Liều lĩnh đi bộ thăng bằng trên dây vắt ngang núi lửa đang hoạt động
Hai người đàn ông mạo hiểm đi bộ thăng bằng trên sợi dây vắt ngang qua núi lửa đang hoạt động khiến nhiều người thót tim.
Khoảnh khắc ghê sợ cho thấy một người đàn ông đang thực hiện màn đi thăng bằng trên dây đầy mạo hiểm khi bên dưới chân là núi lửa đang rực đỏ.
Rafael Bridi đến từ Brazil và Alexander Schulz đến từ Đức cùng nhau thực hiện thử thách mạo hiểm đi thăng bằng trên dây vắt qua núi lửa đang hoạt động.
Cao chót vót trên Đảo Tanna, núi lửa cao 363 mét so với mực nước biển đã phun trào không ngừng nghỉ kể từ năm 1774.
Video đang HOT
Video ngoạn mục ghi lại nỗ lực của hai người đàn ông để lập kỷ lục thế giới mới. Sợi dây cáp cột chặt hai đầu, bắc ngang qua ngọn núi lửa và nhiệm vụ của hai người đàn ông là đi bộ thăng bằng trên dây từ đầu này sang đầu bên kia. Cả hai đều đi bộ ở độ cao 42 mét trên miệng núi lửa.
Rafael Bridi cho biết: “Cảm giác bay bổng và tự do luôn là một trong những động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua khó khăn, chăm chỉ tập luyện mỗi ngày để chinh phục thử thách mới. Cảm giác tuyệt vời hơn cả là được bay bổng đi thăng bằng trên sợi dây treo cao”.
Câu thần chú mà Rafael Bridi thường sử dụng là tập trung vào hơi thở, điều này mang lại cho anh cảm giác tỉnh táo và hạn chế khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Để chuẩn bị cho những đỉnh cao phi thường, Rafael Bridi tập luyện 2-3 ngày mỗi tuần, thậm chí anh sử dụng một chiếc dây chùng dài 100 mét ở nhà để tập luyện. Anh cũng kết hợp tập luyện với các môn thể thao khác như yoga, thiền, lướt sóng, đạp xe, jiu-jitsu và leo núi. Rafael Bridi hy vọng thành tích của mình sẽ truyền cảm hứng cho mọi người trên thế giới tin vào giấc mơ của bản thân.
Rafael Bridi là người đang giữ kỷ lục thế giới khi đi bộ trên dây nối giữa hai khinh khí cầu lơ lửng treo ở độ cao 1.900 mét. Rafael Bridi không sợ độ cao, trên thực tế, anh ấy thích điều này, đam mê hoạt động ngoài trời, kết nối với thiên nhiên và dấn thân vào những cuộc phiêu lưu mạo hiểm.
Từ một kỹ sư, anh nhanh chóng khẳng định mình là vận động viên chuyên nghiệp, thậm chí còn gặp gỡ những chuyên gia khác trong môn thể thao này như Dean Potter và Philippe Petit.
Trong các cuộc hành trình của mình, Rafael Bridi có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đep, thậm chí còn tận hưởng những chuyến thăm thường xuyên của một số con chim tò mò đậu trên đường dây. Những ngày may mắn hơn, anh nhìn thấy cầu vồng từ góc nhìn rất đặc biệt.
Bí ẩn Đảo 'Em bé' ở Thái Bình Dương xuất hiện sau trận núi lửa dưới nước phun trào
Hòn đảo nhỏ bé xuất hiện ở trung tâm quần đảo Tonga sau khi một ngọn núi lửa dưới nước phun trào hồi đầu tháng. Trái Đất và các địa hình riêng biệt đã được hình thành trong quá trình hàng triệu năm.
Đôi khi toàn bộ dãy núi hình thành do động đất gây ra, sự chuyển động của các mảng kiến tạo hay một vụ phun trào núi lửa có thể tạo các đảo mới.
Gần đây, một hòn đảo con mới xuất hiện ở tây nam Thái Bình Dương, khu vực vốn có rất nhiều núi lửa dưới nước. Theo Đài quan sát Trái đất của Cơ quan hàmg không vũ trụ Mỹ NASA, một trong những ngọn núi lửa chìm này bỗng nhiên thức giấc vào ngày 10/9, hoạt động mạnh mẽ, phun ra dung nham, hơi nước và tro bụi.
Đảo 'Em bé' ở Thái Bình Dương sau trận núi lửa dưới nước phun trào
Hòn đảo tạo ra từ dung nham rỉ ra, được nước biển làm lạnh và đông đặc lại. Trong những ngày tiếp theo, dung nham tiếp tục đổ xuống và hòn đảo mới hình thành ngày càng lớn.
NASA cho biết 11 giờ sau khi núi lửa bắt đầu phun trào, một hòn đảo mới đã trồi lên trên mặt nước. Hòn đảo mới ra đời đã phát triển nhanh chóng về kích thước. Ngày 14/9, các nhà nghiên cứu địa chất Tonga ước tính hòn đảo chỉ có diện tích 4.000 mét vuông, nhưng đến ngày 20/9, hòn đảo đã phát triển với diện tích 24.000 mét vuông.
Vệ tinh Landsat 9 đã ghi lại loạt hình ảnh cho thấy sự hình thành của hòn đảo mới vào ngày 14/9. Hình ảnh có màu sắc tự nhiên cho thấy một lượng lớn hơi nước và tro bụi trôi đi từ núi lửa. Ngoài ra có một đám mây nước đổi màu phát triển xung quanh vùng đất, tạo ra do sự hiện diện của nước biển quá nóng và có tính axit chứa đá núi lửa và lưu huỳnh.
Theo NASA, những hòn đảo tạo ra sau khi núi lửa dưới nước phun trào thường tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng một vài trường hợp về những hòn đảo phù du có thể tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Thời tiết và xói mòn do sóng và dòng chảy có thể nhanh chóng làm suy thoái đá núi lửa, do vậy hòn đảo mới hình thành thường biến mất nhanh chóng.
Cơ quan địa chất Tonga cho biết hoạt động của núi lửa gây rủi ro thấp cho hoạt động hàng không và cư dân của Vava'u và Ha'apai, hai nhóm đảo ở trung tâm Tonga.
Năm 2014, một ngọn núi lửa dưới nước ở khu vực Thái Bình Dương đã phun trào và hình thành hòn đảo lớn Hunga Tonga-Hunga Ha'apai. Mặc dù chỉ là một đảo nhỏ nhưng nó đã nuôi dưỡng một hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, hoàn chỉnh với thảm thực vật có hoa màu hồng, làm tổ cho chim nhạn và chim cú khiến các nhà khoa học kinh ngạc.
Siêu núi lửa Taupo sắp hoạt động trở lại, New Zealand lo sợ thảm họa xảy ra? GeoNet nâng mức cảnh báo về siêu núi lửa New Zealand sau khi phát hiện hàng trăm chấn động. Cảnh báo đưa ra sau khi ngày càng nhiều chấn động khiến các nhà khoa học lo ngại ngọn núi lửa dưới hồ lớn nhất của New Zealand có thể phun trào. GeoNet nâng mức cảnh báo về siêu núi lửa New Zealand sau...