Liệu hiến pháp quân sự mới của Nhật Bản có “nửa vời’?
Theo National Interest (Mỹ), Nhật Bản sẽ thay đổi mạnh mẽ khi Thủ tướng Shinzo Abe tới gần một mốc quan trọng trong nỗ lực trở lại trạng thái quốc phòng chủ động hơn, thay vì chỉ được tự vệ như hiện nay.
National Interest cho hay, Đảng Tự do dân chủ (LDP) của ông Abe đang tăng cường thảo luận với Đảng New Komeito để chính phủ có thể quyết định về việc diễn giải lại Hiến pháp trước khi kỳ họp Quốc hội hiện nay kết thúc vào ngày 22/6.
Ông Abe muốn diễn giải lại Hiến pháp hòa bình để Nhật Bản có được quyền tự vệ tập thể một cách có giới hạn, tức là có quyền tham chiến để bảo vệ một nước khác bị tấn công ngay cả khi bản thân Nhật Bản không bị tấn công. Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ nỗ lực trên của Nhật Bản.
Một chiếc chiến đấu cơ của Nhật Bản.
Tuy nhiên, để được sự chấp thuận của Đảng New Komeito, LDP dường như đang phải chấp nhận nhượng bộ, làm mất đi cơ hội đưa liên minh Mỹ – Nhật lên một tầm cao mới.
Sự nhượng bộ đó nằm ở cái gọi là “sử dụng vũ trang” trong những trường hợp Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp.
Câu hỏi đặt ra là liệu Lực lượng tự vệ Nhật Bản (JSDF) có thể hỗ trợ khi Mỹ đang tiến hành các hoạt đông chiến đấu hay không. Theo pháp luật và các quy định hiện hành của Nhật Bản, JSDF chỉ được phép “hỗ trợ phía sau” chẳng hạn như tiếp nhiên liệu, và chia sẻ dữ liệu trong vùng phi chiến sự. Ông Abe đã từng nỗ lực để JSDF có thể thực hiện những hỗ trợ này ở cả những khu vực chiến sự, nhưng dường như hiện tại ông đã từ bỏ điểm này.
Theo National Interest, việc giữ JSDF tránh hoàn toàn khỏi những không gian giao tranh sẽ giúp lấy được sự ủng hộ của New Komeito về vấn đề diễn giải Hiến pháp và nhiều vấn đề quan trọng khác, nhưng lại khiến cho liên minh Mỹ – Nhật bị tuột mất cơ hội trở lên hiệu quả hơn.
Theo National Interest, Nhật Bản đang bỏ lỡ cơ hội đưa liên minh Mỹ – Nhật lên một tầm cao mới.
Nói rõ ràng hơn, gần như ngay cả khi Hiến pháp hòa bình được diễn giải lại trong thời gian tới, JSDF cũng không được nổ súng khi một cuộc chiến bắt đầu mà Nhật Bản không phải là đối tượng bị tấn công. Tuy nhiên, JSDF sẽ có thể được thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như “dọn dẹp bom mìn” trong các tuyến đường biển quốc tế.
Những bức tường pháp lý đang ngăn chặn liên minh Mỹ – Nhật trong việc tích hợp những khả năng “ghê gớm” của Nhật Bản một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt, Nhật Bản đang tiến hành hiện đại hóa hệ thống C4ISR (hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán, tình báo, giám sát và trinh sát), rất phù hợp với các lực lượng của Mỹ như: siêu chiến đấu cơ F-35, tàu khu trục Aegis, máy bay không người lái Global Hawk, máy bay cảnh báo sớm AWACS mới được nâng cấp.
Nếu được phép hỗ trợ các lực lượng Mỹ trong các không gian đang có giao tranh, JSDF có thể tích hợp những khả năng ghê gớm đó vào các hoạt động của Mỹ. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thời điểm ngân sách quốc phòng của Mỹ đang bị thu hẹp.
Video đang HOT
Sự nhượng bô của LDP đối với New Komeito về vùng chiến sự này có thể gây ảnh hưởng tới việc xem xét lại các định hướng về hợp tác quốc phòng trong liên minh Mỹ – Nhật, dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay.
Đổi lại, ông Abe dường như đã đạt được một sự phối hợp hợp lý giữa các cơ quan chỉ huy, Cảnh sát biển và Lực lượng Hàng hải để đối phó với các cuộc xung đột ở cường độ thấp mà Nhật Bản gọi là tình huống “vùng xám”.
Mặc dù việc này sẽ giúp giải quyết chiến lược ép buộc của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhưng việc từ bỏ “vùng chiến sự”, có nghĩa là từ bỏ những cơ hội lớn đối với liên minh Mỹ – Nhật.
Theo National Interest, nếu Mỹ, Nhật có thể kết hợp một cách thực sự thì liên minh này sẽ có tính răn đe vô cùng lớn. Tạp chí này cũng đặt ra câu hỏi, tại sao Tokyo sẽ chỉ được dùng một nửa biện pháp trong khi nó có thể phát huy hoàn toàn sức mạnh?
Theo National Interest, cam kết hòa bình của New Komeito và các đồng minh là đáng ngưỡng mộ nhưng lại thiển cận trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường khả năng quân sự.
Theo Infonet
Trung Quốc lo lắng vì Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí quy mô lớn
"Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản".
Trung Quốc lo lắng Nhật Bản xuất khẩu vũ khí quy mô lớn?
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 12 tháng 6 cho rằng, tham vọng của chính quyền Shinzo Abe không chỉ là một đơn đặt hàng lớn tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Hãng tin Reuters Anh ngày 10 thàng 6 dẫn nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản đang cùng nhà sản xuất và buôn bán máy bay trực thăng chính trên toàn cầu và đối tác hợp tác của Nhật Bản bàn thảo thỏa thuận mua máy bay vận tải quân dụng trị giá 2 tỷ USD, hơn nữa, máy bay vận tải Nhật Bản mua trong tương lai cũng có thể bán cho nước ngoài.
Trong hai tháng qua, các cuộc tham vấn có liên quan được tích cực thúc đẩy, đây lại là một cột mốc trong nỗ lực xuất khẩu công nghiệp quân sự của Nhật Bản, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Quốc leo thang hứa hẹn sẽ giảm thấp chi phí mua sắm quốc phòng của Nhật Bản.
Tờ "Tin nhanh tài chính" Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Modi có thể thăm Nhật Bản vào tháng 7 tới, khi đó hai bên sẽ thảo luận vấn đề xuất khẩu thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch thành lập Cơ quan trang bị quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng trước năm 2015, phụ trách vấn đề xuất khẩu vũ khí.
Chuyên gia vấn đề Nhật Bản của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Ngô Hoài Trung ngày 11 tháng 6 nói với tờ "Thơi bao Hoan Câu" rằng: "Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản".
Tàu tuần tra của Lượng lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Theo lời tuyên truyền kiểu Trung Quốc của ông này, Nhật Bản trước đây sử dụng phương thức "giấu trời vượt biển" tìm kiếm đột phá về xuất khẩu vũ khí, tháng 4 năm 2014 chính quyền Shinzo Abe đã đưa ra nguyên tắc xuất khẩu vũ khí mới mang tên "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng", điều này coi như bỏ đi lệnh cấm trước đây, cánh cửa xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản đã mở ra.
Trước đây, Nhật Bản còn chưa xuất khẩu trang bị tác chiến quy mô lớn, nhưng lần này, tàu ngầm là vũ khí mang tính tấn công thực sự. Nhật Bản không có che đậy nữa, mà chuẩn bị đường đường chính chính xuất khẩu vũ khí có quy mô lớn, động thái này sẽ được Trung Quốc chú ý đầy đủ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe, Nhật Bản muốn giành lại vị thế nước lớn, sẽ tiếp tục tìm kiếm sự độc lập về công nghiệp quân sự, bước đi "tự chủ hiện đại hóa quân đội" sẽ ngày càng lớn. Công nghiệp quốc phòng Nhật Bản hiện nay chiếm chưa đến 2% tổng GDP, tăng cường ngành công nghiệp quân sự còn có thể giúp chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản, thúc đẩy đi con đường "nước lớn quân sự" Nhật Bản.
Nhật Bản bán tàu ngầm cho Australia kiềm chế Trung Quốc
Tờ "Thơi bao Hoan Câu" Trung Quốc ngày 12 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, ngày 11 tháng 6, Nhật Bản và Australia tổ chức hội đàm "2 2 Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng ở Tokyo, hai đồng minh thân cận của Mỹ này đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia
Tờ "The Australian" ngày 11 tháng 6 viết: "70 năm trước, sự tồn tại của Nhật Bản tạo ra mối đe dọa lớn nhất cho Australia, nhưng hôm nay, Nhật Bản sắp trở thành đối tác hợp tác quân sự chủ yếu nhất của chúng ta, trừ Mỹ".
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản cho biết, chủ đề cụ thể của cuộc hội đàm là thúc đẩy xây dựng khung hợp tác phát triển chung trang bị quân sự, mở rộng quy mô diễn tập liên hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản va quân đội Australia.
Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, văn kiện chung sau hội đàm của hai bên cho biết, "mạnh mẽ phản đối" dùng thực lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng biển Hoa Đông và Biển Đông, có ý tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc.
Hãng AFP ngày 11 tháng 6 cho rằng, trong bối cảnh thực lực của Trung Quốc tăng lên làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước Nhật Bản và Australia tham vấn tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng, đạt đồng thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Chính phủ Australia có kế hoạch thay thế, nâng cấp biên đội tàu ngầm hải quân của họ trong mấy năm tới, kế hoạch này sẽ tiêu tốn 37 tỷ USD. Thỏa thuận hợp tác tàu ngầm tiềm năng này vẫn còn một khoảng cách nhất định trước khi đạt được cuối cùng, nhưng một khi ký kết sẽ chấn hưng ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, cũng sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác kinh tế và quân sự hai nước Nhật Bản-Australia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng cho biết, Nhật Bản cần phải phát huy vai trò lớn hơn trên vũ đài quốc tế, trước đó ông còn nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, điều này đã mở đường cho Nhật Bản-Australia đạt được thỏa thuận hợp tác tàu ngầm.
Hãng Reuters bình luận: Hợp tác tàu ngầm Nhật Bản-Australia là "một thỏa thuận xuất khẩu quân sự chưa từng có". Bài viết cho rằng, quan chức Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản đang cân nhắc bán công nghệ tàu ngầm cho Australia, thậm chí là bán biên đội tàu ngầm hoàn chỉnh.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất
Tờ "Want Daily" Đài Loan cho biết, nếu thỏa thuận đạt được, sẽ đánh dấu Nhật Bản lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất khẩu quy mô lớn hệ thống vũ khí mũi nhọn.
Theo tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 12 tháng 6, hợp đồng Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản sẽ lên tới 40 tỷ USD. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnstoncòn bày tỏ quan tâm đến radar trang bị cho máy bay của Nhật Bản và hai bên sẽ tiến hành hợp tác. Nhưng ông Johnston không tiết lộ chi tiết nội dung. Ngày 13 tháng 6, ông Johnston tham quan 1 tàu ngầm của Nhật Bản và bày tỏ rất vui mừng.
Tuy nhiên, bài báo cho rằng, Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản vẫn đứng trước những trở ngại tương đối lớn, nhất là trở ngại từ quy định của Hiến pháp Nhật Bản. Ông Johnson cho biết, Thủ tướng Nhật Bản sẽ mở đường cho giao dịch này, nhưng cũng cho biết, Australia còn đang tiếp xúc với công nghệ tàu ngầm của Pháp và Đức.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản chế tạo
Theo Giáo Dục
Xuất khẩu vũ khí hiện đại của Nga không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt Tất cả các hợp đồng với đối tác nước ngoài trong việc cung cấp vũ khí hiện đại, độ chính xác cao vẫn đạt số lượng lớn, mặc dù Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây, giám đốc công ty sản xuất vũ khí Nga cho biết. "Phần lớn những khách hàng của chúng tôi không ủng hộ cho những...