Liều mạng kiếm tiền tiêu Tết
Năm hết Tết đến, nhiều người ngoại tỉnh đã đổ về Hà Nội kiếm tiền. Vì một cái Tết đủ đầy, không ít người trong số họ đã phải chọn những nghề nguy hiểm.
Mạo hiểm kiếm tiền Tết
Những ngày này, người qua đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) không khỏi giật mình khi nhìn lên tòa nhà Grand Plaza. Trên ấy, vài thanh niên đang đung đưa bằng những chiếc dây thừng để lau kính. Mới nhìn qua đã thấy sự nguy hiểm trong công việc của họ: Lơ lửng giữa tầng cao, họ ngồi trên tấm ván được gắn vào hai chiếc dây thừng to miệt mài với công việc của mình trong thời tiết giá rét của mùa đông Hà Nội.
Trên nhiều toà nhà ở đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), một số thợ sơn cũng vắt vẻo trên những chiếc dây thừng. Bên người họ là một chiếc xô đựng sơn như chực rơi xuống.
Phải chờ rất muộn, tôi mới gặp được Nguyễn Văn Thắng – thợ sơn. Thắng cho biết, đã 6 năm rồi, cứ trước Tết độ hai tháng là Thắng lại từ Hải Hậu, Nam Định lên Hà Nội để sơn tường cho các nhà cao tầng cùng anh họ. Sở dĩ Thắng phải “bám” lấy Hà Nội trong những ngày cuối năm giá rét như thế này vì nghề thợ xây của Thắng ở quê thu nhập không đáng kể.
“Cái nghề này mặc dù nguy hiểm nhưng tiền công họ trả cao lắm, hơn 200 nghìn đồng/ngày. Làm đến đâu, người ta trả tiền đến đấy, làm tốt có thưởng thêm. Những năm tới, nếu không có gì thay đổi mình vẫn lên Hà Nội kiếm tiền tiêu Tết với nghề này” – Thắng bộc bạch.
Ngoài tiền sinh hoạt, chi tiêu, mỗi tháng Thắng gửi về cho vợ con tầm 2 – 3 triệu đồng, cao hơn nhiều so với tiền công làm thợ xây ở quê.
Video đang HOT
Sơn nhà cao tầng trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội)
Đùa với tử thần
Trần Văn Xuân, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết, anh lên Hà Nội đã ngót chục năm. Trước đây, Xuân làm đủ thứ nghề, từ thợ xây đến đạp xích lô, xe ôm. Vì nhiều lý do, không nghề nào anh trụ được hơn 1 năm. Nhưng kể từ khi làm nghề lau kính cho những tòa nhà cao tầng, Xuân bám luôn nghề này để mưu sinh. Làm ở trên cao, không có bảo hộ nhưng Xuân vẫn… kệ vì “nghề nào nghiệp ấy, chết có số”.
Theo anh Nguyễn Trọng Khánh – cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm KHCN, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, mặc dù nghề lau kính, sơn tường có thu nhập tương đối khá đối với lao động phổ thông, nhưng để tuyển thợ cho nghề này không phải dễ. Phải chọn người có sức khỏe và gan dạ.
Cũng theo lời anh Khánh, có rất nhiều người sau khi tuyển vào làm được vài hôm đã bỏ vì sợ nguy hiểm. Không những thế, nhiều người rất khỏe mạnh nhưng khi leo lên những tòa nhà cao tầng lại có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Thấy thợ có biểu hiện như thế, quản lý phải lập tức đưa xuống và cho tạm dừng công việc.
Tâm sự về nghề, Nguyễn Viết Lân – bạn nghề của anh Xuân cho biết, công việc rất nguy hiểm vì làm trên cao mà không hề có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào. Không may có rủi ro gì thì chỉ có… trời cứu. Đó là chưa kể những hôm gió to, cả người và dây đều đung đưa trên cao. Lúc đó phải nhanh chóng tìm chỗ lồi ra trên tường để bám rồi ép chặt người vào mặt tường, đợi khi gió nhẹ để tiếp tục công việc.
“Biết là nguy hiểm nhưng thiếu việc vẫn phải làm. Tôi cũng chỉ mong chủ thầu chú ý hơn cho chúng tôi về bảo hộ lao động. Nói thì nói vậy, chúng tôi là thợ thời vụ nên muốn họ hỗ trợ bảo hộ lao động cũng khó lắm” – anh Xuân chia sẻ.
Đại diện Sở LĐ – TB&XH Hà Nội cho biết, vì mưu sinh nên nhiều lao động từ quê lên có thể nhận làm bất cứ công việc nguy hiểm nào. Tình trạng kiểm soát an toàn lao động cho người lao động trên tất cả các công trình là rất khó do lực lượng quá mỏng. Cách tốt nhất là người lao động phải yêu cầu các chế độ liên quan tới bảo hộ lao động, an toàn lao động. Nếu không đảm bảo an toàn thì kiên quyết từ chối làm việc.
Theo Dân Việt
"Nữ quái" ô sin bán ma túy trong nhà gia chủ
Hai đối tượng bị bắt
Cơ quan Công an Thái Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Mai (SN 1989, ngụ xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Dưới "vỏ bọc" là một người giúp việc trong một ngôi nhà tại tổ 49 (phường Quang Trung), đối tượng này đã bị bắt quả tang bán lẻ và tàng trữ ma túy ngay trong nhà chủ của mình với tang vật 189 liều heroin (tương đương với 7,3gram) và gần 18 triệu đồng tiền mặt.
Vừa bế "cậu chủ" vừa bán ma túy
Tang vật trong vụ án.
Ngôi nhà này nằm trong một con ngõ nhỏ, từ lâu vốn được coi là "điểm nóng" về tình hình an ninh trật tự. Bản thân "bà chủ" của Mai cũng là một đối tượng tội phạm ma túy, đã có 2 tiền án nhưng đang nợ thi hành án vì nuôi con nhỏ. Ngôi nhà được sửa sang và thiết kế lại thành 5 gian nhà cấp 4, thông nhau, luôn kín cổng cao tường, bao quanh là hàng rào dây thép gai, mái được phủ bạt kín mít. Khi bị bắt, Mai đang làm người giúp việc ở đây được hơn một tháng, nhưng bế "cậu chủ" dường như chỉ là phụ mà buôn bán ma túy mới là công việc chính của thị.
Tại CQĐT, Nguyễn Thị Mai khai nhận trước khi bị bắt gần 1 tháng, địa điểm này cũng là nơi buôn bán ma túy của em gái chủ nhà và đối tượng này đã bị công an bắt giữ. Thế nhưng mờ mắt vì lợi nhuận khổng lồ do buôn bán ma túy mang lại và chủ quan cho rằng công an mới truy bắt nên sẽ sao nhãng việc kiểm tra nên thị đã liều mạng tiếp tục công việc bán lẻ hêrôin cho các con nghiện. Để che mắt cơ quan chức năng, thị đã rào lại hàng rào dây thép gai kiên cố vững chắc hơn, mua bạt mới về phủ kín mái nhà, cổng cửa cũng được gia cố lại vững chắc. Việc bán hêrôin cho các con nghiện theo một "quy trình" khép kín, các con nghiện đưa tiền và nhận "hàng" qua khe cổng.
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân khi có dấu hiệu hoạt động trở lại của "lô cốt ma túy" này, công an sau một thời gian mật phục đã lên kế hoạch phá án. 6h sáng ngày 04/11/2011, tổ chuyên án do Đại úy Nguyễn Mạnh Côn dẫn đầu ập vào khi Nguyễn Thị Mai vừa bán ma túy cho các con nghiện khiến thị không kịp trở tay.
Hồ sơ bất hảo
Qua truy xét nhanh, Cơ quan CSĐT CATP. Thái Bình còn phát hiện cùng bán ma túy với Nguyễn Thị Mai có đối tượng Ngô Tiến Đ (SN 1997, trú cùng địa chỉ, là cháu ruột của chủ nhà). Các điều tra viên cho biết đối tượng Đ, tuy mới 14 tuổi, người nhỏ loắt choắt như một đứa trẻ lên 10 tuổi nhưng rất ranh ma khi trả lời cán bộ điều tra và khai nhận: "Cháu phụ bán ma túy kiếm lời để... kiếm tiền tiêu".
Công an xác định đối tượng Nguyễn Thị Mai sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại huyện Quỳnh Phụ. Bản thân Mai dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng bố mẹ vẫn tạo điều kiện cho đi học, nhưng do chơi bời lêu lổng nên thị đã bỏ học, trốn nhà lên thành phố sống nay đây mai đó với đám bạn du thủ du thực.
Hoàn cảnh gia đình Ngô Tiến Đ còn "bi đát" hơn khi bố đang phải đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục - lao động xã hội tỉnh Thái Bình. Mẹ Đ là đối tượng nghiện ma túy lâu năm, có nhiều tiền án tiền sự, đã chết vì HIV năm 2006. Bà nội thì đang phải thụ án 9 năm tại trại giam... Vì người thân hoặc phải vào tù, hoặc đã chết vì ma túy nên Ngô Tiến Đ đến ở với dì ruột vốn cũng là một "trùm" ma túy và ngày càng dấn thân vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên, do chưa đủ tuổi thành niên nên sau khi lấy lời khai nên công an đã thả Đ chờ lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng.
Hiện công an thành phố Thái Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để làm rõ vai trò của đối tượng chủ nhà. Gia đình "bà chủ" của nữ quái buôn ma túy này cũng có "thành tích" bất hảo: bố, anh trai, chị gái... đều là những đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, đều đã chết vì ma túy. Mẹ có 2 tiền án hiện đang thi hành án về tội buôn bán trái phép chất ma túy tại trại giam của Bộ Công an.
Trước đó, ngày 20/12/2010, cũng tại địa chỉ này, công an Thái Bình đã lập chuyên án đấu tranh và bắt giữ Trần Thị Hằng (SN 1993, là em gái Trần Thị Loan thu giữ 5,602 gram hêrôin, 2 bộ "ục" sử dụng ma tuý đá, 01 đao và 02 con dao tự tạo dài 0,75m và hơn 20 triệu đồng tiền mặt.
Theo Đời sống pháp luật
Nghề nguy hiểm nhưng kiếm được ít tiền! Ở miền Tây Nam Bộ có một thứ nghề vất vả, nguy hiểm nhưng chỉ kiếm được rất ít tiền: nghề hái dừa mướn, dọn vệ sinh ngọn dừa ở "vương quốc dừa Bến Tre". Anh Tươi, cán bộ xã đội Lương Hòa cho biết: Hái dừa mướn toàn là người nghèo. Nghề này nguy hiểm lắm... Leo dừa nuôi con Lượn qua...