle cũng có một số đặc điểm thứ cấp của hội chứng như bệnh lùn, bệnh ở tim, dạ dày, phổi, xương dễ vỡ, hói đầu, hẹp đường thở...
Mặc dù có số phận không may mắn nhưng Michelle vẫn luôn làm cho người xung quanh phải nể phục bởi nghị lực và tinh thần tích cực đối với cuộc sống của cô. Michelle rất thích chơi piano, lướt mạng, chơi game và vui chơi cùng chú chó cưng Piper.
"Điều khiến tôi thích nhất ở Michelle là con bé có một sự tự tin tuyệt vời. Michelle rất yêu quý bản thân mình, nó luôn đặt trái tim tử tế của mình vào bất cứ mọi việc nó làm trong cuộc sống. Michelle khiến cho tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc cho dù lúc đó tôi đang chìm sâu dưới đáy bùn", bà Mary tự hào chia sẻ về con gái. "Michelle nhận thức được nó rất khác mọi người nhưng con bé không xem bệnh tật của mình là trở ngại".
Cũng như bao cô gái khác ở độ tuổi đôi mươi, Michelle vẫn mong một ngày cô có thể tìm được hạnh phúc riêng, tìm được một người đàn ông chấp nhận cô, yêu thương cô thật lòng.
"Tôi thích một anh chàng nhiều tóc. Tôi không quan tâm lắm về chiều cao đâu, bởi gần như tất cả mọi người đều cao hơn tôi mà", Michelle hài hước nói.
Michelle cũng hy vọng trong tương lai cô có thể trở thành một bác sĩ khoa nhi, một nhà thiết kế thời trang hoặc là một diễn viên, có thể góp công góp sức làm đẹp cho đời chứ không chỉ là một người bệnh tật cả đời trốn đằng sau bốn bức tường.
(Nguồn: Dailymail)
Theo Helino
Độc thân, cũng là niềm kiêu hãnh của đàn bà! Có ai lại không mong cầu một hạnh phúc trọn vẹn, có một người để yêu thương và gửi gắm trái tim. Nhưng nếu bạn chưa gặp, thì hãy nhớ vì chưa phải lúc mà thôi! Sống tiếp, sống tích cực, sống cho đời ý nghĩa, sống như ngày hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời vậy! - Ảnh minh họa:...