Liệu hai bạn có thể quay lại?
Chia tay đã lâu, nhưng bạn vẫn muốn biết mình còn có thể quay lại nữa không. Thử làm bài trắc nghiệm sau nhé!
1. Hai bạn đã chia tay được bao lâu rồi?
(*) Vừa mới đây nhất
( ) Hai tháng
(^) Một năm
(=) Đã lâu lắm rồi, vài năm chứ không ít
2. Sau khi chia tay, hai bạn vẫn liên lạc chứ?
(=) Có, lúc thì nói chuyện liên tục trong vài ngày, khi thì vài tháng chẳng hỏi han nhau một câu
(^) Bọn tớ không còn liên lạc, nhưng vẫn quan sát nhau âm thầm
(*) Không, chẳng liên lạc gì cả. Nói thêm nữa chỉ cãi nhau mà thôi
( ) Trò chuyện như bạn bè bình thường. Cả hai dù không còn gì nhưng vẫn xem nhau như bạn tốt
3. Lý do chia tay là gì nhỉ?
( ) Bất đồng một số quan điểm, và vài hoàn cảnh khách quan
(*) Do ghen tuông và ích kỉ mà ra
(=) Chán nhau
(^) Nghi ngờ người kia không chung thủy, giận dỗi vô cớ, xích mích lung tung
Video đang HOT
4. Trong khoảng thời gian quen nhau trước đây, hai bạn cảm thấy thế nào
(^) Đó thật sự là những kỉ niệm đẹp, nhưng nghĩ lại luôn thấy đau lòng
(=) Nhạt nhẽo. Quá bình yên nên bọn tớ không biết phải nói sao cả. Cả hai chưa thật sự đồng điệu
( ) Hạnh phúc. Bọn mình luôn dành tình cảm và yêu thương nhau hết mực. Khoảng thời gian đầu như trong mơ ấy
(*) Bên cạnh nhau, bọn mình luôn thấy tim đập rộn ràng, cứ như thuở ban đầu
5. Bạn nhận xét gì về những người bạn khác giới
(^) Những người có tính cách hợp với bạn, nói chuyện một thời gian bạn sẽ bị hớp hồn…
(=) Đẹp, xinh xắn là bạn rung động
(*) Họ hòa đồng, thân thiện và vui vẻ. Bạn không chú ý mấy đến ngoại hình của họ
( ) Cái đẹp làm bạn rung động nhưng tính cách mới giữ chân trái tim bạn lâu dài
6. Khoảng thời gian sau khi chia tay, bạn rút ra được điều gì (chỉ chọn 1 phương án chính xác nhất)
(=) Không ai nói trước được tương lai, cái gì đến rồi cũng sẽ phải đến
(*) Tình yêu không bao giờ đẹp và lung linh như ta tưởng
( ) Thời gian sẽ nói lên tất cả. Nếu thật sự là của nhau, thì sẽ quay trở về…
(^) Tình yêu đích thực chỉ đến 1 lần
7. Nếu có một người yêu bạn thật sự và chấp nhận chờ đợi bạn, trong khi bạn vẫn còn nghĩ về người cũ, liệu bạn có chấp nhận đến với người mới không?
(=) Chấp nhận. Chuyện cũ đã qua rồi. Dù có nhớ lại cũng chẳng ích lợi gì
(^) Sẽ làm phép so sánh, sẽ quan sát người mới lẫn người cũ để xem ai yêu mình thật lòng
(*) Đến với người mới để “thử lòng” người cũ
( ) Cư xử tốt với người mới, chờ đợi người cũ, không có quyết định rõ rệt. Thật sự trong thâm tâm bạn hiểu rõ, bạn không có cảm xúc với người mới
Và đây là kết quả
Nếu bạn chọn nhiều (*): “Hai bạn chia tay không lâu nên khả năng quay lại rất lớn, nhưng cũng có thể sẽ chia tay thêm một lần nữa nếu hấp tấp vội vàng. Thời gian chia tay chưa lâu lắm, hai bạn cũng chưa thật sự hiểu nhiều về nhau nên mâu thuẫn là điều hiển nhiên. Cảm xúc lúc ban đầu luôn rất mãnh liệt nên yêu thật nhiều mà giận hờn cũng thật lâu. Cả hai chưa có kinh nghiệm trong tình cảm, nên tốt nhất, nếu thấy còn cần nhau thì hãy cho nhau một cơ hội nữa và biết thông cảm cho nhau, còn không thì nên cho nhau thêm thời gian để chững chạc hơn nữa, đừng ràng buộc nhau để rồi tình cảm chẳng đi đến đâu cả.
Nếu bạn chọn nhiều ( ): “Vẫn còn cơ hội cho người trong cuộc quay lại. Thật ra, chỉ do hoàn cảnh khách quan và một số hiểu lầm nho nhỏ nên hai bạn lạc mất nhau trong một khoảnh khắc nào đó. Tính cách hai người hợp nhau, hiểu cho nhau và luôn nghĩ cho nhau, nên nếu quay lại, cả hai cũng sẽ rút kinh nghiệm và phấn đấu xây dựng lại tình cảm. Tương lai của hai bạn sẽ rất tươi sáng nếu hai bạn biết nắm bắt và củng cố. Đừng để mất nhau nữa nhé
Nếu bạn chọn nhiều (^): “Cảm xúc bây giờ của bạn chỉ là cảm giác xưa cũ, khi được tác động sẽ bùng lên mãnh liệt như lúc ban đầu, nhưng thực chất khoảng cách giữa hai bạn đã xa. Nếu quay lại, có thể bạn sẽ lại đau thêm lần nữa. Người xưa, đối với bạn, chỉ như một thói quen, và nếu quay lại, đôi khi những sai lầm cũ tiếp tục trùng lặp, và bạn cứ ở mãi trong vòng luẩn quẩn chẳng thể nào thoát ra được. Dứt được thì dứt luôn bạn ạ. Bật mí cho bạn là, một tình yêu mới sắp tìm đến bạn trong tương lai gần, nếu bạn chịu nắm bắt. Đừng vùi đầu vào những thứ xưa cũ để rồi tự hành hạ mình”
Nếu bạn chọn nhiều (=): “Đừng hi vọng cả hai quay lại nữa, đã quá xa và quá muộn để bắt đầu như cũ. Hai bạn không dành cho nhau, và mối quan hệ giữa cả hai đã vụn vỡ, đừng hy vọng vào bất kì điều gì. Đã từng có tình cảm với nhau, nhưng bây giờ quay lại, mọi thứ sẽ không còn như trước. Tình cảm đã nhạt và không còn cách nào cứu vãn nữa. Nếu cả hai có cảm thấy cô đơn, thì hay vì tìm đến nhau, hãy tìm đến một đối tượng khác. Vì hẳn các bạn cũng biết rằng, tình cảm và niềm tin các bạn dành cho nhau không nhiều, đó chỉ là cảm giác ảo mà thôi
Theo Muctim
Tuyển sinh năm 2011: Đâu là giải pháp mới?
Với mục tiêu tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả và thiết thực nên ngay sau khi mùa tuyển sinh 2010 kết thúc, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những dự định nhằm thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh năm 2011.
Những ý tưởng "kì lạ"
Tại hội nghị tổng kết năm học 2009-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết là thời gian tới sẽ tổ chức các cuộc hội thảo rộng rãi để tìm ra phương án tuyển sinh hợp lý. Một phương án mới mà Thứ trưởng Ga nêu ra là có thể chỉ tổ chức thi một lần với một số môn quy định. Theo Thứ trưởng Ga, nếu chỉ còn một đợt thi thì gánh nặng đối với gia đình và xã hội sẽ giảm đi.
Giải thích về ý tưởng này, Thứ trưởng Ga đưa ra ví dụ, các trường CĐ không nhất thiết phải thi mà chỉ lấy kết quả thi ĐH để xét tuyển hoặc hiện ĐH đang thi riêng các khối A, B, C, D, có thể sau này sẽ thi chung một khối với số môn thi tăng lên để thí sinh tự chọn. Như vậy, thay vì ba đợt thi như hiện nay thì chỉ cần một đợt thi để có kết quả xét tuyển vào tất cả các trường.
Mặc dù đây mới chỉ là ý tưởng trao đổi tại một hội nghị nhưng không ít các phương tiện thông tin đại chúng đã đồng loạt đưa tin và chính điều này đã khiến không ít người "bất ngờ".
Theo đánh giá của lãnh đạo của một trường ĐH tại Hà Nội thì hiện nay công tác tuyển sinh "3 chung" vẫn là giải pháp tốt. Phương thức tuyển sinh hiện nay các trường đều cho rằng là hợp lý. Lâu nay các trường chỉ than phiền đến việc "lỗ" tuyển sinh do số lượng hồ sơ ảo. Tuy nhiên với việc năm 2010, Bộ Tài chính đã cho phép thu tiền nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh ngay từ đầu thì vấn đề này cũng đã được giải quyết phần nào.
Cũng chung quan điểm, một cán bộ tuyển sinh lâu năm ở TPHCM chia sẻ: "Trước đây để tránh tình trạng thí sinh đỗ dồn về các thành phố lớn dự thi (đặc biệt là Hà Nội và TPHCM) nên Bộ GD-ĐT đã tách thành 3 đợt thi. Bên cạnh đó cũng nhằm giảm chi phí cho gia đình thí sinh và sự căng thẳng của xã hội nên quyết định thành lập 3 cụm thi Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ. Nếu bây giờ chúng ta phá vỡ kết cấu này thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải ở các địa phương có tổ chức thi và khi đó chỉ tăng thêm sự căng thẳng chứ không thể giảm được".
Cũng theo cán bộ tuyển này nếu tuyển sinh thay đổi theo hình thức này cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí phòng thi và đánh số báo danh bởi mức độ đề thi từng môn ở mỗi khối thi có sự chênh lệch. Chẳng hạn như đề thi toán khối A, B thường có mức độ khó hơn khối D...
Đổi mới theo phương pháp nào?
Theo lãnh đạo của ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội thì phương án tốt nhất là giao cho các trường tự chủ trong tuyển sinh bởi từng ngành đào tạo yêu cầu với những môn thi đặc thù, các trường sẽ có những phương thức thi phù hợp để lựa chọn được nguồn đầu vào đáp ứng ngành học đó.
"Trước đây chúng ta cũng đã từng giao cho các trường tự chủ tuyển sinh nhưng lại không quản lý được tính trung thực của các kì thi này. Chính vì thế mà giải pháp "3 chung" ra đời. Mặc dù tồn tại được 9 năm nhưng đến thời điểm này đây vẫn là phương án tối ưu nhất", lãnh đạo này cho biết.
Quan điểm của lãnh đạo này không phải là thiếu cơ sở bởi trong nhiều hội nghị tuyển sinh toàn quốc không ít ý kiến ca ngợi giải pháp này bởi nó giúp cho các trường bớt mệt mỏi và lo lắng. Đặc biệt là khâu ra đề. Bên cạnh đó với cải tiến thi trắc nghiệm các môn Hóa, Lý, Sinh và Ngoại ngữ nên kì thi cũng đảm bảo tính khách quan nhiều hơn.
Tuy nhiên với sự ra đời của khá nhiều các trường ĐH, CĐ nên đã khiến không ít các trường ngoài công lập lên tiếng đòi quyền tự chủ tuyển sinh bởi với ràng buộc điểm sàn việc tuyển đủ chỉ tiêu là rất khó khăn.
Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng khẳng định với báo chí, không thể bỏ được điểm sàn vì đây là điều kiện cần thiết để kiểm tra chất lượng đầu vào. Nếu bỏ điểm sàn thì tất cả thí sinh sẽ vào học ĐH, CĐ hết, rất khó kiểm soát chất lượng. Hiện nay, điểm sàn của Bộ đã tính toán đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Nói là thế nhưng trong mùa tuyển sinh năm 2010, mặc dù Bộ GD-ĐT đã nhân nhượng cho các trường kéo dài thời gian xét tuyển đến tận tháng 11 nhưng nhiều trường vẫn ngậm ngùi cay đắng đóng cửa không ít ngành đào tạo. Các trường đều cho rằng không có nguồn để tuyển nên cho dù có kéo dài thêm cũng chẳng vớt vát được gì.
Trong khi đó từ khi tuyển sinh "3 chung" đến nay thì chưa một lần điểm sàn rơi ra khỏi phạm vi từ 13-15 cho dù đề mỗi năm có sự chênh lệch tương đối lớn. Chính vì sự cứng nhắc và "cổ hủ" này khiến tình trạng tuyển sinh vài năm trở lại đây luôn xảy ra tình trạng "lách luật" để tuyển đủ chỉ tiêu.
Một chuyên gia tuyển sinh chia sẻ: "Kì thi "3 chung" đã tồn tại 9 năm, thi trắc nghiệm đã áp dụng được 4 năm nên đến lúc Bộ GD-ĐT cần tổ chức một cuộc đánh giá nghiêm túc để từ đó có những điều chỉnh hợp lý so với thời cuộc. Bộ cũng không nên cứng nhắc ấn định mức điểm sàn hàng năm trong phạm vi cố định để tránh việc gây khó khăn cho các trường. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến vấn đề "trừ điểm ngược" đối với môn thi trắc nghiệm khi chọn đáp án sai bởi trên thực tế với cách ra đề hiện nay thí sinh không biết gì cũng có thể kiếm 2,5 điểm từ môn thi trắc nghiệm".
"Đổi mới phương thức thi cử cần bắt nguồn từ sự so sánh thực tiễn đối với tính hiệu quả của giải pháp đang thực hiện chứ không phải là những ý tưởng chốc lát gây hoang mang cho dư luận", chuyên viên này nhấn mạnh.
Mặc dù các kì thi năm 2011 vẫn còn khá xa nhưng có lẽ Bộ GD-ĐT cần có những động thái tích cực đánh giá công tác tổ chức thi cử, tránh tình trạng "đổi" nhưng "không mới" như hiện nay.
Nguyễn Hùng
Theo Dân Trí
Du học hiệu quả nhờ Kaplan Higher Singapore Qua tìm hiểu từ các phụ huynh và du học sinh tại Singapore, chúng tôi đã tìm ra những thông tin chính xác và khách quan về việc du học tại một ngôi trường uy tín tại đây - Kaplan Higher Singapore. Nền giáo dục tiên tiến, một ngôi trường học có tính toàn cầu Kaplan Higher Singapore là thành viên của một...