Liều mạng mưu sinh
Đã có 3 người bị lũ cuốn vì vớt củi, gỗ trong nước lũ nhưng nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đổ xô đi lấy “của trời cho” với hy vọng kiếm chút tiền hoặc gặp may thì trúng lớn.
Mấy ngày qua, ở Hà Tĩnh có mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn cuốn theo nhiều củi, gỗ. Bất chấp nguy hiểm, hàng trăm người dân các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn sống dọc theo sông Ngàn Phố, sông La, tỉnh Hà Tĩnh đua nhau ngụp lặn giữa dòng nước lũ đục ngầu, chảy xiết để vớt.
Người dân Hà Tĩnh chèo thuyền vớtcui, gô trên sông La vào sáng 17-10
Cũng vì nghèo
7 giờ ngày 17-10, đoạn sông La chạy qua Cầu Rong (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) có khoảng 50 người vớt củi, gỗ. Người có thuyền thì bơi ra giữa sông, người không có thuyền thì ngụp lặn giữa đám bèo rác gần bờ.
Nhìn những chiếc thuyền nan mỏng manh, nhỏ bé dập dềnh trên dòng nước lũ, chúng tôi có cảm giác chỉ cần 1 cơn sóng lớn hay gặp phải dòng nước xoáy là cả thuyền và người sẽ bị nhấn chìm.
Anh Hải, một người dùng thuyền vớt củi, gỗ ở dưới chân cầu Rong, cho biết: “Một năm chỉ có mấy đợt lũ nên phải tranh thủ làm. Sáng đến giờ mình đã vớt được khoảng 1 xe công nông củi rồi, nếu đem bán phải được 500.000 đồng. Biết nguy hiểm nhưng không tranh thủ làm thì không có tiền nên đành nhắm mắt làm liều”.
Tham gia vớt củi, gỗ ở đây chủ yếu là người dân xóm 1 và xóm 2, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân. Có người vớt củi để bán, còn lại là để đem về nấu ăn.
Bước lên bờ sau một hồi ngụp lặn dưới dòng nước chảy xiết, anh Sự phân trần: “Nông thôn dùng bếp gas không có tiền nên phải tranh thủ những ngày mưa lũ để đi vớt củi về đun, nấu. Dầm mình trong nước lũ rất nguy hiểm nhưng nghèo không có tiền nên mới phải vất vả như vậy”.
Ở khúc sông này, các năm trước đã nhiều người dân trong lúc đi vớt củi đã trúng gỗ lớn và các tài sản có giá trị. “Mùa lũ năm nào cũng có người vớt được gỗ. Nhiều người may mắn vớt được cả khối, bán được mấy chục triệu đồng. Của trời mà, ai may thì trúng…” – anh Sự lý giải.
Đánh cược mạng sống để vớt củi trên dòng nước lũ sông La
Video đang HOT
Từ khu vực cầu Rong, chúng tôi theo đê sông La đi ngược lên huyện Đức Thọ và Hương Sơn. Dọc đường, chúng tôi gặp rất nhiều người dân dùng thuyền thúng, thuyền nan đi vớt củi, gỗ trên sông La, sông Ngàn Phố.
Chị Ngân đangcheo thuyền vớt củi ở dưới chân cầu Sơn Trà, đoạn thuộc địa phận xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, cho biết: “Trời mưa, nước lũ đổ về thì mới có củi, gỗ trôi xuống. Nếu không chấp nhận nguy hiểm bơi thuyền ra giữa dòng thì làm sao vớt được?”.
Không thể ngăn cấm
Sáng 16-10, nước lũ trên sông Ngàn Phố đoạn chảy qua huyện Hương Sơn dâng cao, nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn kéo theo củi, gỗ và cũng kéo theo hàng chục người bơi thuyền ra vớt. Hậu quả là có 3 người bị nước lũ cuốn trôi. Đến trưa 17-10, cha con ông Phạm Phúc (46 tuổi) đã được người dân tìm thấy và cứu sống.
Biết là rất nguy hiểm song vì cuộc sống, nhiều người dân vẫn lao xuống dòng nước lũ để vớt củi trên sông La
Không được may mắn như cha con ông Phúc, ông Hồ Hữu Lành (51 tuổi) hiện vẫn mất tích. Bà Thủy, vợ ông Lành, xót xa: “ Nhà nghèo nên ông ấy mới cùng mấy người trong làng đi vớt gỗ. Đang chèo thuyền thì bị nước cuốn, mấy người bơi được vào bờ thoát chết còn ông ấy bị nước cuốn trôi, giờ không biết ở đâu”.
Biết hiểm nguy nhưng nhiều người vẫn không sợ. Ngày 17-10, rất nhiều người vẫn lùng sục giữa dòng nước đục ngầu trên sông La, sông Ngàn Phố.
Anh Hùng – ngụ xã Đức Yên, huyện Đức Thọ – cho hay: “Lũ lớn, gỗ từ thượng nguồn bị nước cuốn về. Phía trên huyện Hương Sơn, người dân vớt được rất nhiều. Nghe tin, từ sáng, mình cùng mấy anh em lấy thuyền chèo ra sông La vớt gỗ. Hiện mình mới vớt được một số thanh gỗ nhỏ, chưa trúng tấm nào to cả”.
Theo ông Nguyễn Xuân Tuyên – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân – địa phương thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở người dân không nên đi vớt củi, gỗ trong lũ nhưng nhiều người vẫn bất chấp. “Người dân kéo ra đông, lại vào thời điểm mưa gió nên chúng tôi không thể ngăn cấm được” – ông Tuyên phân trần.
Ba cha con bị đất, đá vùi lấp
Ngày 17-10, ông Hồ Vũ – Chủ tịch UBND xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam – cho biết trên địa bàn xã vừa có 3 cha con chết và bị thương do đất đá sạt lở vùi lấp khi đang đi phát rẫy thuê. Theo ông Vũ, tai nạn xảy ra vào luc 18 giờ ngày 16-10. Ba cha con ông Nguyễn Đình Xuân (SN 1964), Nguyễn Văn Thu (SN 1989) và Nguyễn Văn Sang (SN 1991) trong lúc đang ngồi nấu cơm trong chòi trên núi thì bất ngờ lũ ống đổ xuống gây sạt lở đất, đá vùi lấp cả 3. Tai nạn khiến ông Xuân và anh Thu chết tại chỗ, anh Sang bị thương nặng, được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Th. Phương
Theo Người lao động
Lũ nhấn chìm nhà dân, 8 người chết và mất tích
Mưa lớn, kết hợp với thủy điện xả lũ đã nhấn chìm hàng ngàn căn nhà của người dân ở 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong biển nước; ít nhất 8 người đã chết và mất tích do nước lũ.
Nhiều nơi ở Hà Tĩnh nước lũ nhấn chìm nhà dân trong biển nước
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 11 và gió mùa đông bắc kết hợp với thuỷ điện xã lũ những ngày qua đã khiến hàng ngàn căn nhà ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị nhấn chìm trong biển nước.
Tính đến thời điểm 13 giờ ngày 17/10 tại Nghệ An và Hà Tỉnh đã có 8 người chết và mất tích, 3 người bị thương do mưa lũ.
Tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), tính đến 13 giờ ngày 17/10, đã có 2 người chết, 4 người mất tích, 3 người bị thương do lũ quét gây ra.
Hiện 4 mất tích được xác định là ông Hồ Hữu Lành, bà Nguyện Thị Thiện (trú xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn) và 2 cha con (xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn) đi vớt gỗ.
Trên địa bàn huyện Hương Sơn có 29 xã bị ngập và chia cắt, gần 13.000 hộ dân bị ngập chìm trong nước từ 0,5 - 2m.
Tại huyện Hương Khê, sáng ngày 17/10, lũ đã cuốn trôi em Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2 tuổi, ở xã Hương Thủy). Hiện nước lũ vẫn đang dâng lên và nhấn chìm khoảng gần 3.000 ngàn nhà dân ở huyện nay.
Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, cho biết hiện có 7 xã bị chia chắt, hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu trong nước từ 1 - 2 m.
Tại Nghệ An, lũ đã cuốn mất tích em Nguyễn Thị Thúy (16 tuổi, học sinh lớp 10, trú tai xã Nam Kim, huyện Nam Đàn) khi em đang trên đương đi hoc vê vào khoảng 11 giờ ngày 16/10. Sau một ngày tìm kiếm, hiện thi thể của em học sinh xấu số này vẫn chưa được tìm thấy.
Ngoài ra do mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về khiến hàng ngàn nhà dân ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên đã bị ngập sâu trong nước lũ từ 0,5 - 2m.
Sau đây là những hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại sáng nay 17 tại các vùng ngập lũ ở các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh:
Nhà dân ở huyện Nghi Xuân bị ngập lên đến nóc
Nhà người dân Nghi Xuân ngập đến nóc nhưng trên trời vẫn vần vũ mây đen, đe doạ tiếp tục mưa lớn
Một ngôi trường ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) bị ngập sâu
Thuyền là phương tiện duy nhất có thể đi lại lúc này ở nhiều vùng bị nước lũ cô lập ở Hà Tĩnh
Thế nhưng, nhiều người dân vẫn mạo hiểm xuống sông La nước lũ đang cuộn chảy để vớt củi, gỗ
Theo Đức Ngọc
Xót lòng bé 11 tháng tuổi thoi thóp vì chứng bệnh down và tim bẩm sinh phức tạp Cháu bé 11 tháng tuổi, từ lúc sinh ra đã bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp lại mắc hội chứng down nên người ốm yếu, chỉ nằm một chỗ không biết gì. Nhìn đứa con vật vã, nước mắt người mẹ lại rơi vì bất lực, chỉ biết nhìn con nằm chờ chết. Ôm đứa con thơ đang thoi thóp thở từng...