Liệu Iran và P5+1 có thể “cơm lành canh ngọt”?
Một số điều khoản trong một thỏa ước nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Tehran có thể sẽ được thông qua trong vòng đàm phán sắp tới tại Vienna giữa 6 cường quốc và Iran, diễn ra vào ngày 16/5 tới. Thông tin trên vừa được Thứ trưởng Ngoại giao Nga – Sergei Ryabkov đưa ra hôm nay (6/5).
“Trước khi kết thúc vòng đàm phán này, ít nhất, chúng ta nên đạt được nhất trí trong một số vấn đề về văn bản hợp tác và các chi tiết văn bản chung (của thỏa thuận)”, ông Ryabkov nói trong một bài phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti.
Vòng đàm phán gần nhất ở cấp bộ trưởng giữa chính phủ Iran và các cường quốc P5 1, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức, dự kiến sẽ được khai mạc hôm nay (6/5) tại thủ đô Vienna của Áo.
Vòng đàm phán thứ 4 giữa các nước P5 1 và Iran sẽ được tổ chức tại Vienna từ ngày 13 đến 16/5 tới.
Ông cho biết, các vấn đề liên quan đến chi tiết các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và những hạn chế trong hoạt động hạt nhân của Iran là những vấn đề khó thống nhất nhất.
Video đang HOT
Hồi tháng trước, một báo cáo được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đưa ra, xác nhận rằng Iran đang vô hiệu hóa một nửa kho uranium làm giàu của mình.
Trong một diễn biến liên quan khác, ngày 3/5, hàng nghìn người có quan điểm cứng rắn ở Iran đã tập trung tại địa điểm từng là Đại sứ quán Mỹ tại Tehran để phản đối thỏa thuận gần đây của nước Cộng hòa Hồi giáo này với các cường quốc P5 1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Những người biểu tình giương các biểu ngữ có nội dung cáo buộc Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani và đoàn đàm phán hạt nhân “từ bỏ quyền của Iran để đổi lấy chút ít”.
Đan Khanh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Bất chấp khủng hoảng Ukraine, Nga sẽ vẫn tuân thủ hiệp ước cắt giảm vũ khí với Mỹ
Nga sẽ vẫn tuân thủ nghiêm chỉnh Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (hay START) được ký năm 2010 với Mỹ, bất chấp sự bất đồng về tình hình khủng hoảng ở Ukraine giữa hai cường quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết ngày 6.5.
Các tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga diễu hành tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: AP
START được ký kết hồi năm 2010 là một phần của sự cải thiện chung trong mối quan hệ giữa Washington và Moscow và được đánh giá là thành công to lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên căng thẳng kể từ khi bùng nổ cuộc nội chiến ở Syria, và căng thẳng đó đã gia tăng một cách đáng kể trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine vài tháng qua.
Hồi tháng 3, các hãng thông tấn Nga dẫn lời một nguồn tin cho rằng Bộ Quốc phòng nước này đang xem xét việc đình chỉ thực hiện START.
Tuy nhiên, hãng tin RIA Novosti trích dẫn tuyên bố của ông Ryabkov khẳng định: "Không hề có lý do để đình chỉ việc thực hiện hiệp ước".
START được ký kết lần đầu tiên vào năm 1991, và đến năm 2010, nó tiếp tục được bổ sung với nội dung hai cường quốc sẽ cam kết cắt giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn 1550 và giới hạn số bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược xuống còn mức 800 bệ phóng vào năm 2018.
Hiệp ước còn cho phép mỗi bên tiến hành 18 cuộc thanh tra mỗi năm tại nước đối phương.
Cũng trong tuyên bố của mình, ông Ryabkov đã nhắc lại cáo buộc của Moscow rằng Washington đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cho biết Nga đã làm mọi cách để xuống thang căng thẳng.
Theo ông Ryabkov, việc thả các quan sát viên quân sự của phe ly khai ở miền đông Ukraine hồi tuần trước chính là minh chứng cho cách tiếp cận mang tính xây dựng của Nga, và khẳng định rằng điều đó sẽ không xảy ra nếu không có sự hòa giải của Tổng thống Putin.
Theo Một thế giới
Nga rút bớt quân ở biên giới, Ukraine lập tức tấn công Tưởng rằng ngòi nổ ở khu vực đông nam đã được tháo gỡ khi Ukraine xuống thang,nhưng Nga vừa rút bớt quân khỏi biên giới thì Kiev tiếp tục tiến công. Một trạm gác của lực lượng dân quân Donetsk bị phá hủy hoàn toàn Nga rút bớt quân ở biên giới về tuyến sau Ngày 26/4, hãng thông tấn RIA Novosti của...