Liệu có nên đánh cược với số phận
Em đã giấu cả nhà suốt 5 năm nay để yêu anh. Mỗi lần nghĩ đến những lời nói của bố mẹ, em cảm thấy thực sự có lỗi, nhưng em lại không thể bỏ được anh ấy, phần vì em yêu quá nhiều, phần vì em là niềm hy vọng, là động lực để anh ấy cố gắng.
Nghe lời bố mẹ để có một tương lai nhiều hy vọng hay cứ yêu anh để cá cược ván bài số phận?
Xin chào tất cả mọi người….
Sau khi theo dõi và lắng nghe rất nhiều tâm sự của các anh, chị và các bạn. Có nhiều chuyện tình đẹp mà buồn khiến em như tìm thấy chính bản thân mình trong đó, câu chuyện của em có thể nói như là vấn đề muôn thuở rồi, khi mà chúng em yêu và gia đình 2 bên cùng ngăn cản. Khi mới biết chuyện bố mẹ em đã phản đối gay gắt vì bố mẹ em muốn em tập trung học.
Như 1 vòng luẩn quẩn chúng em lại quay lại và từ đó đến nay đã được 5 năm (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Còn gia đình anh ý thì phản đối vì chuyện vai vế, cho rằng 2 gia đình có quan hệ họ hàng gì đó như không phải là gần lắm. Và rồi chúng em chia tay nhau, nhưng như 1 vòng luẩn quẩn chúng em lại quay lại và từ đó đến nay đã được 5 năm. Trong khoảng thời gian đó em đã không ít lần đòi chia tay chỉ vì sợ 2 gia đình phát hiện. Và mỗi lần như vậy anh ấy lại lao vào những cuộc chơi, những lần say và tìm đủ mọi cách để liên lạc với em, em cắt hết liên lạc thì anh ấy lại nhờ bạn bè nói giúp.
Và cứ biết mỗi lần anh ấy tự hành hạ bản thân như vậy lòng em đau lắm. Em nghĩ vì mình mà anh ấy thành một con người khác, mất phương hướng và sa đọa và rồi vì tình yêu, vì yếu đuối em lại quay lại hết lần này tới lần khác. Em ở bên anh ấy chia sẻ với anh ấy những lúc anh ấy thê thảm nhất, lúc mà trong tay anh ấy chẳng có gì cả. Em vẫn yêu, vẫn lao đầu vào mặc kệ lời mọi người nói về anh ấy. Nhiều khi em thấy mình thật ngu ngốc, em đã lừa dối gia đình, bất chấp sự phản đối để yêu anh- một người không có tương lai, công việc thì không ổn định.
Trong khi em là niềm hy vọng của bố mẹ, em có cả 1 tương lai đang mở ra phía trước, bố em dự định sẽ xin cho em vào 1 cơ quan nhà nước sau khi em ra trường, mẹ thì mong em sẽ lấy một người chồng tốt và phù hợp với mình. Nhưng không ai ngờ rằng, em đã giấu cả nhà suốt 5 năm nay để yêu anh. Mỗi lần nghĩ đến những lời nói của bố mẹ, em cảm thấy thực sự có lỗi, nhưng em lại không thể bỏ được anh ấy, phần vì em yêu quá nhiều, phần vì em là niềm hy vọng, là động lực để anh ấy cố gắng.
Em không muốn làm mất đi điều đó dù tương lai phía trước rất mờ mịt và chúng em khó có thể được cưới nhau. Anh ấy thì luôn nói rằng chỉ cần có em, anh ấy sẽ cố gắng làm tất cả, nhưng cứ mỗi lần 2 đứa cãi nhau. Anh ấy lại như mất phương hướng, không giữ được lập trường và lại chơi, lại chìm mình vào men rượu. Em ngốc lắm phải không? Tại sao em lại yêu điên dại một người như thế chứ? Em phải làm gì đây? Nghe lời bố mẹ để có một tương lai nhiều hy vọng hay cứ yêu anh để cá cược ván bài số phận?
Theo VNE
Tin vào nước mắt...
Năm 2007, qua một người bạn tôi được biết N. Tôi thật lòng ngưỡng mộ và mong muốn được chia sẻ câu chuyện về tình mẫu tử của em, như chia sẻ một ngọn lửa yêu thương trong đời sống này.
N. kể với tôi: H., bạn gái cùng phòng trọ của cô trót lỡ với người yêu, anh ta nhất mực chối bỏ, bố mẹ H. nhục nhã vì con gái chửa hoang đã đuổi cô ra khỏi nhà với cái bụng lùm lùm. Thương cảm H. bơ vơ, lại nghĩ nếu bỏ hài nhi đã tượng hình thì quá ác nghiệt, N. thuyết phục bạn giữ con, cô nhịn ăn nhịn mặc cho H. dưỡng thai. Ngày H. sinh con, không có tiền, H. lại phải sinh mổ, vết khâu be bét. H. đau thê thảm nằm đó, mẹ H. nghe N. năn nỉ cũng đến bệnh viện, nhưng bà chỉ rủa xả chì chiết con gái, không đánh mắt ngó đứa cháu một lần. Sau sinh, suốt bốn ngày H. không ăn, cũng không cho con bú, chỉ cắn chặt răng quay mặt vào tường khóc, N. phải bế đứa bé khắp bệnh viện xin bú nhờ.
Rồi một buổi N. đi học về, thấy cháu bé đang gào khóc khản đặc trong phòng trọ. Chỉ có mảnh giấy vứt lăn lóc trên bàn, chữ của H.: "Em không nuôi được con. Chị đưa cháu vào trại S.O.S hộ em!". N. 23 tuổi, quyết định làm mẹ của đứa bé bị bỏ rơi. Để có tiền nuôi bé, N. lao động gần như khổ sai: hàng ngày cô dậy từ 3g sáng, chẻ củi, nhóm lò thuê, rồi rửa bát, bưng bê. Tối, N. đi làm gia sư, dọn nhà, tắm táp, giặt giũ thuê cho những gia đình có người ốm liệt. Hàng tháng trời, thức ăn thường xuyên của N. là mì tôm loại không vỏ 6.000đ/ký. N. nói: "Em gần như chỉ thiếu mỗi nước đứng đường để nuôi con". Có nhiều người đàn ông đến tìm hiểu N., thấy cô vừa nói chuyện vừa ôm con nhỏ đang bú bình, họ lặng lẽ rút lui...
Tôi nhớ mình đã khóc như mưa ở cái quán cóc xập xệ mà N. hẹn gặp, bên cạnh là bé gái bốn tuổi ngồi ăn gói xôi khô khốc mà người mẹ mua vội. N. thì xanh xao gầy mòn. Cô nói với tôi: "Nếu có thể đánh đổi bất cứ thứ gì để con không biết mình đã ra đời bi thảm như thế nào - em cũng đổi. Em nghèo khó, chỉ có một mái nhà an lành cho con. Em sẽ cố gắng để con bé có một tuổi thơ không tủi thân". Sau khi bài báo in ra, BTV Kim Ngân của chương trình truyền hình "Người xây tổ ấm" đã xin tôi địa chỉ để tìm N. Sau đó, VTV có một talk show về chuyện làm mẹ của cô gái ấy, khán giả xem chương trình cũng rơi nước mắt, giống như tôi. Chừng vài tháng sau, tôi tình cờ biết đứa bé ấy là con ruột của N., vợ chồng cô trục trặc trong hôn nhân, và cô bế con gái ra khỏi nhà chồng, đòi ly thân. Không biết vì lý do nào mà N. đã bịa ra một câu chuyện phi thường như thế?
Mấy hôm nay, sự cố "Điều ước thứ 7" với câu chuyện tình yêu của chàng trai hát rong cùng cô gái mù (mối tình đẹp như cổ tích, sau đó vỡ lở trong một sự thật ê chề là chàng trai đã có vợ con chính thức), khiến tôi nhớ lại N. Nếu vào năm 2007, cái gọi là "mạng xã hội" và đám đông có tên là "công dân mạng" mà có uy lực đáng sợ như bây giờ - biết đâu tôi và ê kíp "Người xây tổ ấm" cũng đã bị kết tội là bịa đặt, lừa đảo, câu nước mắt!
Ảnh: Đặng Hồng Kỳ
Đạo diễn Hải Đăng của "Điều ước thứ 7" có nói: "Chúng tôi muốn điều tốt được chia sẻ đến mọi người. Chương trình sẽ không có ý định tìm ra ai là người nói dối, ai là người sai trong vụ việc này... Nếu bản thân họ (nhân vật) có lỗi lầm, thì họ cũng đã rất day dứt trong những ngày qua rồi". Và đó chính là lý do mà hơn bảy năm trước, tôi đã không tìm gặp N. để hỏi "vì sao em lại kể một câu chuyện không có thật với chị?". Hẳn là N. đã day dứt, đến mức sau đó cô chuyển chỗ ở, và những gói quà từ thiện từ độc giả nhờ chúng tôi gửi đến cô đã bị bưu điện trả lại văn phòng báo Phụ Nữ. Đối diện với sự trung thực của chính cô thế nào là chuyện riêng của N., tôi nghĩ mình không có quyền khoét thêm để nỗi hổ thẹn của N. phải trở thành một vết ô nhục suốt đời. Và hơn hết, cần một sự im lặng vì cháu bé con của N.
Tôi không tiếc nước mắt đã khóc cho N.; cũng không tiếc nước mắt đã chảy khi nghe cô gái mù thổ lộ "tình yêu của anh ấy đủ là ánh sáng cuộc đời em", khi được xem chàng trai hát rong dìu đỡ người phụ nữ mỏng manh của anh trên đường mưu sinh với sức mạnh của một trái tim phi thường. Bởi vì giây phút ấy, tôi đã được tin vào tình yêu thuần khiết, được tin rằng lòng yêu thương là phép màu duy nhất có thật trong đời sống này. Bởi vì giây phút ấy, tôi đã rưng rưng biết ơn, khi mình được sống một cuộc sống bình thường, mình không bị ruồng bỏ và chưa bao giờ phải đặt chân ở chấm đường cùng...
Thà rằng yêu lầm. Thà rằng mù quáng còn hơn tôi phải đem lòng nghi ngờ tất cả những gì tử tế quanh mình. Biết đâu, với N. hay "cặp vợ chồng" hát rong kia - câu chuyện bịa ra ấy chính là giấc mơ nồng ấm và huy hoàng nhất trong cuộc đời khốn khổ của họ. Ở giấc mơ đó, họ được chở che và thương yêu một số phận khác, với vô hạn hy sinh và trìu mến - điều mà có thể trong sự thực, số phận chưa bao giờ dành cho họ. Và tin vào nước mắt, thì có gì là sai?
Theo PNO
Lấy anh tôi sợ mình đánh bạc với số phận Anh có ý định xây dựng gia đình với tôi nhưng tôi không biết có nên giao cuộc đời mình cho anh không, tôi thật sự thấy không an toàn chút nào. Nếu không cẩn thận, cái giá phải trả là hạnh phúc của đời tôi. ảnh minh họa Tôi là tác giả bài viết "Bạn trai thay đổi thái độ liên tục",...