Liệu Nga có tung vũ khí cất kỹ từ lâu để tung đòn ‘chốt hạ’?
Sau khi có thông tin cho rằng hệ thống phòng không Ukraine đang suy yếu, các chuyên gia quân sự dự đoán Nga sẽ dùng đến loại vũ khí mà nước này đã cất kỹ để tung đòn lớn.
Hơn 1 năm qua, lực lượng phòng không Ukraine, với sự hỗ trợ của vũ khí phương Tây, đã ngăn chặn các máy bay Nga tiến vào không phận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu số đạn dược như vậy không được duy trì, toàn bộ mạng lưới phòng không của Ukraine, vốn bị suy yếu sau các cuộc tấn công liên tục bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga, có thể bị phá vỡ.
Nga làm suy yếu hệ thống phòng không Ukraine
Từ những ngày đầu chiến sự, Nga đã điều máy bay chiến đấu ném bom hàng loạt mục tiêu ở Ukraine. Tuy nhiên, thời điểm đó, nhờ hệ thống phòng không vững chắc, Ukraine vẫn kiểm soát được bầu trời và buộc Nga rút không quân khỏi lực lượng chiến đấu, theo tờ The New York Times.
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga
AFP
Tuy nhiên, ngay cả khi không sử dụng lực lượng không quân, Nga đã phóng nhiều tên lửa đến mức Ukraine phải vận dụng hết lực lượng phòng không để đối phó chúng.
Theo The New York Times, trong phần lớn diễn biến chiến sự, các máy bay phản lực và máy bay tấn công mặt đất như Su-25 của Nga đã tấn công dọc theo chiến tuyến, phóng tên lửa vào các vị trí của Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa ở nhiều mục tiêu Ukraine.
Ukraine đang cạn kiệt đạn, tên lửa phòng không để đối phó không kích của Nga?
Theo các quan chức Mỹ, để chặn hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga đang nhắm vào hàng loạt cơ sở hạ tầng của đất nước, hệ thống phòng không Ukraine đã tiêu hao một cách nhanh chóng và bộc lộ điểm yếu trước quân Nga.
Ông Yurii Ihnat, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, không phủ nhận Ukraine đang cạn kiệt kho vũ khí phòng không, đồng thời kêu gọi phương Tây cung cấp thêm vũ khí.
Theo đó, nếu hệ thống phòng không của Ukraine sụp đổ hoặc bị suy giảm đáng kể, lực lượng mặt đất, đặc biệt là pháo binh, sẽ bị đe dọa ngay lập tức. Nếu không có pháo binh, xương sống của các nỗ lực phòng thủ của Ukraine, các lực lượng Nga sẽ chiếm được ưu thế trên chiến trường.
Rò rỉ thông tin mật
Gần đây, một tài liệu mật chứa các thông tin tình báo và quốc phòng được cho là của Mỹ đã bị lan truyền trên mạng xã hội. Trong đó có thông tin cho rằng hàng loạt cuộc tấn công từ xa của Nga đang làm cạn kiệt kho tên lửa phòng thủ của Ukraine.
Quân nhân Ukraine diễn tập từ xe bọc thép chở quân M113 trong một buổi huấn luyện ở vùng Donbass ngày 8.4. Ảnh REUTERS
Theo thông tin bị rò rỉ, kho dự trữ tên lửa cho các hệ thống phòng không S-300 và Buk được dự báo sẽ cạn kiệt hoàn toàn lần lượt vào ngày 3.5 và giữa tháng 4. Các tên lửa này chiếm 89% khả năng bảo vệ của Ukraine trước hầu hết các tiêm kích và một số máy bay ném bom Nga.
Tài liệu này cũng đánh giá rằng các hệ thống phòng không của Ukraine được thiết kế để bảo vệ quân đội ở tiền tuyến, nơi tập trung phần lớn sức mạnh không quân của Nga, sẽ “giảm hoàn toàn” vào ngày 23.5.
Máy bay chiến đấu MiG-31 rơi ở miền bắc nước Nga
Mặc dù tính xác thực của các tài liệu vẫn đang được điều tra, theo tờ Business Insider, báo cáo phần nào cho thấy lực lượng không quân Ukraine đang suy yếu, và Nga có thể tăng cường hỏa lực để giành ưu thế trong cuộc chiến.
Cũng có thông tin cho rằng Ukraine buộc phải sửa đổi một số kế hoạch quân sự trước cuộc phản công được lên kế hoạch từ lâu sau khi xuất hiện các thông tin bất lợi cho nước này, theo hãng tin Reuters.
Khi được hỏi về thông tin bị rò rỉ, ông Mykhailo Podolyak, trợ lý tổng thống Ukraine cho biết các kế hoạch chiến lược của Kyiv không thay đổi nhưng các “chiến thuật cụ thể luôn có thể thay đổi”.
Nga sẽ ra đòn cứng?
Các chuyên gia không loại trừ khả năng Nga sẽ tận dụng những khó khăn hiện tại của Ukraine để tung đòn tấn công chốt hạ và định đoạt số phận cuộc xung đột, theo The New York Times.
Business Insider đưa tin hiện Nga vẫn đang giữ lại các máy bay tiên tiến nhất của nước này, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, một trong những tiêm kích được cho là có năng lực hàng đầu thế giới.
Moscow hiện đang vận hành Su-57 với tư cách là máy bay tàng hình duy nhất của nước này, dự kiến sẽ có tổng cộng 22 chiếc vào cuối năm 2024, theo hãng thông tấn nhà nước TASS. Một máy bay chiến đấu tàng hình khác của Nga, Su-75 Checkmate, cũng đang được phát triển.
Nga hiện đang sở hữu khoảng 900 máy bay chiến đấu và khoảng 120 máy bay ném bom, theo dữ liệu từ trang World Directory of Modern Military Aircraft.
Ngoài ra, một đánh giá khác trong tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc thống kê số lượng máy bay chiến đấu của Nga hiện đang được triển khai tại mặt trận Ukraine là 485, cao gấp nhiều lần so với 85 máy bay phản lực của Ukraine, theo The New York Times.
Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc dự báo việc Nga tận dụng những điểm yếu hiện tại của Ukraine sẽ là một thách thức lớn đối với Kyiv, nhất là khi các tiêm kích và máy bay ném bom của Nga được tự do tấn công các vị trí của quân đội Ukraine và các mục tiêu pháo binh thiết yếu trên mặt đất.
Lập luận của các quan chức Mỹ là có cơ sở, sau khi phía Nga cảnh báo Ukraine không mạo hiểm phản công. Cụ thể, ông Yan Gagin, cố vấn lãnh đạo phe ly khai thân Nga ở Donetsk cho biết các lực lượng Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào.
Lý do xe tăng Arbrams có thể không phù hợp với chiến trường Ukraine
Xe tăng M1 Abrams mà Washington gần đây đã cam kết gửi cho Ukraine có thể sẽ trở thành gánh nặng thay vì tăng cường khả năng chiến đấu cho Kiev, do nhu cầu bảo trì và hậu cần quá phức tạp.
Theo trang Financial Times, chiếc xe tăng nặng 70 tấn này có một động cơ tua-bin khí, cho phép nó tăng tốc nhanh hơn động cơ diesel nhưng lại yêu cầu bảo trì phức tạp và tiêu thụ lượng nhiên liệu lớn hơn.
Cựu chỉ huy trung đội thuộc Lục quân Mỹ John Nagl cho biết các binh sĩ đã phải dành rất nhiều thời gian để xử lý bộ lọc khí của loại xe tăng này trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và chiến tranh Iraq năm 2003, do lo ngại cát sẽ lọt vào động cơ xe tăng và không thể hoạt động.
Ông nói thêm vào thời điểm đó trung đội "đã phải dành rất nhiều thời gian để đập các bộ lọc không khí theo đúng nghĩa đen".
Trước đó, chuyên gia quân sự Sergey Suvorov nhận định với hãng thông tấn TASS rằng các xe tăng M1 Abrams dường như sẽ không thể sửa chữa trong điều kiện chiến trường và không phù hợp cho những chiến dịch tại các vùng lãnh thổ nhiều bụi như ở Ukraine.
Ngoài ra, xe tăng M1 Abrams mà Mỹ quyết định hỗ trợ cho Ukraine có những điểm yếu khiến cho chúng dễ bị phá hủy bởi những vũ khí thời Liên Xô, trong đó có xe tăng T-55.
"Kinh nghiệm chiến đấu ở Iraq đã cho thấy chúng có thể bị lửa phá hủy. Tháp pháo của xe tăng này từng bị pháo 100mm của xe tăng T-55 xuyên qua. Có cả những bằng chứng cho thấy xe tăng Abrams từng bị tấn công bởi súng tự đông của cả xe chiến đấu bộ binh Bradley và xe BMP-2 của chúng tôi", ông nói.
Chuyên gia này cũng nói rằng có những trường hợp cho thấy xe tăng của Mỹ từng bị xe tăng T-72 của Liên Xô phá hủy hoặc bị súng phóng lựu chống tăng RPG-7 "xóa sổ".
Tờ Financial Times cũng nhấn mạnh việc duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe tăng Abrams yêu cầu các loại máy móc hoàn toàn khác biệt so với các loại xe tăng khác mà phương Tây cam kết sẽ hỗ trợ Kiev. Ngoài ra, việc huấn luyện các binh sĩ điều khiển sẽ tăng này cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh đó, loại xe tăng này cần nguồn cung cấp phụ tùng thay thế ổn định và có một thùng chứa nhiên liệu 500 gallon cần nạp đầy mỗi ngày bằng nhiên liệu máy bay vì nó không thể chạy bằng dầu diesel.
"M1 Abrams là một chiếc xe tăng tuyệt vời, nhưng nó là xe tăng của Mỹ và cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ yêu cầu tất cả các phương tiện hậu cần trên khắp thế giới", ông Nagl nói.
Ông Josh Kirshner, Giám đốc điều hành Beacon Global Strategies, công ty tư vấn chiến lược, cảnh báo những hạn chế về hậu cần cuối cùng có thể biến Abrams trở thành gánh nặng đối với Quân đội Ukraine vì họ có thể dễ dàng trở thành "con mồi" cho các cuộc tấn công của Nga.
Trước đó, hồi tháng 12/2022, Lầu Năm Góc đã từ chối cung cấp xe tăng M1 Abrams cho Ukraine vì lập luận rằng chúng quá khó vận hành . Sau đó, Washington thay đổi lập trường vào tháng 1, hứa hẹn cung cấp 31 xe tăng Abrams cho Kiev. Tuy nhiên, dự kiến phải mất ít nhất vài tháng nữa phương tiện này mới đến tay Ukraine.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không nên hỗ trợ vũ khí cho Kiev, cho rằng hành động đó sẽ chỉ kéo dài xung đột. Bình luận về việc cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng chúng sẽ "bốc cháy giống như phần còn lại" các vũ khí phương Tây.
Ukraine nêu yêu cầu mới với phương Tây về vũ khí khi cuộc phản công mùa xuân tới gần Để đẩy nhanh việc đưa vũ khí hư hại trở lại chiến trường, các quan chức Ukraine đang kêu gọi thành lập các trung tâm sửa chữa ngay gần tiền tuyến, với sự có mặt của chuyên gia phương Tây. Xe tăng được sửa chữa tại một nhà máy ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh: New York Times Trong 14 tháng qua, các nước phương...