Liệu luật cấm có ngăn Mỹ rút khỏi NATO dưới thời ông Trump cầm quyền?
Mỹ đã ban hành luật cấm tổng thống đơn phương rút khỏi NATO, nhằm ngăn chặn mọi ý đồ rời khỏi liên minh, đặc biệt sau những chỉ trích gay gắt của Donald Trump, người vừa mới đắc cử tổng thống Mỹ.
Dù vậy, với quyền hạn tổng thống về đối ngoại, ông Trump vẫn có thể tìm cách lách luật, gây lo ngại cho tương lai của liên minh này.
Quốc kỳ các nước thành viên NATO tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 9/11, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mới đây của ông Donald Trump, người nổi tiếng với những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các chính trị gia Mỹ đã thông qua một đạo luật nhằm ngăn cản bất kỳ tổng thống nào đơn phương rút Mỹ khỏi liên minh này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu luật đó có đủ mạnh để cản trở một quyết định quyết đoán từ ông Trump nếu ông tiếp tục muốn rời khỏi NATO.
Năm 2023, Thượng nghị sĩ Tim Kaine và Marco Rubio đã giới thiệu một điều khoản quan trọng trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia, yêu cầu tổng thống cần sự đồng ý của hai phần ba Thượng viện hoặc một đạo luật của Quốc hội trước khi có thể rời NATO. Đạo luật này được Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào cuối năm tài khóa 2024, chính thức ràng buộc bất kỳ tổng thống nào với những quy định pháp lý rõ ràng.
“Sau những lời đe dọa của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã hành động trên cơ sở lưỡng đảng để ngăn chặn bất kỳ tổng thống nào đơn phương rút khỏi NATO”, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen cho biết. Ông nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ NATO khỏi những mối đe dọa từ bên trong.
Theo các chuyên gia pháp lý, mặc dù luật này đặt ra giới hạn, nhưng ông Trump có thể tận dụng quyền hạn của tổng thống về chính sách đối ngoại để tìm cách lách luật. Scott Anderson, học giả của Viện Brookings, cho rằng đạo luật chỉ mở ra một cuộc xung đột trực tiếp với Quốc hội nếu tổng thống thực sự có ý định rời NATO. “Điều đó có nghĩa là Quốc hội nói với bạn rằng bạn không thể làm điều này. Nếu bạn phớt lờ Quốc hội, bạn sẽ phải đấu tranh tại tòa án về vấn đề này”, ông Anderson nhận định.
Nhưng Giáo sư Curtis Bradley từ Đại học Chicago nhấn mạnh rằng, nếu ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi NATO, không chắc liệu Quốc hội nước này có đủ tư cách pháp lý để kiện ông hay không. Theo luật Mỹ, những xung đột giữa các nhánh chính phủ thường được giải quyết qua quá trình chính trị, thay vì thông qua hệ thống tư pháp.
Video đang HOT
“Để vấn đề này được đưa ra xét xử, cần phải có bên có tư cách để kiện”, ông Bradley cho biết, lưu ý rằng Quốc hội có thể là bên duy nhất có đủ điều kiện khởi kiện, nhưng không chắc các thành viên đảng Cộng hòa trong đó có đồng tình với vụ kiện hay không.
Do đó, chuyên gia Anderson cho rằng để tăng cường sức mạnh của luật, Quốc hội Mỹ có thể cần thêm vào các điều khoản rõ ràng cho phép kiện tụng trong trường hợp tổng thống phớt lờ luật.
Ngay cả khi không rút khỏi NATO, ông Trump vẫn có thể làm suy yếu liên minh này bằng nhiều cách khác. Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã cảnh báo về khả năng ông Trump có thể từ chối cử đại sứ đến NATO hoặc ngăn cản quân đội Mỹ tham gia vào các cuộc tập trận chung. Những động thái như vậy sẽ làm suy giảm đáng kể cam kết của Mỹ với liên minh trên, khiến các thành viên khác của NATO phải hoài nghi về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc bảo vệ các nước đồng minh.
Trước đây, ông Trump đã từng phớt lờ các yêu cầu của Quốc hội Mỹ trong việc rút khỏi các hiệp ước quốc tế. Vào năm 2020, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở – một hiệp ước an ninh quan trọng giữa các nước phương Tây và Nga – mà không tuân thủ yêu cầu thông báo trước 120 ngày do Quốc hội Mỹ đặt ra. Khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ lý giải rằng tổng thống có quyền rút khỏi các hiệp ước quốc tế mà không cần thông qua Quốc hội, với lý do đây là một phần của thẩm quyền về đối ngoại.
Điều này cho thấy ông Trump và các cố vấn của mình có thể tìm cách sử dụng quyền hạn này để lách luật liên quan đến NATO, đặc biệt là nếu họ viện dẫn quyền tự quyết về các vấn đề đối ngoại của tổng thống.
Nếu Mỹ thực sự rời khỏi NATO, điều này không chỉ tác động đến an ninh của châu Âu mà còn gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin lớn trong NATO. Camille Grande, cựu Trợ lý Tổng thư ký NATO, cho rằng chỉ cần một thông báo về việc rút lui cũng có thể coi là tín hiệu của sự rời bỏ.
Ngoài ra, việc Mỹ rời NATO cũng đồng nghĩa với việc hơn 100.000 binh sĩ Mỹ hiện đang đóng quân tại châu Âu sẽ phải rút về, và Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ phải tìm cách rút khỏi cơ cấu chỉ huy quân sự của NATO – một vị trí mà Mỹ đã nắm giữ từ khi NATO được thành lập vào năm 1949.
Có thể nói, dù Quốc hội Mỹ đã thông qua luật nhằm ngăn chặn tổng thống đơn phương rút khỏi NATO, nhưng luật này không hoàn toàn đảm bảo ngăn cản được các động thái của ông Trump nếu ông thực sự muốn Washington rời liên minh. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine và sự leo thang căng thẳng giữa NATO với Moskva, sự ổn định của NATO đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'
Iran đã thúc giục ổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà ông đã theo đuổi đối với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ, ngày 18/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin AFP, ngày 9/11, Phó Tổng thống Iran, Mohammad Javad Zarif đã thúc giục Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét lại chính sách "gây sức ép tối đa" mà ông đã theo đuổi đối với Tehran trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
"Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ", Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.
Ông Zarif, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Iran, đã giúp ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phá vỡ vào năm 2018 sau khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận dưới thời ông Trump. Sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Đáp lại, Tehran hủy bỏ các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân và kể từ đó đã làm giàu uranium lên tới mức 60%, chỉ thấp hơn 30% so với cấp độ hạt nhân. Iran đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc của các nước phương Tây rằng họ đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.
Hãng tin AFP đưa tin, Phó Tổng thống Zarif cũng cho rằng, cách tiếp cận chính trị của ông Trump đối với Iran đã dẫn đến sự gia tăng mức độ làm giàu uranium.
"Ông ấy hẳn đã nhận ra rằng chính sách gây sức ép tối đa mà ông khởi xướng đã khiến mức độ làm giàu của Iran tăng từ 3,5% lên 60%", ông Zarif nói. "Là một người biết tính toán, ông Trump nên tính lại bài toán và xem xét những ưu điểm, nhược điểm của chính sách này là gì và liệu ông ấy có muốn tiếp tục hay thay đổi chính sách có hại này không", Phó Tổng thống Zarif nói thêm.
Trước đó, hôm 7/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, Esmaeil Baghaei cho biết ông hy vọng cuộc trở lại Nhà Trắng của tổng thống đắc cử Mỹ sẽ cho phép Washington "sửa đổi những cách tiếp cận sai lầm trong quá khứ".
Ngày 5/11, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông "không muốn gây tổn hại cho Iran".
"Các điều khoản của tôi rất dễ dàng. Họ không thể có vũ khí hạt nhân. Tôi muốn họ trở thành một quốc gia rất thành công", ông nói sau khi bỏ phiếu.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) hôm 8/11 dẫn các nguồn tin cho biết, Tổng thống đắc cử Trump đang cân nhắc việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran, nhằm làm suy yếu khả năng hỗ trợ của nước này đối với các tổ chức như Hamas và Hezbollah.
Kế hoạch này được xem như một phiên bản nâng cấp của chiến lược "gây sức ép tối đa" mà ông Trump đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu.
Theo WSJ, lần này, sự quyết liệt có thể sẽ càng gia tăng do các cáo buộc cho rằng Tehran từng lên kế hoạch ám sát ông và các cố vấn an ninh hàng đầu sau khi ông rời nhiệm sở.
Ông Trump từ lâu nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với Iran. Trong nhiệm kỳ đầu, ông đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - một thỏa thuận nhằm kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. Ông cho rằng thỏa thuận này chưa đủ mạnh để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran và đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt về dầu mỏ, thương mại và tài chính.
Năm 2020, ông Trump ra lệnh ám sát tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Iran, làm leo thang căng thẳng giữa hai nước.
Cũng theo WSJ, nhóm của ông Trump đã lên kế hoạch giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Iran, bao gồm giám sát chặt chẽ các cảng biển và truy quét các thương nhân nước ngoài giao dịch với Iran.
Một cựu quan chức Nhà Trắng cho biết, ông Trump cũng sẽ tăng cường cô lập Iran về tài chính và ngoại giao, đồng thời khai thác các điểm yếu nội bộ của Tehran.
Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Đông đang chìm trong xung đột. Israel đang phải đối đầu với Hamas tại Dải Gaza và Hezbollah tại Liban - hai tổ chức được Iran hậu thuẫn.
Tổng Thư ký Mark Rutte: Ông Trump đúng khi nói về NATO Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đúng khi yêu cầu các thành viên của liên minh phải tăng mức chi tiêu quốc phòng. Tân Tổng Thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Reuters). Tổng Thư ký NATO Mark Rutte đang tìm cách tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Mỹ đắc...