Liệu Hà Nội có “đòi” được đất vàng từ tỉnh Điện Biên và Bộ Tài chính?
Gần 1.000 m2 “đất vàng” ở 49 Phan Bội Châu và 38 phố Thuốc Bắc ( quận Hoàn Kiếm) đang bị bỏ hoang. Tỉnh Điện Biên chưa đả động tới đề xuất của TP Hà Nội tại 49 Phan Bội Châu, còn Bộ Tài chính muốn cơ sở nhà đất tại 39 phố Thuốc Bắc thành quỹ nhà tái định cư.
Biệt thự Pháp bỏ hoang 20 năm
Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu ở 49 Phan Bội Châu (phường Cửa Nam, Hà Nội) do tỉnh Điện Biên quản lý có nguồn gốc là một tòa biệt thự Pháp hai tầng, diện tích đất rộng khoảng 560 m2. Tòa nhà này trước đây do tỉnh Lai Châu quản lý.
Kể từ năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, nhà khách này thuộc sở hữu của tỉnh Điện Biên.
Ông Nguyễn Hùng có nhà ngay sát vách Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu cho biết, từ những năm 1960-1970, nơi đây là nơi tiếp khách và nghỉ chân của cán bộ tỉnh Lai Châu (cũ) về Hà Nội làm việc. Sau đó, căn nhà này được giao cho một công ty của tỉnh Lai Châu (cũ) quản lý. Đến những năm 1990, do làm ăn không hiệu quả, công ty này không quản lý nhà 49 Phan Bội Châu nữa.
Nhà khách xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm không có người ở
Từ những năm 1990 đến nay, căn biệt thự nằm trên phố Phan Bội Châu này bị bỏ hoang, không có cả bảo vệ trông coi. Hơn 20 năm không có người ở, tòa biệt thự Pháp này bị xuống cấp hoàn toàn. Nơi đây hiện giờ không còn dáng dấp khang trang một thời của căn nhà từng được coi là Nhà khách Tỉnh ủy Lai Châu.
Bên ngoài căn Nhà khách Tỉnh ủy này, các cánh cửa gỗ vẫn còn những ổ khóa nhưng đã hoen gỉ và cánh cửa đã mục ruỗng, chỉ cần đẩy nhẹ là đổ. Những bức tường quanh tòa nhà rêu phủ kính, mốc xanh mốc đỏ, có thể dùng tay cậy từng mảng vôi, vữa.
Tầng hai của tòa nhà xuống cấp nghiêm trọng hơn tầng một. Các kết cầu bằng gỗ đã bị mối mọt nghiêm trọng, mái nhà bằng ngói đỏ cũng thủng lỗ chỗ.
Do căn nhà bỏ hoang nhiều năm, đã xuống cấp nghiêm trọng, nên ông Nguyễn Hùng và nhiều người dân (đi chung ngõ nhà 49) mong muốn sớm được nhà nước cải tạo. “Ngày nào đi qua đây chúng tôi cũng lo tường đổ, gạch ngói của tòa nhà rơi vào đầu”, ông Nguyễn Hùng lo lắng.
Video đang HOT
Trước những vấn đề trên, UBND TP Hà Nội cho biết, từ tháng 12/2017, TP đã có văn bản gửi UBND tỉnh Điện Biên đề nghị bàn giao lại cho TP quản lý, sử dụng để xây trường mầm non công lập phục vụ nhân dân và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân trong khu vực.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về đề nghị của UBND TP Hà Nội, sáng 12/11, ông Trần Văn Sơn – Bí thư Tỉnh ủy Điên Biên nói: “Chưa thấy anh em báo cáo về vấn đề này”.
Theo ông Sơn, tòa nhà này của tỉnh Lai Châu trước đây. “Bây giờ chúng tôi phải kiểm tra lại hiện trạng nó thế nào, trên cơ sở họp bàn tập thể thì mới quyết được. Nhưng nếu của nhà nước thì vẫn phải nhà nước quản lý”, ông Sơn nêu quan điểm chung.
Đất vàng biến thành nhà kho, nơi để xe
Cử tri phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm) cũng đề nghị TP Hà Nội lấy khu đất tại 38 phố Thuốc Bắc để làm trường học. Nằm trên khu đất rộng hơn 300 m2 này là một tòa nhà 7 tầng và từng là trụ sở của Kho bạc quận Hoàn Kiếm. Từ năm 2017, đơn vị này chuyển đi nơi khác.
Sáng 12/11, cửa chính của căn nhà 7 tầng năm trên phố Thuốc Bắc bị khóa chặt nhưng cửa phụ vẫn mở để cho xe máy ra vào sân của tòa nhà. “Khoảng từ tháng 7/2017, Kho bạc quận Hoàn Kiếm chuyển đi nơi khác. Nơi đây biến thành bãi trông giữ xe và được người dân thuê làm nhà kho. Tôi thấy rất lãng phí, nhà nước nên thu hồi sớm để sử dụng đúng mục đích”, ông Nguyễn Hân – người dân sống cạnh nhà 38 phố Thuốc Bắc nói.
Cử tri quận Hoàn Kiếm muốn xây trường học tại địa chỉ 38 phố Thuốc Bắc
UBND TP Hà Nội từ tháng 9/2017 cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước xem xét có văn bản điều chuyển cơ sở nhà đất tại số 38 phố Thuốc Bắc về TP để giao cho UBND quận Hoàn Kiếm quản lý xây dựng trường Mẫu giáo 1/6.
Đến tháng 5/2018, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội trong đó có nội dung chuyển giao cơ sở 38 Thuốc Bắc cho UBND TP Hà Nội quản lý, bố trí làm quỹ nhà, đất hỗ trợ tái định cư cho một số hộ dân tại số 30 Cát Linh khi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng trụ sở kho bạc Nhà nước tại 32 Cát Linh.
Ngày 14/9, trên cơ sở chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Tài chính đã làm việc cùng liên ngành và thống nhất báo cáo TP có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh phương án điều chuyển trụ sở làm việc cũ của Kho bạc Nhà nước quận Hoàn Kiếm tại số 38 Thuốc Bắc về TP để giao quận Hoàn Kiếm tiếp nhận, quản lý để xây dựng trường Mẫu giáo 1/6 nhằm đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư.
Quang Phong
Theo Dantri
TP.HCM: 5 cán bộ bị kỷ luật vì vụ chung cư "mọc" thêm tầng
Chiều 5.11, lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, 5 cán bộ, công chức của quận Tân Bình (TP.HCM) đã bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách. Những người này liên quan đến sai phạm của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM, quận Tân Bình đã kiểm điểm và xử lý kỷ luật 5 cá nhân có liên quan đến sai phạm tại Dự án Tổ hợp nhà ở - nhà xã hội Tân Bình Apartment tại số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình.
Ngày 22.10, ông Châu Văn La - Chủ tịch UBND quận Tân Bình ký công văn gửi Sở Nội vụ TP.HCM báo cáo việc kiểm điểm, xử lý tập thể và những cá nhân có liên quan. Báo cáo kèm theo danh sách 5 cán bộ, công chức bị kỷ luật hình thức khiển trách bao gồm: Ông Đoàn Ngọc Khanh - Phó chủ tịch UBND phường 15; ông Nguyễn Tấn Trung - công chức địa chính, xây dựng, môi trường phường 15; ông Đặng Hoài Phương - nguyên Đội trưởng, ông Nguyễn Văn Quân - Phó đội trưởng và ông Hà Tấn Tới - công chức Đội quản lý trật tự đô thị phường 15.
Đối với lãnh đạo quận Tân Bình, Sở Nội vụ chủ trì kiểm điểm nhưng đang trình UBND TP xem xét quyết định theo thẩm quyền.
Trong nhiều năm, người dân mua nhà Dự án Tân Bình căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Cũng liên quan tới sai phạm tại Dự án Tổ hợp nhà ở - nhà xã hội Tân Bình, ngày 25.10, Sở Nội vụ TP có công văn gửi Sở Xây dựng về việc nhắc gửi báo cáo và hồ sơ việc kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan. Công văn nêu rõ: "Ngày 4.10.2018, Sở Nội vụ chủ trì họp kiểm điểm theo chỉ đạo về nội dung trên tại Sở Xây dựng nhưng đến nay Sở Xây dựng vẫn chưa hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Nội vụ theo quy định. Sở Nội vụ đề nghị Sở Xây dựng căn cứ kết quả cuộc họp ngày 4.10.2018 khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Sở Nội vụ trước ngày 29.10.2018 để có cơ sở báo cáo cho Thanh tra TP tổng hợp".
Mặc dù vậy, đến chiều ngày 5.11.2018, trong buổi làm việc với phóng viên, lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo của Sở Xây dựng.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 3763/UBND-NCPC về việc xử lý các kết luận liên quan đến Dự án Tổ hợp nhà ở - nhà xã hội Tân Bình Apartment.
Dự án Tổ hợp nhà ở - nhà xã hội Tân Bình Apartment trước đây được phân phối độc quyền qua hệ thống Siêu thị dự án Bất động sản STDA. Chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 2 tầng so với giấy phép xây dựng và xây bít một ô thông tầng, một tầng mái để tạo thêm hai tầng nữa, tăng thêm 28 căn hộ; bán hàng khi chưa đủ điều kiện theo quy định...
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình (Công ty Tân Bình) bị phạt 1,64 tỷ đồng; bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng.
Công ty Tân Bình bị phạt 1,64 tỷ đồng; bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 12 tháng, đình chỉ hoạt động xây dựng 6 tháng.
Ngoài ra, UBND TP.HCM còn thu hồi, hủy bỏ công văn số 6613/UBND-ĐT ngày 18.11.2016, về điều chỉnh chức năng và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, đối với Dự án 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình.
Liên quan đến trách nhiệm các sở ngành, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức của 3 đơn vị theo Kết luận thanh tra số 20/KL-TTTP-P1 ngày 3.7.2018 của Thanh tra Thành phố.
Sở Xây dựng phải kiện toàn tổ chức đơn vị, hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra sở, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém về phẩm chất, năng lực, chú ý luân chuyển để phòng ngừa tiêu cực.
Lưu ý lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc cho phép điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch cục bộ trên địa bàn thành phố. Sở tham mưu đề xuất tính cần thiết về việc xây dựng quy chế phối hợp trong công tác điều chỉnh quy hoạch cục bộ, để đảm bảo tính đồng bộ của quy hoạch chung trên toàn địa bàn, tránh tự điều chỉnh tùy tiện...
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế TP.HCM kiểm tra việc chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với dự án.
Chủ tịch UBND quận Tân Bình phải chịu trách nhiệm tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với vi phạm của các cán bộ, công chức theo Kết luận thanh tra số 20.
Thành phố đồng ý cho chủ đầu tư tự tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm theo kế hoạch, phương án được UBND quận Tân Bình phê duyệt và giám sát. Nếu chủ đầu tư không cam kết, hoặc hết thời gian cam kết tự tháo dỡ mà chủ đầu tư không tự tháo dỡ, hoặc cố tình chây ì, thì UBND quận Tân Bình tổ chức cưỡng chế phá dỡ toàn bộ phần công trình sai phạm.
Sau khi chủ đầu tư nghiêm chỉnh chấp hành toàn bộ các quyết định xử phạt hành chính có liên quan, hoàn thành công việc tháo dỡ công trình sai phạm mới cho phép tiến hành các thủ tục điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch theo quy định.
Theo Danviet
TP.HCM: Sẽ sớm cho doanh nghiệp ứng tiền thuê dịch vụ chống ngập Đại diện Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm chống ngập) cho biết đã có văn bản báo cáo UBND TP việc chưa tạm ứng tiền cho Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung để vận hành máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Tại buổi họp báo trưa 1.11, trước nhiều câu...