Liều nuôi tôm trải bạt, ngay vụ đầu đã thành… tỷ phú
Dám nghĩ dám làm, ông Lê Quang Toàn (SN 1957, thôn Ninh Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) đã đầu tư mô hình nuôi tôm trải bạt trên vùng đất khó, thu lợi hàng tỷ đồng/năm.
Đổi đời nhờ… liều
Lớn lên ở Cam Ranh (Khánh Hòa) nhưng vì cuộc sống khó khăn, ông Toàn dắt díu gia đình đến vùng cát Vạn Ninh để sinh sống. Những ngày đầu ở vùng đất mới, vợ chồng ông lặn lội làm đủ nghề nhưng vẫn không khá nổi. Sau nhiều ngày nung nấu, ông quyết định dốc vốn tiết kiệm và vay mượn thêm để đầu tư nuôi tôm sú. Thế nhưng vì liên tục ảnh hưởng thời tiết, giá tôm sú rớt xuống thấp, thường xuyên bị dịch bệnh, năng suất không đạt, nhiều vụ ông trắng tay.
Ông Lê Quang Toàn làm giàu nhờ nuôi tôm theo hình thức trải bạt. Ảnh: C.T
“Muốn làm giàu thì phải biết liều mình. Dám nghĩ dám làm, may ra mới đổi
đời được”.
Video đang HOT
Ông Lê Quang Toàn
Tưởng chừng muốn gục ngã, nhưng rồi ông gượng lại và quyết chuyển hướng sang đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức trải bạt. Bỏ nhiều công sức học hỏi, lăn lộn với hồ tôm thẻ, ông đã thành công ngoạn mục. Mô hình này đã mang lại lợi nhuận “khủng”, trung bình mỗi năm thu nhập từ 4 – 9 tỷ đồng, thậm chí có những năm đạt 10 tỷ đồng.
Ông Toàn kể, để có vốn sản xuất, năm 2011, ông đã bán chiếc ôtô của gia đình để đầu tư thí điểm nuôi 2 ô tôm thẻ chân trắng trên nền bạt. Do chăm sóc chu đáo, cộng với giá bán cao nên vụ đầu tiên đem lại lợi nhuận 3 tỷ đồng. Có lưng vốn, ông mua thêm ao đìa và ngay năm tiếp theo đã mang lại thu nhập hơn 15 tỷ đồng từ tôm thẻ. Thừa thắng xông lên, ông lại nhân rộng diện tích ao đìa thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Và tâm huyết của ông đã được đền đáp xứng đáng, với mức thu nhập mỗi năm nhiều tỷ đồng.
Bí quyết của tỷ phú miền cát trắng
Chia sẻ về nghề nuôi tôm thẻ, ông Toàn cho hay, phải thường xuyên theo dõi ao đìa, độ tăng trưởng của tôm nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, biết nắm bắt nhu cầu của thị trường… Trong nghề nuôi tôm, quan trọng là phải xử lý ao đáy tốt, nhất là khâu xử lý nước, xuống giống tôm phải đúng thời vụ và đặc biệt đảm bảo an toàn về môi trường. Điều quan trọng là phải mạnh dạn đầu tư làm ăn, “thua keo này, bày keo khác” thì mới khẳng định được mình.
Nghề nuôi tôm đã mang lại cho gia đình ông Toàn cuộc sống khấm khá.
Hiện nay, ngoài nuôi trên nền bạt, ông Toàn còn đầu tư nuôi ốc hương, mở thêm nhà hàng tiệc cưới rộng lớn, dịch vụ cho thuê xe du lịch, làm đại lý thức ăn thủy sản…; tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động tại địa phương. Ông còn nhiệt tâm chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cho nhiều hộ trong vùng vươn lên làm ăn.
Tính đến nay, ông có trên 15ha ao đìa nuôi tôm và nuôi ốc hương. Riêng tôm thẻ chân trắng, mỗi năm ông nuôi 3 vụ, mỗi vụ nuôi từ 2 – 2,5 tháng là cho thu hoạch.
Ông Trần Quang Khánh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, hộ ông Toàn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương, đồng thời là tấm gương sáng để các hội viên khác học tập kinh nghiệm. Mô hình nuôi tôm khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, tận dụng được phế phẩm của tôm dùng vào việc nuôi cá.
Ngoài làm giàu cho bản thân, ông Toàn còn thường xuyên giúp đỡ các hội viên nông dân khó khăn trong xã về vốn, kỹ thuật phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho nhiều hộ thoát nghèo. Với những hộ khó khăn, ông Toàn sẵn sàng hỗ trợ vốn cải tạo ao, tạo điều kiện cung cấp thức ăn, thuốc cho tôm đến cuối vụ mới thanh toán tiền mà không hề lấy đồng lãi nào.
Theo ông Khánh, trước đây, những hộ nuôi tôm trải bạt chỉ tính trên đầu ngón tay, nhờ ông Toàn giúp đỡ mà đã nhân rộng mô hình này. Hiện xã này đã có gần 100 hộ/47ha đã áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trải bạt.
Theo Danviet
Tỷ phú trồng rau trong nhà màng, doanh thu 130 triệu đồng/tháng
Năm 2016, ông Lê Thái Bình, khu phố Bình An 2, phường 7, TP Tân An, tỉnh Long An bỏ ra 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình trồng rau sạch trong nhà màng. Với năng suất rau cao hơn so với trồng ngoài nhà màng là 10%, giá bán gần 50.000 đồng/kg, mỗi tháng ông Bình có doanh thu 130 triệu đồng từ rau sạch.
Tăng sản lượng, chất lượng, giảm lao động, bảo đảm nhu cầu rau sạch cung cấp cho thị trường đó là hiệu quả mà ông Lê Thái Bình cho biết sau 2 năm ông đầu tư làm nhà màng, hệ thống tưới nước, trồng rau thủy canh tại khu phố Bình An 2, phường 7, TP. Tân An.
Trồng rau quả trong nhà màng có sản lượng cao hơn 10% so với rau trồng bên ngoài. Trong ảnh, nhân công đang thu hoạch dưa chuột sạch trồng trong nhà màng.
Mô hình trồng rau an toàn trong nhà màng được ông triển khai trên diện tích 2.000m2 từ năm 2016 đến nay, chi phí đầu tư ban đầu gần 2 tỷ đồng. Ông đã thu hoạch được nhiều lần gồm các loại rau ăn quả và ăn lá với sản lượng cao hơn 10% so với rau trồng ngoài nhà màng.
Anh Phan Văn Hiếu - kỹ sư nông nghiệp chăm sóc vườn rau của ông Bình cho biết: "Các loại rau ở đây từ khi gieo hạt đến thu hoạch đều được kiểm soát tự động và khép kín nhằm bảo đảm giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống lưới, màng ngăn mưa và môi trường nhà kính sẽ giúp chặn côn trùng, bảo đảm hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật mang đến sự an toàn cho người tiêu dùng."
Trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh trong nhà màng bảo đảm quy trình sạch. Trong ảnh, nhân công đang kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cây rau trồng bằng phương pháp thuỷ canh tại trang trại trồng rau của ông Bình.
Mỗi ngày, cơ sở trồng rau sạch trong nhà màng của ông Bình cung cấp cho thị trường khoảng 100kg rau sạch các loại. Với giá bán bình quân gần 50.000đ/kg rau tùy loại, mỗi tháng doanh thu của cơ sở hơn 130 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên, nhân viên quản lý tại cơ sở sản xuất rau cho biết: "Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm rau an toàn rất cao. Các sản phẩm của cơ sở không chỉ cung cấp trên địa bàn TP. Tân An mà còn cung cấp cho một số điểm bán rau an toàn tại TP. HCM và tỉnh Tiền Giang."
Các loại rau ở cơ sở trồng rau sạch của ông Bình từ khi gieo hạt đến thu hoạch đều được kiểm soát tự động và khép kín nhằm bảo đảm giá trị dinh dưỡng cao.
Chủ tịch Hội Nông dân phường 7 - Nguyễn Phi Hùng cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp đô thị là rất cần thiết trong điều kiện đất nông nghiệp của thành phố ngày càng thu hẹp. Và mô hình trồng rau trong nhà màng là mô hình đang được nhiều địa phương ứng dụng. Tại phường 7, TP. Tân An việc áp dụng mô hình này vào sản xuất bước đầu đã phát huy hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm..."
Theo Thanh Hiểu (Báo Long An)
Sơn La: Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh diễn ra trong 2 ngày Ngày 4.9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức họp báo về việc sự kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023; công tác phối hợp tuyên truyền về Đại hội... Dự họp có đại diện một số sở, ngành chức năng của tỉnh, các cơ quan báo chí...