Liều mạng lấy chồng
Tôi không biết có phải vì lỡ gật đầu trước khi cưới nên cô ấy đành “ngậm đắng nuốt cay”, hay cô ấy cũng thật lòng muốn giúp.
Ai cũng bảo tôi đẹp trai. Tôi cũng nhiều bồ bịch nhưng chẳng hiểu sao cứ đến giờ G thì chẳng cô nào chịu cưới. Ngày tôi lấy vợ, ai cũng thầm thì với tôi: “Con nhỏ đó (chỉ vợ tôi) uống thuốc liều. Nó đồng ý làm vợ mày quả là… liều mạng”.
Nguyên do, mẹ tôi đã mất, nhà thì đông anh em. Hai anh tôi đã có gia đình nhưng vất vả với nghề nông, cuộc sống khó khăn nên tôi không nỡ ngoảnh mặt. Hai em tôi lại còn đi học. Tôi vẫn nhớ, hôm tôi ngỏ lời cầu hôn, đã kèm theo một điều kiện mà tôi biết là có phần khắc nghiệt với mọi cô gái – là tôi còn phải lo cho các anh em mình; nhưng cô ấy vẫn chấp nhận không chút đắn đo. Lúc ấy, tôi đã vui như một đứa trẻ. Rồi chúng tôi đưa nhau rời quê vào thành phố lập nghiệp.
Dù đã có sự chấp nhận của vợ, nhưng mỗi khi mở lời chuyện nhà mình, tôi vẫn ngại ngần. Ví dụ: “Năm nay thằng Bắc vào đại học, bọn mình phải nuôi nó bốn năm”, “Ba bệnh, phải đưa ba vào thành phố chữa trị”, “Thằng Nam lại theo thằng Bắc, vào thành phố học đại học, bọn mình ráng làm trọn bổn phận nghen em”… Tôi không biết có phải vì lỡ gật đầu trước khi cưới nên cô ấy đành “ngậm đắng nuốt cay”, hay cô ấy cũng thật lòng muốn giúp; chỉ thấy cô ấy ngày càng trở thành một thành viên quan trọng của gia đình tôi, mọi việc cô ấy làm đều gắn với quyền lợi của các thành viên khác trong nhà.
Tôi là thợ cơ khí, thu nhập khá ổn. Vợ tôi chỉ buôn bán lặt vặt, nhưng nhờ lanh lợi nên thu nhập cũng không đến nỗi tệ. Khi thằng Bắc học năm thứ ba, thì thằng Nam vào năm nhất, cũng là lúc chúng tôi có con đầu lòng. Với thu nhập của vợ chồng tôi, trong cảnh đang ở nhà thuê, vừa nuôi con nhỏ, vừa nuôi hai em học đại học, thỉnh thoảng còn phải gửi tiền về quê biếu cha già, giúp hai anh lo các cháu, nên cứ chưa hết tháng là đã “âm” tiền.
Video đang HOT
Thật ra, vợ tôi cũng chẳng phải ông tiên bà bụt mà không biết than thở, nhưng cô rất nhẹ nhàng, ví như “ái dà, sao mà mau hết tháng quá”, đồng thời vẫn động viên hai em tôi: “Ráng học. Học giỏi thì khó khăn mấy chị cũng lo được”… Thương vợ, bao nhiêu lương tôi đều đưa hết, nhưng tiền vô nhà khó cứ có mà như không, vợ tôi phải chi li nát óc, tính toán đủ đường để đáp ứng mọi chuyện.
Thằng Bắc tốt nghiệp, chưa kịp “thở” thì chúng tôi có đứa con thứ hai. Cứ tưởng thằng Bắc sẽ tìm được việc làm, có thể giúp được thằng Nam cho vợ chồng tôi nhẹ gánh, không ngờ thằng Bắc cứ lông bông cả năm. Rồi khi nó chuẩn bị đi làm, vợ tôi phải may quần áo mới, lo giày dép, trả góp chiếc xe để trang bị cho nó cái chân đi. Lương khởi điểm của Bắc lại chỉ đủ cho nó tiện tặn hết tháng.
Khi tôi nhắc em “để ý” thằng Nam giúp anh chị, vợ lại bảo “mong nó tự lo thân được là quý lắm rồi”. Đến khi thằng Nam tốt nghiệp, chuyện cũ lặp lại, chúng tôi lại phát sinh thêm nợ trả góp. Cả hai thằng giờ đã có việc làm, có lương mà chẳng chịu thuê chỗ ở riêng, cứ bám anh chị, vì dù có đi chơi khuya thế nào thì về nhà là đã có chị dâu để phần cơm, mà chị nấu ăn rất khéo, toàn món quê.
Vợ tôi hay bảo trời thương nên hai thằng em tôi đều có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao ngất ngương; cưới vợ vài năm là đã mua nhà nội thành, rồi dần dà có xe hơi, chứ không như chúng tôi vẫn căn nhà cấp bốn ở ngoại thành. Thế nhưng không phải tụi nó ra riêng là chúng tôi đã hết trách nhiệm. Cả hai cặp chúng nó cứ thường xuyên cãi vã, đòi bỏ nhau, đòi bán nhà, chia xe, chia con… mà không có chị dâu (là vợ tôi) nhảy vào là nguy cơ tan rã rất lớn.
Cả hai tuy nhà cửa to lớn, tài chính thoải mái nhưng lại thiếu sự cảm thông, chia sẻ, nhường nhịn nên cứ phát sinh bất đồng. Vợ tôi, dù chỉ là một phụ nữ bán buôn, kiến thức hạn hẹp nhưng đạo làm dâu, phận làm vợ, làm mẹ, cô ấy rất khéo. Chúng tôi tuy cuộc sống không sung túc, nhưng lúc nào cũng ấm êm. Bản thân tôi hạnh phúc nhất là đã chăm sóc được cha già chu đáo, trang bị cho các em vững bước vào đời.
Theo Lê Phi/Baophunu
Hãy trở về nhà khi ngoài đường đời kia bạn đã đủ tuyệt vọng...
Về nhà, gặp lại cha mẹ, niềm hạnh phúc nào bằng sống bên cạnh những người không bao giờ hết yêu thương mình, "mẹ ơi con mệt" mẹ sẽ nói "ừ mệt rồi thì cứ về với mẹ"!
Hãy trở về nhà khi ngoài đường đời kia bạn đã đủ tuyệt vọng...
Dù là đang tuyệt vọng vì bất cứ lý do gì, trở về với gia đình là điều bạn nên làm, ở nơi đó có gia đình của chính mình, nơi mà mọi người luôn chào đón bạn, dù bạn có là ai đi nữa, dù bạn có hư hao bao nhiêu, khi trở về bạn vẫn là báu vật của gia đình. Nơi không ai làm bạn tổn thương, không ai bắt bạn phải gồng gánh trương một bộ mặt sắt đá trước mọi chuyện...
Khi trở về nhà, từng kí ức xưa cũ bất chợt ùa về, có thể là khoảnh khắc hạnh phúc cùng cha mẹ, có thể là khoảnh khắc chia sẻ niềm vui cùng anh chị em, hoặc cũng có thể là những trò nghịch ngợm của những đứa bạn cùng xóm,... từng kỉ niệm trẻ thơ sống lại, bạn hoài vọng nhớ về những ngày tháng không lo toan, không mệt mỏi, chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc... chắc chắn bất giác bạn sẽ mỉm cười mà quên ngay những bộn bề ngoài kia.
Về nhà, gặp lại cha mẹ, niềm hạnh phúc nào bằng sống bên cạnh những người không bao giờ hết yêu thương mình, "mẹ ơi con mệt" mẹ sẽ nói "ừ mệt rồi thì cứ về với mẹ"... Bạn, dù có mệt thế nào chỉ cần như thế thôi! vitamin hữu hiệu nhất chính là đây, không cần phải nói nhiều, không cần phải kể lễ, chỉ cần nhìn mẹ hiểu hết. Mẹ chỉ an ủi thôi, nhẹ nhàng kể về cuộc sống cha và mẹ đã từng vượt qua sóng gió cuộc đời như thế nào. "Con ạ, vững tin lên, dù con đang gặp chuyện gì, hãy vững tin, chẳng có gì gọi là thực sự bế tắc ở cuộc đời này, hãy nghỉ ngơi, rồi mọi chuyện sẽ có một cánh cửa mới".
Nghỉ ngơi đi, đóng cửa lòng một vài ngày thì đã sao, an yên với gia đình, tha hồ ngủ không ai quấy rầy, tha hồ thưởng thức những món ăn ngon của mẹ, tha hồ nghe cha kể chuyện ngày xưa cha đã sống và làm việc như thế nào, ngày xưa cha và mẹ đã hạnh phúc thế nào, tha hồ ăn ngủ, tha hồ bừa bãi, sống đúng với con người của mình,... và cả tha hồ quan tâm đến cha mẹ nữa, ngoài kia không ai quan tâm bạn, về đây đã có gia đình, ngoài kia bạn yêu người, quan tâm người nhưng người không cần, không sao ta sẽ dồn hết quan tâm đó cho cha mẹ, những người lúc nào cũng mong nhớ sự quan tâm của ta. Ngoài kia, xã hội luôn so bì với ta, vắt kiệt sức lực của ta,... nơi này ta có thể tha hồ lười biếng, ta có thể làm trẻ con mãi không cần lớn, có thể ngu ngơ không biết gì cũng chả ai trách cứ... Nhà là nơi bao dung nhất thế gian này có phải không?
Uh, tôi hiểu không phải ai cũng có gia đình, có cha mẹ để về... bạn ơi đừng tuyệt vọng, chả phải trong cuộc đời bạn gặp toàn những người không tốt, chắc chắn trong tâm của chúng ta lúc nào cũng có một người chúng ta yêu thương nhất, người đã dạy cho ta rất nhiều điều, người đã từng giúp ta trong lúc khó khăn,...có thể là một người lớn mà chúng ta kính trọng đã từng cưu mang, từng giúp đỡ ta, có thể là một người bạn thân với chúng ta nhất, cũng có thể là những người chúng ta từng giúp đỡ, và coi đó là gia đình,... Dù là ai đi nữa, bạn đã xem là gia đình thì chỉ nghĩ về thôi, cũng đủ thấy nhẹ lòng. Bạn sẽ không thấy mình bơ vơ giữa cuộc đời này, tạm quên những khắc nghiệt cuộc sống, những áp lực của công việc, những đau khổ vì cuộc tình đã qua vắt kiệt sức lực của chúng ta... một vài ngày thôi, nạp đủ vitamin rồi... lại trở về với cơm áo gạo tiền, trở về với guồng quay khắc nghiệt của cuộc sống, trở về đối mặt với mối tình đau thương tuyệt vọng... chả phải mọi thứ sẽ biến mất, nhưng ta sẽ nhìn cuộc sống nhẹ nhàng hơn, đáng sống hơn vì không phải tất cả đều là mệt mỏi...
Sau giông bão cuộc đời, gia đình là nơi an toàn nhất để xoa dịu vết thương của bạn.
Theo St/Phununews
Hãy đặt mình vào vị trí của chồng để có sự thấu hiểu và cảm thông Gửi chị Hương Ly, tác giả bài viết "Tôi phải làm sao để không phải sống cùng bố mẹ chồng khó tính". Hãy cho gia đình chồng một cơ hội, nếu chồng chị không thay đổi, khi đó chị hãy quyết định nhé (Ảnh minh họa). Chào chị Hương Ly! Sau khi đọc bài tâm sự của chị tôi thật sự thất vọng....