Liệu Nga có đối mặt với khủng hoảng kinh tế vì xung đột ở Ukraine

Theo dõi VGT trên

Nền kinh tế Nga đang bị cô lập do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Hợp tác nước ngoài sẽ bị hạn chế ở mức tối đa và do đó, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Nga rất có thể sẽ tăng lên.

Iwona Wi”7;niewska, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (OSW), từng là Trưởng phòng Kinh tế Đại sứ quán Ba Lan tại Nga mới đây nhận định rằng, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Moskva đã phải chịu lệnh trừng phạt của khoảng 50 quốc gia, chiếm một nửa thương mại của Nga và có tầm quan trọng then chốt đối với sự ổn định thị trường vốn của nước này. Các biện pháp trừng phạt đã đán.h vào nhiều ngành trong nền kinh tế Nga, đặc biệt là thị trường tài chính. Chúng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực và hầu hết đều gây ra hậu quả tiêu cực ngay lập tức.

Liệu Nga có đối mặt với khủng hoảng kinh tế vì xung đột ở Ukraine - Hình 1
Cuộc xung đột ở Ukraine đang khiến nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Reuters

Theo bà Wi”7;niewska, trong nhiều năm, Nga đã chuẩn bị đối phó với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, như tăng cường tích trữ và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, khi quyết tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Điện Kremlin có thể đã đán.h giá thấp quyết tâm của phương Tây và sự phụ thuộc của chính họ vào nguồn cung từ nước ngoài. Kết quả là, sau 3 tuần, sự ổn định tài chính của Nga đã lung lay, vì vậy thay vì dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 2%, Moskva sẽ phải đối mặt với suy thoái thậm chí vài phần trăm trong năm 2022.

Tuy nhiên, bất chấp cuộc khủng hoảng sâu sắc, nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ hoàn toàn. Đặc biệt, lĩnh vực nguyên vật liệu, vốn là nguồn thu nhập chính, được hưởng lợi từ giá cao, trong đó có dầu, khí đốt, than và kim loại, mặc dù phải giảm xuất khẩu. Hiện vẫn chưa thể ước tính quy mô thiệt hại từ cuộc khủng hoảng, nhưng Moskva có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái kéo dài vài năm.

Kết quả là, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế sẽ tăng lên, hợp tác kinh tế với nước ngoài sẽ bị hạn chế, đặc biệt là với phương Tây, và vai trò của Trung Quốc tăng lên trong lĩnh vực này. Đồng thời, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng công nghệ của Nga sẽ tiếp tục diễn ra.

Các biện pháp trừng phạt hàng loạt nhằm vào Nga

Cú đán.h chính mà phương Tây giáng vào nền kinh tế Nga là việc Điện Kremlin bị phong tỏa phần lớn dự trữ ngoại hối tích lũy, tổng trị giá hơn 640 tỷ USD, được cất giữ trong các tài khoản của các ngân hàng phương Tây – khoảng 50% trong số đó đã bị đóng băng và thêm 20% nữa là vàng, hiện khó chuyển đổi sang ngoại tệ.

Ngoài ra, một số ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Nga phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt (bao gồm cả những hạn chế dẫn đến việc không thể thực hiện các giao dịch bằng đồng USD). Một số ngân hàng của Nga đã bị cắt khỏi hệ thống SWIFT, trong khi thẻ thanh toán Visa và Mastercard do các ngân hàng trong nước phát hành không còn được sử dụng ở nước ngoài.

Việc đưa ra lệnh cấm vận xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao sang Nga, bao gồm cả các công nghệ “nhạy cảm” như mạch tích hợp và chất bán dẫn, cũng có tầm quan trọng then chốt đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga (bao gồm vũ khí, hàng không, vũ trụ, năng lượng). Các nước phương Tây cũng đóng cửa không phận đối với máy bay dân sự Nga và đưa ra lệnh cấm vận đối với việc cung cấp phụ tùng, dịch vụ (cho thuê).

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga. Mỹ đã ngừng nhập khẩu các nguồn năng lượng như dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt hóa lỏng, than đá và các sản phẩm từ than đá của Nga. Anh cũng đã đình chỉ việc mua dầu của Nga và tăng thuế (lên 35%) đối với nhập khẩu nhiều mặt hàng khác, bao gồm kim loại đen và kim loại màu, phân bón và gỗ. Mặt khác, EU đình chỉ nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép.

Đồng thời, phương Tây cũng nhằm vào giới thượng lưu Nga và các thành viên gia đình họ. Hơn 1 nghìn người đã được liệt vào danh sách trừng phạt, đồng nghĩa với việc các tài sản ở nước ngoài của họ (biệt thự, du thuyền, máy bay, tài khoản, v.v.) ước tính hàng trăm tỷ USD đã bị đóng băng. Họ cũng không thể nhập cảnh vào các nước phương Tây.

Liệu Nga có đối mặt với khủng hoảng kinh tế vì xung đột ở Ukraine - Hình 2
Châu Âu đã ngừng xuất khẩu ô tô và các linh kiện liên quan sang Nga. Ảnh: RT

Phản ứng của Điện Kremlin

Video đang HOT

Ngân hàng Trung ương Nga (CRB) là ngân hàng đầu tiên phản ứng với các lệnh trừng phạt lớn được áp đặt, bằng cách tập trung vào cuộc chiến chống lạm phát (đã tăng lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20%) và duy trì tính thanh khoản tài chính của khu vực ngân hàng.

Để đạt được mục tiêu này, CRB đã đưa ra các biện pháp kiểm soát tiề.n tệ để giữ ngoại tệ ở trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Các quy định hạn chế được áp dụng đối với việc chuyển, đổi ngoại tệ. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Nga sẽ phải giữ 80% dự trữ của họ bằng đồng rúp, có nghĩa là các tập đoàn lớn như tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga sẽ phải bán ngoại tệ. Điều này nhằm đảm bảo rằng nguồn cung ngoại tệ được duy trì và do đó hạn chế việc đồng rúp mất giá thêm.

Đồng thời, Điện Kremlin cho phép những người đi vay của Nga tạm thời hoàn trả bằng đồng rúp đối với các khoản nợ bằng ngoại tệ cho các chủ nợ từ các quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt. Tiề.n sẽ được chuyển vào tài khoản tại các ngân hàng của Nga. Riêng với một số công ty xuất khẩu lớn nhất của Nga, như Gazprom, Rosneft, Norilsky Nickel, Russian Railways và Severstal, Bộ Tài chính Nga đã cấp giấy phép đặc biệt để thanh toán các khoản nợ của họ bằng ngoại tệ.

Do sự rút lui ồ ạt của các nhà đầu tư, CBR đã tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Moskva ngày 28/2 (chỉ được mở lại ở một mức độ hạn chế vào ngày 21/3). Đồng thời, Bộ Tài chính Nga thông báo chuyển 1 nghìn tỷ rúp (khoảng 9 tỷ USD) cho việc mua cổ phần của các công ty trong nước. Các công ty phát hành của Nga cũng được phép mua lại cổ phiếu của chính họ.

Chính phủ Nga cũng đang tìm cách nối lại hoạt động của các công ty đã ngừng hợp tác với Nga. Điều này có nghĩa là các công ty đa quốc gia trên thực tế không còn khả năng rút một số tài sản lưu động của họ khỏi Nga. Điện Kremlin cũng đã cảnh báo về việc quốc hữu hóa các tài sản ở Nga của họ, nhưng vẫn chưa quyết định thực hiện bước này.

Để ổn định tình hình trên thị trường nội địa, Chính phủ Nga cũng quyết định hạn chế xuất khẩu ngũ cốc và đường. Trong khi đó, các chính quyền địa phương có nghĩa vụ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bám sát giá cả của các nhu yếu phẩm (thực phẩm, vệ sinh hoặc thuố.c), cũng như hỗ trợ kinh doanh thông qua chuyển tiề.n, giảm thuế. Tuy nhiên, hiện tại, Điện Kremlin vẫn chưa quyết định cung cấp thêm viện trợ tài chính cho các địa phương.

Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng đã chuẩn bị một kế hoạch hành động để ổn định nền kinh tế. Kế hoạch gồm hơn 100 sáng kiến ​​với tổng giá trị khoảng 1 nghìn tỷ rúp (tương đương 9 tỷ USD), nhằm đóng góp vào việc xây dựng lại các chuỗi hợp tác và hậu cần trong nước cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp mới, thay thế. Những sáng kiến này đi kèm với việc tạo thuận lợi về hải quan, các khoản vay ưu đãi cho kinh doanh (đặc biệt là trong nông nghiệp và lĩnh vực năng lượng), trả trước (50-80%) để thực hiện các dự án được tài trợ bởi mua sắm công.

Những tác động đầu tiên từ biện pháp trừng phạt

Ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt bắt đầu được cảm nhận ở Nga ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc xung đột. Ban đầu, thị trường tài chính bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi các nhà đầu tư rút vốn hàng loạt và người dân rút tiề.n gửi từ ngân hàng, đặc biệt là bằng ngoại tệ. Trong tuần đầu, đồng USD đã tăng 100% so với đồng rúp. Với các biện pháp của CBR, trong nửa cuối tháng 3, tỷ giá hối đoái đồng rúp đã ở dưới 110 rúp/USD. Tuy nhiên, những hạn chế đối với quyền tiếp cận tiề.n tệ đã dẫn đến việc kích hoạt “thị trường chợ đen”.

Liệu Nga có đối mặt với khủng hoảng kinh tế vì xung đột ở Ukraine - Hình 3
Đồng rúp của Nga đã tăng giá do các biện pháp trừng phạt. Ảnh: RT

Cho đến nay, các hành động của chính quyền Nga nhằm chống tăng giá bắt đầu cho thấy kém hiệu quả. Theo Rosstat, lạm phát hàng năm tính đến ngày 11/3 là 12,5%. Trong hai tuần đầu tiên của cuộc xung đột, giá đã tăng hơn 2% mỗi tuần (cao nhất kể từ năm 1998).

Trong nửa đầu tháng 3 (so với cuối tháng 2), giá các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh nhất: cà chua và chuối – tăng khoảng 17%, tivi – tăng trên 20%, ô tô khách – tăng 15%, thuố.c chữa bệnh – khoảng 10%. Giá cao một mặt là kết quả của việc hàng hóa nhập khẩu đắt hơn vào thị trường Nga, nhưng trên hết là do nhu cầu tăng lên và nguồn cung hàng hóa giảm.

Trong lĩnh vực giao thông, các biện pháp trừng phạt đán.h vào ngành hàng không nặng nề nhất. Hạn chế chuyến bay và lo ngại về việc bị tịch thu máy bay thuê ở các cảng hàng không nước ngoài đã dẫn đến việc tạm ngừng các chuyến bay ra nước ngoài, chủ yếu của các hãng hàng không lớn như Aeroflot và S7.

Vào giữa tháng 3, các chuyến bay du lịch bắt đầu nối lại, nhưng hoạt động chỉ với các máy bay thuộc sở hữu của Nga, chủ yếu là các máy Sukhoi Superjet. Trước cuộc xung đột, loại máy bay này (được sản xuất tại Nga) đang phải vật lộn với các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng và thiếu phụ tùng thay thế.

Một yếu tố khác ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực này là sự sụt giảm nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, liên quan đến tăng chi phí đi du lịch nước ngoài. Giá du lịch trung bình ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gần 50%.

Lĩnh vực ô tô cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết việc sản xuất ô tô trong nước đã bị ngừng do thiếu linh kiện hoặc do các nhà đầu tư nước ngoài rút lui. Ngoài ra, ô tô phương Tây nhập khẩu và các phụ tùng liên quan đã ngừng đến Nga.

Các mặt hàng xuất khẩu của Nga, như dầu mỏ, kim loại, ngũ cốc và phân bón, cũng bị ảnh hưởng bởi các hạn chế do các nước phương Tây và các nhà nhập khẩu đơn phương áp đặt. Lĩnh vực dầu mỏ, vốn là nguồn thu ngân sách chính, đang gặp khó khăn lớn nhất.

Tính đến giữa tháng 3, xuất khẩu dầu của Nga đã giảm hơn 30%, tức là giảm 2,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, dầu thô Urals của Nga được bán rẻ hơn nhiều (trung bình 30 – 35 USD/thùng) so với dầu Brent, vốn có giá khoảng 110 USD/thùng vào ngày 19/3. Đồng thời, cước vận chuyển nguyên liệu thô cùng với phí bảo hiểm của Nga cũng tăng lên nhiều lần.

Tóm lại, theo bà Wi”7;niewsk, cuộc khủng hoảng mà Nga hiện đang phải đối mặt rất khác so với 5 cuộc khủng hoảng trước đó mà nước này đã trải qua trong 30 năm qua (đầu những năm 1990, 1998, 2008/2009, 2014/2015 và 2020). Trước đó, suy thoái có nguyên nhân từ giá dầu giảm, tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay có nguyên nhân chính trị. Giá cả hàng hóa tăng phi mã, trong khi Nga đang dần bị loại khỏi thị trường xuất nhập khẩu.

Do đó, Nga có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái trong vài năm và có thể mất một thập kỷ để trở lại mức phát triển như trước cuộc xung đột vì việc tìm kiếm các nhân tố mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện thực tế sẽ rất khó khăn.

Nga sẽ 'ngấm đòn' trừng phạt từ phương Tây như thế nào?

Giới chuyên gia nhận định, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây vẫn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga nếu được duy trì một cách lâu dài.

Theo báo Bưu điện Washington, Mỹ, châu Âu và các đồng minh vẫn phải dựa vào Nga để được cung cấp dầu khí và một số vật liệu chuyên dụng. Tuy nhiên, các nước này cũng cung cấp nhiều máy móc, phương tiện, công nghệ và thiết bị để nền kinh tế Nga có thể vận hành.

Đó là lý do tại sao các biện pháp trừng phạt có thể phát huy hiệu quả. Nếu không thể kết nối với thương mại toàn cầu, các nhà máy của Nga sẽ không hoạt động, các doanh nghiệp sẽ đóng cửa và các mặt hàng sẽ trở nên khan hiếm.

Nga sẽ ngấm đòn trừng phạt từ phương Tây như thế nào? - Hình 1

Người dân xếp hàng chờ rút tiề.n tại một cây ATM ở Moscow (Nga). Ảnh: EPA

Ngay cả việc cấm nhập khẩu một số hàng hóa từ các quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga vẫn khiến nhiều lĩnh vực của nước này bị xáo trộn. Một số công ty Nga có phụ thuộc vào việc nhập khẩu linh kiện nước ngoài, như hãng ô tô Lada, được cho là đã ngừng hoạt động các dây chuyền sản xuất vào đầu tháng này.

Trong khi đó, các quốc gia thường xuyên mua bán hàng hóa với Nga sẽ chỉ chịu ít thiệt hại hơn một khi sợi dây thương mại này bị cắt đứt. Theo công ty dữ liệu Trade Data Monitor, Nga chi khoảng 11,5 tỷ USD/năm cho mặt hàng nhập khẩu lớn nhất à ô tô. Trong đó, 63% lượng phương tiện cơ giới nhập khẩu vào Nga đến từ các nước Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, tăng trưởng trong kinh doanh quốc tế của 3 nước trên sẽ chỉ giảm khoảng 3% nếu ngừng giao thương với Nga.

Các hãng hàng không Nga cũng thường phụ thuộc vào máy bay phản lực của Boeing và Airbus. Nếu không có các mặt hàng nhập khẩu liên quan đến hàng không vũ trụ, Nga sẽ có nguy cơ cạn kiệt các bộ phận chuyên dụng cần thiết để bảo trì máy bay, do chúng không phải lúc nào cũng có sẵn từ những nhà cung cấp của bên thứ ba.

Theo ước tính từ trang Castellum.ai, hơn một nửa hàng hóa và dịch vụ được Nga nhập khẩu đến từ hơn 46 quốc gia đã áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế thương mại với nước này. Trong đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), những nơi áp lệnh trừng phạt ngặt nghèo nhất đối với Nga, cũng là những nơi nước này nhập khẩu nhiều mặt hàng nhất.

Nga sẽ ngấm đòn trừng phạt từ phương Tây như thế nào? - Hình 2

Những nước cấm vận Nga cũng là những nước xuất khẩu ô tô, máy móc và đồ chế tạo cho Nga nhiều nhất. Đồ họa: Bưu điện Washington

Jeff Schott, chuyên gia theo dõi các biện pháp trừng phạt và thương mại của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết: "Tất cả những điều này đã và đang có tác động đến nền kinh tế Nga. Đồng Rúp liên tục mất giá, lãi suất cao và lạm phát đang tăng vọt. Hàng hóa nhập khẩu vào Nga về cơ bản rất khó tìm và không được bổ sung, vì không ai dám bán hàng cho nước này do lo sợ mất tiề.n, hoặc chỉ được thanh toán bằng đồng Rúp".

Ngoài các biện pháp trừng phạt mang tính bề nổi, những hạn chế được thiết lập trong cốt lõi của các hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu cũng đang khiến hầu hết các quốc gia gặp khó khăn trong giao dịch với Nga. Các ngân hàng lớn trên toàn cầu như Goldman Sachs, JPMorgan Chase hay Deutsche Bank đều cho biết họ đang giảm hoạt động kinh doanh ở Nga. Thậm chí, những công ty không bị tác động bởi các lệnh trừng phạt hoặc danh tiếng bị ảnh hưởng từ việc giao thương với Nga vẫn lo sợ trước viễn cảnh chỉ được trả tiề.n bằng những đồng Rúp ngày càng mất giá.

Theo nhà kinh tế Judah Levine từ công ty vận chuyển hàng hóa Freightos, những quốc gia không cấm vận Nga sẽ vẫn gặp khó khăn để đưa hàng hóa của mình vào được nước này, do các công ty phụ trách từ 30 đến 50% năng lực vận chuyển trên toàn cầu đã rút hoạt động khỏi Nga.

Nga sẽ ngấm đòn trừng phạt từ phương Tây như thế nào? - Hình 3

Dù Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đa phần hàng hóa nhập khẩu vào Nga đến từ những nước đã áp lệnh trừng phạt đối với Moscow. Nguồn: Bưu điện Washington

Hiện tại, những hy vọng để Nga có thể "sống sót" khỏi các lệnh trừng phạt chủ yếu nằm ở Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, cung cấp tới 1/4 hàng hóa nhập khẩu của Nga và không bị ảnh hưởng bởi trừng phạt.

Mary Lovely, một thành viên cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng Trung Quốc có thể thay thế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu tại Nga. Tuy vậy, mặt hàng của Trung Quốc cũng không thể thay thế hoàn toàn phương Tây, đặc biệt đối với hàng hóa công nghệ cao, và không có gì đảm bảo nước này sẽ sẵn lòng bán chúng cho Nga. Ngay cả khi đã sẵn lòng, thì việc chế tạo, sản xuất và cung cấp các thiết bị thay thế cụ thể sẽ khiến Trung Quốc mất nhiều thời gian mà Nga có thể không đủ kiên nhẫn.

Trong khi đó, thị trường Nga chỉ chiếm 2% lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu. Phil Levy, trưởng bộ phận kinh tế của công ty hậu cần Flexport, nhận định với giá trị đồng Rúp ngày càng giảm, không rõ các doanh nghiệp Trung Quốc có muốn đầu tư vào Nga ngay cả khi được pháp luật cho phép hay không.

"Nga sẽ là một nơi rất khó khăn để kinh doanh. Ngay cả khi không có bất kỳ mối đ.e dọ.a rõ ràng nào từ phương Tây, những điều kiện tại Nga, nơi có nhiều vấn đề về tiề.n tệ và ngân hàng, có thể khiến các công ty Trung Quốc phải thận trọng", ông Levy cho biết.

Nga sẽ ngấm đòn trừng phạt từ phương Tây như thế nào? - Hình 4

Sự suy giảm giá trị của đồng Rúp sau khi phương Tây áp đặt trừng phạt đối với Nga. Nguồn: Bloomberg

Dù vậy, bức tường bao vây nền kinh tế Nga không hẳn là bất khả xâm phạm. Moscow vẫn giữ được đòn bẩy đáng kể đối với châu Âu do có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Dầu và khí đốt của Nga hiện vẫn chảy vào các thị trường quan trọng ở châu Âu, và tiếp tục giúp cho Moscow thu về hàng tỷ USD mỗi tuần.

Nhưng những lỗ hổng trên cũng đang dần khép lại. "Châu Âu hiện tại vẫn phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga, song các nước này đã công bố nhiều kế hoạch cắt giảm phần lớn khí đốt nhập khẩu từ Nga trong những năm tới", chuyên gia Jeff Schott cho hay. "Đòn bẩy năng lượng của Nga sẽ bị xói mòn theo thời gian. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây, nếu được duy trì, sẽ hạn chế tăng trưởng năng suất trong ngành công nghiệp của Nga, và làm suy yếu năng lực quân sự của nước này".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
08:26:57 02/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
20:07:33 30/09/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Điểm mặt sao Việt tham gia nhóm "khăn giấy ướt" của Negav, loạt cái tên bất ngờ
13:36:40 02/10/2024

Tin mới nhất

Liên minh kinh tế Á - Âu hướng tới tăng cường chủ quyền số

17:57:16 02/10/2024
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, Yerevan đang xây dựng một kiến trúc kỹ thuật số dựa trên các nguyên tắc tin cậy và bảo mật nhằm hoàn toàn thay đổi các dịch vụ dân sự.

Thủ tướng Pháp phác thảo chính sách ưu tiên quốc gia

17:50:11 02/10/2024
Ngoài ra, Thủ tướng Pháp cũng thông báo các chính sách về năng lượng, nhà ở, và khả năng cải cách hơn nữa chính sách hưu trí. Ông cam kết sẽ quản trị nước Pháp bằng một phương thức mới gồm lắng nghe, tôn trọng và đối thoại .

Ít nhất 45 người di cư bị t.ử von.g ở ngoài khơi Djibouti

17:45:43 02/10/2024
Nhiều người đang cố gắng đến Saudi Arabia và các nước Arab vùng Vịnh khác, nơi họ có thể tìm được việc làm lao động chân tay hoặc giúp việc gia đình.

Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống

17:43:34 02/10/2024
Các kết quả thăm dò dư luận của AP/NORC, New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước tranh luận cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance, với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%.

Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ

17:38:09 02/10/2024
Tuy nhiên, với nhiệt độ trung bình tháng 8 cao hơn điểm đóng băng vài độ ngay cả ở trạm Jungfraujoch cao 3.571 m nằm trên sông băng Aletsch, các nhà khoa học đo được lượng băng mất cao kỷ lục trên cả nước trong tháng này.

Israel huy động thêm 4 lữ đoàn dự bị cho chiến trường phía Bắc

17:31:23 02/10/2024
Theo người phát ngôn quân đội Israel, chi tiết về những cuộc đột kích sẽ được giải mật. Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Israel chính thức tuyên bố phát động chiến dịch trên bộ chống Hezbollah ở miền Nam Liban.

Tân Thủ tướng Nhật Bản cam kết thúc đẩy cải cách chính trị và hỗ trợ sinh kế của người dân

17:28:12 02/10/2024
Tân Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh điều quan trọng đối với Nhật Bản là thúc đẩy tăng trưởng tiề.n lương mạnh mẽ, vì tiêu dùng tư nhân thiếu sức sống. Theo ông Ngân hàng trung ương Nhật Bản nên duy trì các điều kiện tiề.n tệ thích ứng.

Lý do Ukraine không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil

16:47:06 02/10/2024
Tuy nhiên, phía Ukraine đã bày tỏ sự không hài lòng khi Thụy Sĩ tham gia vào kế hoạch này, đồng thời Kiev tỏ ra khá cứng rắn với sáng kiến hòa bình trên.

Tổng thống Mỹ hối thúc chấm dứt đình công tại các cảng biển

16:45:06 02/10/2024
Giới phân tích nhận định cuộc đình công này làm gián đoạn hoạt động vận tải, logistics, nguy cơ gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi ngày, đồng thời tác động tới nhiều người lao động trong chuỗi cung ứng và xa hơn nữa sẽ kéo theo lạm phát.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Ukraine phản hồi đề xuất đổi lãnh thổ lấy hòa bình với Nga

14:18:31 02/10/2024
Ngoại trưởng Ukraine nêu quan điểm của Kiev sau đề xuất nhượng lãnh thổ lấy hòa bình với Nga sau hơn 2 năm xung đột.

Nga: Moscow kiểm soát phần lớn Vuhledar, Ukraine rút lui trong hỗn loạn

14:00:30 02/10/2024
Quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát các khu vực phía nam, phía tây và phía đông của Vuhledar (Nga gọi là Ugledar) khiến Ukraine chỉ còn nắm giữ phần phía bắc của thành phố, quan chức thân Nga ở Zaporizhia Vladimir Rogov nói với Tass h...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Quế Anh đăng tâm thư trước thềm dự thi Miss Grand International 2024

Sao việt

17:45:47 02/10/2024
Trên trang cá nhân mới đây, Hoa hậu Quế Anh đã đăng tải bức tâm thư ngay trước thêm tham dự đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2024.

Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên

Netizen

17:44:50 02/10/2024
Sau khi được trả tự do, bà Phương Hằng liên tục có nhiều động thái thu hút sự chú ý. Trong đó có việc ủng hộ tiề.n tỷ cho vùng bão lũ và tuyên bố từ nay về sau sẽ không livestream.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?

Sao âu mỹ

17:19:26 02/10/2024
Những ngày này, vụ việc của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024. Nhiều người bàng hoàng tự hỏi tại sao những vụ việc kinh hoàng này đến bây giờ mới bị đưa ra ánh sáng.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.