Liệu Nga và Israel có rơi vào một cuộc chiến ở Syria?
Các cuộc không kích của Israel vào lãnh thổ Syria trong khi sự hiện diện của quân đội Nga ở đây ngày càng lớn đang tạo ra nguy cơ xung đột giữa Moscow và Tel Aviv.
Đặc nhiệm Nga ở Syria
Israel vẫn tỏ ra cương quyết trong việc đẩy lùi cái mà họ gọi là “các lực lượng Iran” ra xa khỏi khu vực biên giới nước này với Syria. Cùng lúc đó, Nga, đang có hàng ngàn lính đồn trú ở Syria có thể “lãnh đạn” trong khi các bên giao tranh, hoặc đến một lúc nào đó, khi chán phải chứng kiến đồng minh Syria chịu trận, sẽ động thủ với Israel.
Câu hỏi đặt ra là nếu Israel và Nga xung đột, liệu “ông anh” Mỹ của Tel Aviv có cảm thấy bắt buộc phải nhảy vào can thiệp?
Theo bài phân tích trên National Interest, cả Israel và Nga đều không sẵn sàng tham gia một cuộc chiến như thế. “Chẳng ai trong chúng tôi muốn đối đầu quân sự”, một quan chức Bộ Quốc phòng Israel nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Sẽ bất lợi cho cả đôi bên”.
Tuy nhiên, chính sách của Israel là rõ ràng: họ sẽ làm tất cả những gì họ cho là cần thiết để đẩy các lực lượng Iran không đội trời chung khỏi lãnh thổ Syria. Và nếu Nga không thích điều này, thì Israel vẫn phải đảm bảo Syria không trở thành một căn cứ tên lửa của Iran.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Israel và Nga ấm hơn rất nhiều nếu so với thời Chiến tranh lạnh. Trên bề mặt, đó còn là sự hữu nghị, mong muốn hợp tác. Nhưng nhà bình luận Michael Peck của National Interest cho rằng ẩn sau sự thân thiện đó là lo lắng, nghi ngờ và sự xung đột lợi ích.
“Không ai ở Israel phân vân về chuyện người Nga là ai và họ là đồng minh của ai”, vị quan chức Bộ Quốc phòng Israel nói với điều kiện giấu tên. “Nói cho chính xác, người Nga không phải là đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi có một đồng minh, đó là Mỹ. Người Nga đến đây vì mục đích hoàn toàn khác. Họ ủng hộ một chế độ (Syria) với mục tiêu được nói công khai là hủy diệt Israel nếu có thể”.
Tuy vậy, Israel vẫn thấy ở Nga là thế lực có thể kiềm chế Iran, và có thể là một đòn bẩy buộc các lực lượng Iran phải tránh xa lãnh thổ Syria.
Sau cuộc gặp giữa thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm hàn gắn quan hệ sau vụ Israel bắn rơi máy bay trinh sát Il-20 Nga, các quan chức Israel nói tổng thống Putin đã đồng ý rằng các lực lượng nước ngoài nên rút khỏi Syria.
Đối với Moscow, quan hệ thân thiện với Israel giúp Nga tăng cường ảnh hưởng tại Trung Đông khi Mỹ đang rút dần sự hiện diện ở khu vực này.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Tác chiến điện tử ép tên lửa khủng David's Sling hạ cánh?
Truyền thông Nga vừa tiết lộ cách Nga thu được một quả đạn tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống David's Sling của Israel trên lãnh thổ Syria.
Trang Avia dẫn nguồn tin quân sự tại Syria cho biết, việctên lửa đánh chặn của Israel rơi xuống lãnh thổ Syria không phải do sự cố về kỹ thuật mà nhiều khả năng nó bị tấn công áp chế từ hệ thống tác chiến điện tử (EW) tầm xa được triển khai tại đây.
Tại thời điểm diễn ra vụ đánh chặn của Israel hồi giữa năm 2018 khiến quả đạn của David's Sling rơi xuống Syria, từ Syria đến khu vực gần Cao nguyên Golan nơi đặt các hệ thống phòng thủ của Israel, đã xuất hiện tín hiệu phát ra của hệ thống EW rất mạnh và có thể chính hệ thống EW trong khu vực này đã áp chế và khiến một quả đạn tên lửa phòng không Israel ngoan ngoãn hạ cánh và quả còn lại đánh trượt mục tiêu.
Hệ thống David's Sling.
Hiện các bên liên quân vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về thông tin này nhưng trang Defense Post dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, việc triển khai các hệ thống tác chiến điện tử mới đến Syria đã giúp Nga đối phó hiệu quả trước các cuộc không kích của quân đội Israel, lực lượng vốn nổi tiếng với năng lực chế áp điện tử mạnh.
"Nga muốn bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực bằng việc hạn chế các cuộc xâm nhập không phận Syria. Việc nhắm tới các hệ thống điện tử trên khí tài đối phương đã hạn chế những chiến dịch không kích nhằm vào đồng minh Syria mà không gây ra nguy cơ đối đầu quân sự lớn", chuyên gia Viktor Murakhovsky nói.
Sau sự cố trinh sát cơ Il-20 bị bắn nhầm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Moskva đã triển khai các hệ thống gây nhiễu radar và định vị vệ tinh tới lãnh thổ Syria, bên cạnh việc chuyển giao tên lửa phòng không tầm xa S-300 cho Damascus. Một trong các hệ thống có thể làm được điều này là Krasukha-4.
Krasukha-4 là đài gây nhiễu đa năng băng thông rộng, đặt trên khung gầm có khả năng cơ động cao. Hệ thống này có tầm hoạt động 300 km, tích hợp những công nghệ tác chiến điện tử tốt nhất. Ưu điểm của Krasukha-4 là khả năng vận hành hoàn toàn tự động mà không cần đến nhiều sự can thiệp của con người.
Máy gây nhiễu chủ động của Krasukha-4 có thể đối phó hiệu quả với hầu hết radar hiện đại của Mỹ và NATO hiện nay. Nga đã triển khai ít nhất một hệ thống này tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria từ cuối năm 2015.
Nếu được triển khai với số lượng lớn, các hệ thống Krasukha-4 có thể giúp Nga và phòng không Syria vô hiệu hóa các thiết bị do thám, trinh sát tầm xa của đối phương, tạo ra những "vùng cấm" mà hoạt động chế áp điện tử của Israel khó có thể can thiệp.
Nga cũng có thể bổ sung những tổ hợp như Richag-AV và Moskva-1 để quét không phận Syria, sau đó chuyển dữ liệu cho các hệ thống tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mục tiêu. "Hệ thống tác chiến điện tử Nga là biện pháp đối phó hiệu quả trước các vũ khí hiện đại của Mỹ và Israel", chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky đánh giá.
Trong khi đó, Oliver Fitton, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Lancaster của Anh, cho rằng việc Nga triển khai hệ thống tác chiến điện tử tại Syria cũng là một tín hiệu mạnh gửi đến Mỹ. "Điều này buộc Mỹ phải lưu ý, cho thấy họ đang bị Nga thách thức và phải cân nhắc khi hỗ trợ Israel không kích Syria", Fitton nói.
Việc triển khai hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử là phương thức không quá đắt đỏ để kiềm chế năng lực liên lạc và chỉ huy của đối thủ trên chiến trường.
Giới phân tích cho rằng không quân Israel sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành không kích trên lãnh thổ Syria trong tương lai, bởi các hệ thống của Nga có tầm bao phủ hàng trăm km quanh Syria và đông Địa Trung Hải, trong khi Israel chưa có kinh nghiệm đối phó với hoạt động tác chiến điện tử trên quy mô lớn như vậy.
Theo Ngọc Hòa/Báo Đất Việt
Rộ tin Nga tắt hoạt động, sơ tán toàn bộ S-300 và S-400 khỏi chiến trường Syria Truyền thông Israel cho biết, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không S-300 và S-400 của Nga đã dừng hoạt động và khả năng được sơ tán khỏi chiến trường Syria. Theo tờ Debka của Israel, hiện nguyên nhân Nga cho vô hiệu hóa hoạt động của các hệ thống phòng không S-300 và S-400 vẫn chưa rõ. Song điều...