Liêu Ninh sẽ bị hạ ngay trong “cú đấm” đầu tiên từ trên không
Trong bài viết “Những vũ khí có thể đánh chìm Liêu Ninh”, tạp chí quân sự của Canada – Kanwa Defence Rewiev đã liệt kê một số loại vũ khí có khả năng đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Bài báo viết: “Bất cứ một quốc gia nào khi bắt đầu phát triển tàu sân bay, điều đầu tiên phải nghĩ đến là những loại vũ khí từ trên biển của đối phương và điều kiện tác chiến của chính mình. Trong suốt 30 năm qua, những đối thủ tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự đối với Trung Quốc có thực lực quân sự không hề kém cỏi. Trong đó, đứng đầu là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản… và một số quốc gia Đông Nam Á khác”.
Đối thủ lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ, phiên bản F-35C trên tàu sân bay của họ đã bắt đầu bay thử từ năm 2010, trong năm nay nó sẽ thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Còn loại máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng đang bố trí trên các tàu đổ bộ tấn công là F-35B đã chính thức được biên chế cho hải quân đánh bộ Mỹ tháng 11/2012.
Tàu đổ bộ tấn công LHA-6 lớp “America” của Mỹ có thể mang theo 38 máy bay, trong đó có ít nhất 10 chiếc F-35B
Mỹ hiện có 10 tàu sân bay, mỗi tàu sân bay đều có năng lực tác chiến vượt trội với số lượng máy bay phản lực nhiều gấp 3 lần tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ngay cả các tàu đổ bộ tấn công hạng nặng của Mỹ cũng đã vượt trội hơn so với Liêu Ninh, mỗi chiếc loại này có thể mang theo 36 máy bay các loại, trong đó có 10 chiếc F-35B, mà hiện Mỹ có hàng chục chiếc tàu đổ bộ tấn công có khả năng này.
Video đang HOT
Cả 2 loại máy bay F-35B và F-35C đều có khả năng dễ dàng vượt qua sự truy cản của J-15 và các tàu hộ tống hàng không mẫu hạm và “hạ thủ” Liêu Ninh. Có thể nói, nếu đối đầu với các loại máy bay này, Liêu Ninh có thể bị phá hủy ngay từ đợt tấn công đầu tiên. Đây là một thực tế phũ phàng mà người Trung Quốc phải chấp nhận.
F-35C được trang bị 2 loại tên lửa tấn công tàu sân bay rất hiệu quả
Trước khi F35C được triển khai, loại tiêm kích hạm F/A-18 E/F trên trên các tàu sân bay Mỹ, cũng có khả năng hạ sát “Liêu Ninh” bằng tên lửa không đối hạm AGM-184 có tầm bắn 150km. Khi F-35C được triển khai, năng lực này sẽ được tăng cường gấp bội.
F-35C có khả năng mang theo 2 quả tên lửa tấn công liên hợp do Na Uy phát triển theo đơn đặt hàng của Mỹ. Loại tên lửa không đối hạm có tầm bắn tới 280km này, hiện đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm và sẽ được lắp đặt trên F-35C ngay trong năm nay.
Loại tên lửa chống hạm thứ 2 trên F-35C do Mỹ sản xuất là “Tên lửa chống hạm tần xa” LRASM gồm có 2 phiên bản hạm đối hạm, không đối hạm, có tầm bắn tới 300km.
Hiện việc hải quân Nhật Bản nhận các máy bay F-35B chỉ còn là vấn đề thời gian. Để có thể “dung nạp” F-35C, ngay từ đầu năm 2012 Nhật đã khởi công chế tạo tàu đổ bộ tấn công lớp 22DDH lượng giãn nước khoảng 3 vạn tấn, có khả năng mang theo 8-10 chiếc F-35B.
Su-30 MKI phóng tên lửa đối hạm BrahMos-1
Tại Ấn Độ Dương, trong tác chiến biển xa, không còn sự chi viện từ các căn cứ hỏa lực và các loại tiêm kích đánh chặn ưu tú nhất xuất phát từ các căn cứ trên bờ, hải quân Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế khi J-15 không đủ lực để ngăn cản các tiêm kích hạm của Ấn Độ.
Đối thủ của Liêu Ninh tại đây là loại tên lửa đối hạm lừng danh BrahMos. Ngoài các tàu chiến Ấn Độ có khả năng phóng tên lửa đối hạm loại thẳng đứng này, còn có các máy bay Su-30 MKI với tính năng chuyên tác chiến biển ưu việt và tiêm kích hạm Mig-29K cũng sở hữu loại tên lửa này.
Phiên bản BrahMos phóng từ trên không có 2 loại, BrahMos-1 chuyên dụng cho Su-30 MKI sẽ được thử nghiệm và hoàn tất ngay trong năm nay. Với bán kính tác chiến 1500km của Su-30 MKI và tầm bắn 300km của BrahMos, có thể nói phạm vi tác chiến của nó đã bao trùm hầu hết Ấn Độ Dương.
Tiêm kích hạm Mig-29 của Ấn Độ có thể được trang bị BrahMos-3
Tàu sân bay INS Vikramaditya và các tàu sân bay quốc nội của Ấn đều sẽ trang bị loại máy bay Mig-29K. Không quân Ấn Độ đã chính thức tiếp nhận tiêm kích hạm này từ năm 2010. Hiện biến thể BrahMos-3 chuyên dụng cho Mig-29K đang được Ấn Độ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển.
BrahMos-3 có trọng lượng nhẹ hơn để tương thích với tính năng của tiêm kích hạm nhưng tầm bắn xa hơn tới BrahMos-1 tới 50km, dự kiến BrahMos-3 sẽ đưa vào thử nghiệm và trang bị trong năm 2014. Sự kết hợp của bộ đôi Su-30 MKI trang bị tên lửa BrahMos-1 và Mig-29 sử dụng tên lửa BrahMos-3 sẽ giúp Ấn Độ có khả năng tấn công tàu sân bay từ trên không cực mạnh.
( Còn nữa)
Theo ANTD