Liều mình thuê đất để “đánh bạc” với… dưa hấu
Chỉ tính riêng ở đoạn phía đông sông Trà Khúc, có đến 2/3 trong hàng trăm hộ đang trồng dưa hấu dọc ven 2 bờ con sông này là dân từ các huyện khác.
Hiện tại, vụ trồng dưa hấu chính trong năm ở Quảng Ngãi đã được khoảng một tháng. Theo đó ngoài các cánh đồng lâu nay vẫn trồng dưa, thời gian gần đây nhiều người dân còn kéo nhau đến các địa phương có bãi bồi ven sông trong tỉnh để thuê đất trồng.
Một góc khu vực bãi bồi bờ bắc sông Trà Khúc mà người dân từ các nơi trong tỉnh đến thuê để trồng dưa.
Ông Bùi Minh An (38 tuổi, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn) – người đã gắn bó với cây dưa hơn 10 năm nay giải thích: “So với trồng trên đất lúa, gò… thì trồng dưa ở bãi bồi ven sông – nơi có lớp đất phù sa bồi đắp có nhiều lợi thế hơn. Dưa tốt và cho trái to, ngọt hơn. Bên cạnh đó, trồng dưa ở bãi bồi ven sông không phải lo lắng về nguồn nước tưới…”.
“Đây là năm thứ 5 vợ chồng tôi vào đây thuê đất trồng dưa. Vụ năm nay tôi thuê khoảng 10 sào (500m2/sào – PV), với giá 1 triệu đồng/sào/vụ. Do khu vực này đất tốt nên giá mới cao như vậy, chứ mấy khu vực khác đất xấu (ít phù sa – PV) thì giá thuê rẻ hơn, dao động từ 600.000-800.000 đồng/sào/vụ”, ông An tâm sự.
Một hàng dưa trồng hơn 1 tháng tuổi đã bắt đầu ra hoa.
Cũng theo ông An, trong vụ dưa này, chỉ riêng người dân ở huyện Bình Sơn vào thuê đất trồng dưa hấu tại bãi bồi ven sông Trà Khúc lên đến hàng trăm người. Người ít thì 5-7 sào, nhiều lên đến 20-30 sào/người.
Video đang HOT
Nhiều người tận dụng đất trồng bí, rau muống để cải thiện cho bữa ăn hàng ngày của mình.
Ông Trần Văn Ly (52 tuổi, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh), người có thâm niên gần 15 năm trồng dưa hấu cho biết: “Vụ dưa chính trong năm bắt đầu trồng từ khoảng tháng 12 âm lịch đến tháng 2 âm lịch năm sau thì bắt đầu thu hoạch. Chi phí đầu tư cho cây dưa cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác, dao động ở mức từ 6-8 triệu đồng/sào/vụ, đó là chưa nói đến công chăm sóc. Với năng suất dưa thu hoạch trên đất bãi bồi từ 2-3 tấn/sào, thì giá bán phải trên 2.500 đồng/kg mới đủ vốn”.
Chăm sóc dưa trồng của mình.
Ông Bùi Văn Thế (45 tuổi, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn thẳng thắn: “Nhiều thời điểm giá dưa lên đến 6.000-8.000 đồng/kg nên chuyện thu về từ vài chục đến tiền trăm triệu mỗi vụ là bình thường. Chính vì lợi nhuận mang về vô cùng hấp dẫn như vậy, cho nên dù vụ trước “trắng tay” nhưng cứ đến vụ mới nhiều người vẫn “liều mình” để “đánh bạc” với loại cây này”.
Hệ thống máy bơm và đường ống để cung cấp nước tưới cho dưa.
Chi phí đầu tư lớn, thị trường tiêu thụ chính là xuất bán sang Trung Quốc, giá cả vô cùng bấp bênh…. nên cây dưa không được đưa vào trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Vì vậy, chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp các cấp Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không được trồng nhiều, ồ ạt…
Theo Danviet
Dưa hấu 300 đồng/kg, dân đổ cho trâu, bò ăn
Một trái dưa hấu hiện chỉ được thương lái mua tại vườn với giá khoảng 300 - 1.700 đồng/kg và không ít hộ dân trồng dưa hấu tại Gia Lai phải rớt nước mắt đổ cho trâu, bò ăn. Đây là chuyện diễn ra nhiều năm nhưng cho đến giờ vẫn chưa có lời giải.
Nước mắt nông dân
Nhìn vườn dưa héo úa, nằm thối ngoài đồng, anh Lê Văn Thanh (trú tổ 3, P.Tây Sơn, TX.An Khê) thở dài: "Năm nay lỗ nặng". Thấy năm trước dưa hấu được mùa, giá cao, anh Thanh thuê 2ha đất tại xã An Trung (huyện Kông Chro) với giá 40 triệu đồng để trồng dưa. Khấp khởi vui mừng khi dưa chưa kịp lớn đã có thương lái đánh tiếng bao trọn khu ruộng. Thế nhưng, cuối vụ giá dưa hấu xuống thê thảm chỉ còn 1.700 đồng/kg, thay vì 5.000-7.000 đồng/kg như niên vụ 2015.
Anh Thanh cắn răng bỏ ra 80 triệu đồng thuê 2 chiếc xe tải lớn chở số dưa lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bán sang Trung Quốc. "Sau khi trả tiền công, tiền chi phí đầu tư, tiền vận chuyển, thuê đất còn lỗ vài chục triệu đồng" - anh Thanh chua chát. Vì dưa không đủ tiêu chuẩn xuất sang Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Việt (SN 1953, TX.An Khê) phải thuê xe chở đi Kon Tum bán với giá 1.000 đồng/kg. Trừ công chăm sóc của 4 thành viên trong gia đình, ông Việt lỗ hơn 400 triệu đồng.
Theo ông Trần Xuân Khải - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NNPTNT Gia Lai), dưa hấu chỉ là cây trồng phụ, không thuộc diện quy hoạch của Gia Lai. Ngoài người dân Gia Lai, nông dân các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi cũng lên tỉnh Gia Lai thuê đất, trồng dưa hấu theo kiểu tự phát, bất chấp khuyến cáo. Ông Khải cho biết, vì là tự phát nên rủi ro cao vì không có thị trường và giá cả ổn định. Đặc biệt, tâm lý chạy theo phong trào là năm trước "được giá", năm sau trồng càng nhiều, lúc mất giá thiệt hại càng lớn.
Lý giải thêm cho điều này, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho biết: Dưa hấu là giống cây gối vụ, ngắn ngày, bình quân chỉ khoảng 55-60 ngày cho 1 vụ thu hoạch, sản lượng khoảng 35 tấn/ha. Vì dưa hấu cho sản lượng khá lớn, nên nếu trồng với diện tích lớn không theo quy hoạch, số lượng dưa trên thị trường sẽ vượt quá khả năng tiêu thụ. "Theo quy chuẩn, dưa hấu chỉ để 1 quả/cây, nhưng nông dân ta thấy sai quả lại mừng, để tới 2-3 quả/cây nên chất lượng quả kém, mẫu mã xấu, khiến giá bán thấp, khó tiêu thụ" - ông Định chia sẻ.
Chất lượng kém, lại không được chú trọng nhãn mác, bao bì, bán theo kiểu "đổ đồng" cũng là một trong những lý do khiến dưa hấu của Việt Nam phải bán với giá thấp. Thương lái Trung Quốc chỉ chọn những quả đẹp để mua với giá thấp, rồi phân loại, chở sâu vào nội địa bán với giá cao hơn. Những quả dưa hấu bị trả về bị ế ẩm trên thị trường nội địa, khiến người trồng dưa lao đao. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại phụ thuộc vào Trung Quốc.
"Điều đáng lo ngại bây giờ là Trung Quốc cũng sang Lào và Campuchia thuê đất trồng dưa, cho trái to hơn, mẫu mã đẹp và hợp yêu cầu thị trường của họ hơn. Nếu người trồng dưa không "tỉnh" sẽ thua lỗ nặng, bởi trồng dưa hấu đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn, khoảng 60 - 70 triệu đồng/ha" - ông Định cho biết thêm.
Trong khi đó, nhiều diện tích đất trồng dưa ở khu vực Nam Trung Bộ là đất thuê, người thuê chỉ làm một vụ rồi trả lại chủ đất trồng cây màu khác nên phải tuân thủ thời vụ, luân canh cây trồng, không thể rải vụ được dẫn đến tình trạng trồng quá tập trung vào một thời vụ, diện tích trồng quá lớn, sản lượng cao, thu hoạch tập trung thời gian ngắn nên tiêu thụ sẽ khó khăn.
Tin đồn giết quả dưa
Ngoài việc bị chê khi nhập khẩu vào Trung Quốc, quả dưa Việt Nam còn lao đao bởi những tin đồn thất thiệt. Trước thông tin cho rằng, dưa hấu bị "chê" trên thị trường Việt, bởi có dư luận cho rằng hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thậm chí có ý kiến cho rằng "cho bò ăn, bò cũng bị đau bụng", ông Trần Xuân Định khẳng định: "Dưa hấu là cây chủ yếu được bón phân NPK, đạm, lân, kali, nên không có chuyện "độc" như dư luận đồn thổi".
Dưa hấu tại Gia Lai rớt giá xuống còn đồng/kg. Ảnh Đ.V
Rõ ràng là câu chuyện đã xoay quanh một hướng khác. Sự "đỏng đảnh" của thị trường Trung Quốc, cùng những đồn thổi ác ý đã khiến giá dưa trên ruộng rớt thê thảm, người nông dân gần như thua lỗ. Trong khi đó, trên thị trường dưa hấu vẫn được bán đến tay người tiêu dùng với giá cao chót vót 17.000 - 20.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ khâu trung gian đã "ăn" mất của người nông dân 15.000 đồng, một con số không hề nhỏ. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa có giải pháp để gắn kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm, thiếu thông tin thị trường... dẫn đến tình trạng "cung" vượt quá "cầu", gây bế tắc cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Đã từng có khoảng thời gian trên mạng xã hội người ta hô hào "giải cứu dưa hấu", tuy nhiên thân phận quả dưa sẽ mãi long đong nếu không có chính sách phù hợp cũng như người dân vẫn còn tin vào những tin đồn ác ý giết dưa hấu Việt Nam.
Theo Đình Văn - Khánh Vũ (Lao động)
"Vua dưa hấu thỏi vàng" sẽ... tung ra 600 cặp dưa thỏi vàng Ông Liêm - "cha đẻ" của trái dưa hấu thỏi vàng, hình vuông, xe hơi... - tính toán, nếu thời tiết thuận lợi sẽ có 600 cặp dưa thỏi vàng và 100 cặp dưa hấu vuông phục vụ nhu cầu trưng tết Bính Thân của người dân. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Thanh Liêm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)...