Liệu Mỹ có phong tỏa được tàu chở dầu khí Nga?
Xin gửi bạn đọc một số thông tin và nhận định của các chuyên gia Nga về chủ đề Mỹ có phong tỏa được các tàu chở dầu mỏ-khí đốt Nga?
Nhân đọc bài “Hải quân Mỹ phong tỏa Nga, chiến tranh sẽ bùng nổ?” (DVO, 2/10/2018), xin gửi bạn đọc thêm một số thông tin và nhận định của các chuyên gia Nga cũng về chủ đề trên qua bài viết và phỏng vấn của phóng viên Andrey Polunhin.
Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 01/10/2018. Sẽ có một số ý trùng với bài viết trước, chúng tôi có bổ sung ảnh và bản đồ để dễ hình dung. Xin bạn đọc thông cảm.
Ảnh: Xergey Krasnoukhov/SS
I. Phần giói thiệu của Andrey Polunhin
Mới cách đây mấy hôm, Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Ryan Zinke tuyên bố là trong trường hợp cần thiết, Hải quân Mỹ có thể phong tỏa các tuyến vận chuyển dầu bằng đường biển của Nga. Theo R.Zinke thi đó là một biện pháp có thể được áp dụng để làm suy giảm vị thế của Nga trên thị trường năng lượng thế giới.
Trên một diễn đàn tại thành phố Pittsburgh (tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ-ND, ông này tuyên bố: “Hải quân Mỹ có đủ năng lực đảm bảo tự do hàng hải. Và nếu cần thiết- cũng đủ năng lực để phong tỏa khiến nhiên liệu (dầu mỏ- khí đốt) Nga không thể tiếp cận thị trường thế giới”.
Tờ Washington Examiner còn dẫn nhận định của Bộ trưởng Zinke như sau: “nền kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu. Và Mỹ đang tính toán khả năng áp dụng các biện pháp cần thiết tương tự nhau để tác động lên cả Iran và Nga nhằm đánh bật các quốc gia này ra khỏi thị trường năng lượng (thế giới). “Chúng tôi (Mỹ) có khả năng làm điều đó bởi vì Mỹ là nhà cung cấp dầu mỏ và khi đốt lớn nhất (thế giới)”.
Còn bây giờ- chúng ta hãy cùng thử phân tích xem các tuyến vận chuyển đường biển nào (của Nga) có thể bị người Mỹ phong tỏa. Nhưng trước hết, xin nhắc lại rằng Nga là nước đứng thứ hai trên thế giới- chỉ sau Ả Rập Xê Út về sản lượng xuất khẩu dầu mỏ.
Cụ thể, trong năm 2017 chúng ta (Nga) đã cung cấp cho các khách hàng nước ngoài 253 triệu tấn “vàng đen” trị giá 93 tỷ đôla.
Thêm nữa, tỷ trọng vận chuyển dầu bằng đường biển ra nước ngoài chiếm tỷ lệ áp đảo trong cơ cấu xuất khẩu.
Ở Biển Đen, dầu được bơm lên tàu tại cảng Novorossisk, còn trên Biển Baltich- qua các cảng Primorski và Ust- Luga, trên bờ biển Thái Bình Dương- qua cảng Kozmino. Từ tháng 1 đến tháng 8/2018, đã có 12,56 triệu tấn xuất khẩu qua cảng Novorossisk, 23,3 triệu tấn – qua cảng Primorski, 11,79 triệu tấn- qua cảng Ust- Luga và 20,22 triệu- qua cảng Kozmino.
Dầu mỏ Nga từ các cảng trên Biển Đen và Biển Batich chủ yếu được xuất khẩu cho các nước Châu Âu. Còn dầu mỏ từ cảng Kozmino (Thái Bình Dương)- xuất khẩu cho Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và thậm chí cả Mỹ.
Hiện nay, Nga đang thuê các tàu nước ngoài vận chuyển dầu mỏ xuất khẩu, nhưng trong tương lai gần, sẽ có những sự thay đổi đáng kể. Ngày 11/9/2018 mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự lễ khởi công đóng chiếc tàu chở dầu Nga đầu tiên thuộc dự án “Aframax” (tải trọng 95.000 -110,000 tấn, chở được từ 500.000 đến 700.000 thùng dầu).
Chiếc tàu mang tên “Sant- Peterburg” đầu tiên này sẽ là một trong số 10 tàu sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu “Zvezda” (thành phố Balshoi Kamen) . Đối tác công nghệ của dự án là Hyundai Heavy Industries Co. Ltd của Nam Triều Tiên. Đơn vị khai thác các tàu chở dầu thuộc dự án “Aframax” nói trên trên là “Rosnhefteflot” (đội tàu chở dầu của tập đoàn “Rosnheft”-ND).
Điều khác biệt của các tàu “Aframax” là chúng sử dụng động cơ khí đốt để phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường khắt khe trên khu vực Biển Baltich và Biển Bắc (sẽ được áp dụng từ năm 2020).
Về mặt lý thuyết, Hải quân Mỹ có thể phong tỏa chính các tuyến vận chuyển dầu bằng đường biển nói trên. Lấy ví dụ, như trong trường hợp (Mỹ) áp dụng các biện pháp cấm vận LB Nga theo kịch bản Iran.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nữa đối với Nga- đó là đóng một đội tàu chở dầu- tàu phá băng lớn nhất thế giới có thể vận chuyển khí hóa lỏng theo “Con đường Phương Bắc” từ đầu mối Yamala. Mới tháng 7 vừa qua, đã có thông tin chính thức là Nga đã đặt Nam Triều Tiên đóng 15 chiếc tàu kiểu này.
Những tàu chở dầu nói trên – chiều dài 300m, chiều rộng hơn 50 m- sẽ là những tàu vận chuyển khí đốt lớn nhất từ trước tới nay. Tất cả 15 tàu trên có thể vận chuyển tới 16,5 triệu tấn khi đốt hóa lỏng trong 1 năm,- đủ để đảm bảo một nửa nhu cầu sử dụng khi đốt hàng năm của Nam Triều Tiên.
Đội tàu này sẽ vận chuyển khí đốt hóa lỏng sang phía Tây cho các nước Châu Âu vào mùa đông- còn vào mùa hè – sang phía Đông để cung cấp khí đốt cho Châu Á. Các tàu này có thể đi qua các vùng biển có lớp băng dày tới 2 m.
Nhân sự kiện này, Tổng thống V,Putin tuyên bố: “Đây có lẽ là bước tiến quan trọng nhất trong công cuộc phát triển Vùng Bắc Cực của Nga”. Và: “Từ thời điểm này, chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng nước Nga sẽ được mở rộng trên Vùng Bắc Cực trong thập kỷ này và thập kỷ tới”.
Nhưng, theo những gì Bộ trưởng Mỹ Ryan Zinker tuyên bố như trên thì các kế hoạch của Kremlin không phù hợp lắm với Chiến lược đối ngoại của Mỹ. Liệu Nga có thể bị phong tỏa đường biển không và nếu có thì Nga sẽ đáp trả các hành động đó của Mỹ bằng cách nào?
II. Phần phỏng vấn
Viện sỹ Viện Hàn lâm các vấn đề Địa chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng Nga, Thượng tướng Leonhid Ivanshov.
Thượng tướng Leonhid Ivanshov.
Đối với nước Mỹ, một nhân tố có tầm quan trọng sống còn trong việc “phục hưng” ngành kinh tế công nghiệp của mình,- đó là ổn định việc xuất khẩu khí đá phiến ra thị trường thế giới, mà trước hết là Châu Âu.
Tôi cho rằng toàn bộ chính sách của Nhà Trắng trong 10 năm trở lại đây đều chỉ hướng tới một mục tiêu là đánh bật khí đốt Nga ra khỏi thị trường Châu Âu và đồng thời phong tỏa nguồn cung (khi đốt cho Châu Âu) từ Trung Đông.
Người Mỹ đã làm được rất nhiều việc trên hướng này. Ví dụ, đã dùng tập đoàn Ý Emi chặn được nguồn cung khí đốt từ Lybia. Tôi xin nhắc lại một chi tiết là đến trước thời điểm bùng nổ cuộc nội chiến lật đổ Đại tá Gaddafi vào năm 2011, dầu mỏ Lybia chiếm 1/10 lượng tiêu thụ dầu của Ý và khi đốt từ Lybia chiếm tới 1/6 tổng lượng khí đốt tiêu thụ tại nước này.
Cũng xin nhấn mạnh, người Mỹ luôn phát động các cuộc xung đột khi có các tình huống xuất hiện các đối thủ cạnh tranh với khí đốt đá phiến và dầu mỏ Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà trong năm 2010 Mỹ đã bảo trợ cuộc tập trận tổng hợp quy mô cực lớn trên hướng Tây Bắc biên giới Nga.
Còn sau đó chính người Mỹ đã châm ngòi cho cuộc xung đột Ucraine, kích động các hoạt động phá hoại mới tại Trung Đông.
Tôi cho rằng tất cả những biện pháp trên của Mỹ đều nằm trong một chính sách năng lượng nhất quán mà Mỹ đã thông qua và đang tích cực triển khai thực hiện .
“ SP” (Svobodnaia Pressa): Mỹ có thể làm gì trong trường hợp muốn phong tỏa các tuyến vận chuyển (cung cấp) nhiên liệu bằng đường biển của chúng ta?
Chúng ta lấy Biển Baltich làm ví dụ. Các lực lượng vũ trang Mỹ cùng quân đội các nước Baltich tiến hành các cuộc tập trận định kỳ của NATO, trong đó có các cuộc tập trận Saber Strike và tập trận hải quân Baltops.
Kịch bản tập trận Saber Strike là luyện tập các phương án tái bố trí các cụm quân và chuyển quân Mỹ và các nước NATO khác, trong đó có Quân đội Đức, đến các nước Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva (các nước Baltich-ND). Còn các cuộc tập trận Baltops-Baltic Operations- thì mục đích của chúng là phô trường sức mạnh của thành tố hải quân trong Liên minh quân sự (NATO) trên khu vực Biển Baltich.
Còn bây giờ chúng ta hãy nhìn sang hướng Vùng Bắc Cực và Con đường biển Phương Bắc. Tháng 3/2018, các nước Mỹ- Anh- Canada-Na Uy đã tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn mang tên Ice Exercise 2018 tại Vùng Bắc Cực.
Tham gia tập trận có tàu ngầm đa năng USS Hartford lớp Los Angeles, tàu ngầm tấn công USS Connecticut lớp Seawolf , tàu ngầm hạt nhân Anh HMS Trenchant. Tất cả những tàu này đều được trang bị ngư lôi và tên lửa có cánh Tomahawk có thể mang đầu tác chiến hạt nhân.
Như Tư lệnh Các lực lượng NATO tại Châu Âu Curtis Scaparrotti đã từng tuyên bố thì các nước NATO đã chậm chân so với Nga tại khu vực Vùng Cực. Và nếu như (NATO) không nhanh chóng lấy lại những gì đã mất thì chỉ sau 2 năm nữa Nga có thể kiểm soát hoàn toàn Con đường biển Phương Bắc. Dĩ nhiên, một kịch bản như vậy không thể làm Mỹ hài lòng
Con đường biển Phương Bắc
Nói ngắn gọn, rõ ràng là tình hình đang rất căng thẳng. Nhưng còn một thực tế nữa cũng rõ ràng không kém, đó là: Châu Âu tuyệt đối không muốn chiến tranh, nhất lại là chiến tranh với Nga. Và (Châu Ậu) cũng không muốn tiếp nhận khí đá phiến đắt đỏ của Mỹ.
Và ở đây cần phải hiểu rằng: Nga dứt khoát sẽ tìm ra cái gì đó để đáp trả những mưu đồ của Mỹ phong tỏa các tuyến vận chuyển dầu mỏ- khí đốt. Trên Biển Baltich,chúng ta (Nga) không gặp khó khăn gì lớn nếu muốn đánh chìm các tàu chiến Mỹ. Còn về Biển Đen, tình thế tại đó đối với Mỹ còn rắc rối hơn.
Như đã biết, Công ước quốc tế Montreux ký năm 1936 đã quy định rõ các nguyên tắc đi qua các eo biển Bosphorus và Dardanelli của Thổ Nhĩ Kỳ (để ra vào Biển Đen-ND).
Theo Công ước này thì chỉ có những tàu quân sự không lớn của những cường quốc không nằm ven bờ Biển Đen mới được đi qua các eo biển này- cụ thể, tàu sân bay Mỹ (tàu lớn-ND) dứt khoát không được vào Biển Đen. Đấy là tôi còn chưa nói tới chuyện chúng ta (Nga) có một cụm các tổ hợp tên lửa chống hạm và không quân tấn công rất mạnh tại Biển Đen.
Nói tóm lại, Mỹ cần phải cân nhắc rất, rất kỹ, trước khi quyết định tiến hành các hành động hiếu chiến chống các tàu chở dầu và khí đốt hóa lỏng của Nga. Cuộc tập trận chiến lược lớn nhất trong lịch sử LB Nga “Vostok-2018″ mới diễn ra cách đây không lâu với sự tham gia của gần 300.000 quân- đó chính là một thông điệp cảnh báo có địa chỉ là cái đầu nóng tại Washington.
Ngoài ra, các cuộc tập trận (hải quân) chung Nga- Trung- trên các biển- cũng có thể coi là một tín hiệu gửi tới Mỹ để họ hiểu rằng trong trường hợp xảy ra kịch bản bất lợi thì Nga, Trung Quốc và Mông Cổ có thể phòng thủ cùng nhau. Điều đó có nghĩa là những mưu toan của Washington phong tỏa các tuyến đường biển cung cấp dầu và khí đốt của Nga có thể còn dẫn đến những biện pháp đáp trả của Bắc Kinh đối với Mỹ.
“ SP”: Nói cách khác, nếu cần thiết, chúng ta có thể đảm bảo an toàn cho các tàu chờ dầu Nga- và chấm hết?
Chúng ta bắt đầu triển khai đóng các tàu chở dầu của chính mình và việc đó nói lên rất nhiều điều. Matxcova đang chuẩn bị cho kịch bản là Mỹ gây sức ép lên các đối tác của họ và những đối tác đó sẽ phải ngừng cung cấp các tàu chở dầu thuê cho Nga.
Chúng ta đóng cả những tàu chở dầu có thể hoạt động trên Vùng Bắc Cực, cả những tàu hoạt động trên các vùng biển ấm (không đóng băng-ND). Chính một đội tàu như vậy là biện pháp bảo hiểm dài hạn chống ý đồ phong tỏa các tuyến vận tải dầu qua biển.
Những tàu chở dầu của chính Nga này không cần các đội tàu hộ tống. Chúng ta có không quân, có các tổ hợp tên lửa chính xác cao để yểm trợ chúng.
Theo baodatviet
Matxcơva cảnh báo nguy cơ chiến tranh nếu Washington áp đặt lệnh phong toả hàng hải
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga khẳng định nỗ lực sử dụng hải quân phong tỏa đường biển nhằm ngăn cản Nga vận chuyển năng lượng vào Trung Đông của Washington sẽ dẫn tới một tuyên bố chiến tranh.
"Việc phong tỏa tương đương với một tuyên bố chiến tranh theo luật pháp quốc tế", Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga Aleksey Pushkov nhấn mạnh.
Tuyên bố này được ông Pushkov đưa ra không lâu sau khi Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke cho biết Washington đang xem xét phong tỏa đường biển nhằm ngăn cản Nga vận chuyển năng lượng vào Trung Đông, gây áp lực kinh tế lên nước này.
Mỹ không loại trừ khả năng phong tỏa các tuyến đường hàng hải của Nga vào khu vực Trung Đông. (Ảnh: Sputnik)
"Dựa vào lực lượng hải quân hùng hậu, Mỹ hoàn toàn có thể chắc chắn rằng, các tuyến đường biển vẫn sẽ tiếp tục mở cửa, tuy nhiên trong trường hợp bắt buộc, chúng tôi sẽ triển khai các hoạt động phong tỏa để ngăn chặn Nga gia tăng ảnh hưởng chính sách năng lượng của nước này vào khu vực Trung Đông", ông Zinke cho hay.
Ông Zinke lưu ý rằng, nền kinh tế Nga hoàn toàn phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng, đồng thời bày tỏ tin tưởng, lý do Nga tăng cường hiện diện ở Trung Đông có liên quan mật thiết tới các dự án năng lượng.
"Tôi nghĩ lý do cho sự hiện diện của Nga ở Trung Đông là họ muốn trở thành một người chơi có ảnh hưởng lớn trong thị trường năng lượng của khu vực này, như họ đang làm ở Đông Âu", Bộ trưởng Mỹ nhận định.
Tuy nhiên, ông Pushkov khẳng định, việc Washington cáo buộc Nga mở rộng thương mại là nguyên nhân dẫn tới sự hiện diện của Matxcơva tại Damascus là vô nghĩa.
"Ý tưởng cho rằng Nga cung cấp năng lượng cho Trung Đông hoàn toàn xa rời thực tế. Nga không cung cấp năng lượng cho khu vực này và cũng chưa bao giờ công bố kế hoạch nào như vậy", ông Pushkov nhấn mạnh.
Trả lời phỏng vấn RT ngày 30/9 thượng nghị sỹ Sergey Tsekov nói về phát biểu của ông Zinke:
"Tôi nghĩ rằng đây là một tuyên bố ngông cuồng và thiếu tầm nhìn. Cần phải hiểu rằng đây không chỉ đơn thuần là áp đặt lệnh trừng phạt. Việc phong tỏa chỉ có thể được thực hiện bằng các biện pháp vũ lực. Nói cách khác, ông Zinke thực sự tuyên bố rằng Mỹ có thể tiến hành hoạt động quân sự chống lại Nga", thượng nghị sỹ nhấn mạnh.
"Mỹ sẽ đánh mất vị thế của mình ở Trung Đông. Số lượng các quốc gia quay lưng lại với họ đang ngày càng gia tăng. Và nếu họ hợp tác với Mỹ, đó chỉ là vì Mỹ đang gây áp lực lớn lên họ. Trong khi việc hợp tác với chúng tôi (Nga) trên tinh thần quan hệ đối tác thân thiện. Chúng tôi tin rằng, những động thái như vậy của Mỹ sẽ càng củng cố vị trí của chúng tôi ở Trung Đông. Tuy nhiên, điều này không liên quan gì tới việc cung cấp năng lượng - đây tuyệt đối là cáo buộc nhảm nhí!", thượng nghị sỹ Tsekov nói.
Các quan chức Nga cảnh báo lệnh phong toả hàng hải của Mỹ tương đương với tuyên bố chiến tranh. (Ảnh minh hoạ: Wikipedia)
Trong khi đó, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Nga Franz Klintsevich khẳng định bất cứ nỗ lực gây áp lực nào lên nga sẽ không dẫn tới một kết quả tốt đẹp, đồng thời cảnh báo Washington nên hiểu rõ điều đó.
"Một điều đáng lo ngại là đối tác của chúng phải đối mặt với các mối đe dọa, biện pháp trừng phạt và hành động không thân thiện thay vì thảo luận các vấn đề quốc tế cấp bách", Hạ nghị sỹ Nga Anton Morozov cho hay và kêu gọi Matxcơva cần có động thái đáp trả những hành động sẽ dẫn tới căng thẳng như vậy. Một số nghị sỹ Nga khác cho rằng tuyên bố của ông Zinke "đáng lo ngại".
Theo RT, Mỹ thường xuyên tỏ ra không hài lòng với các dự án thương mại quốc tế của Nga. Chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách thay thế Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt của châu Âu bằng cách thúc đẩy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng.
Các quan chức Mỹ cũng nhiều lần kêu gọi Đức rút khỏi "Dòng chảy phương Bắc 2', dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Trong khi Matxcơva nhiều lần khẳng định đây là một dự án thuần kinh tế, Tổng thống Trump cho rằng nó sẽ khiến Đức bị phụ thuộc vào Nga.
(Nguồn: RT)
SONG HY, CẨM MY
Theo VTC
Bộ trưởng Mỹ gây sốc với ý tưởng phong tỏa biển của Nga Mỹ có khả năng phong tỏa đường biển đối với Nga nhằm ngăn chặn nguồn xuất khẩu dầu mỏ. Đây là tuyên bố gây sốc ngày 30/9 của Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke. Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Ryan Zinke. Ảnh: Tass Báo Washington Examiner dẫn phát biểu của ông Ryan Zinke tại một sự kiện của ngành công nghiệp ở...